Hội nhập quốc tế về thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại của tỉnh phú thọ (Trang 83 - 86)

Hiện nay, nước ta đã tham gia vào nhiều hiệp định thương mại, điều này rất có ý nghĩa bởi nó thể hiện được sự thiện chí, cởi mở của Việt Nam đối với sự giao lưu thương mại với các quốc gia trên thế giới. Theo đó, các nước sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do.Chúng ta cần tính

toán kỹ giữa mặt thuận lợi và không thuận lợi, thời cơ và thách thức, năng lực trong nước và quốc tế trong đàm phán để đảm bảo nếu ký kết sẽ đem lại lợi ích quốc gia cao nhất; tạo cơ hội mới cho phát triển kinh tế – xã hội, nhất là xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. Việt Nam đã ký kết 11 hiệp định thương mại và trong quá trình đàm phán 5 hiệp định khác.

Bảng 4.14. Các hiệp định thương mại Việt Nam đã ký kết và các hiệp định đang trong quá trình đàm phán

STT Hiệp định Ngày kí Các quốc gia thành viên Thời điểm

có hiệu lực I. Các hiệp định đã ký kết 1 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) 28/01/1992 Gồm 10 nước Asean: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam 01/01/1993 2 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc 4/11/2002

10 nước ASEAN và Trung

Quốc 01/01/2010 3 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Ấn Độ 8/10/2003 10 nước ASEAN và Ấn Độ 01/01/2010 4 Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản 8/10/2003 10 nước ASEAN và Nhật Bản 01/12/2008 5 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Hàn Quốc 13/12/2005 10 nước ASEAN và Hàn Quốc 06/2007 6 Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản 35/12/2008 Việt Nam, Nhật Bản 01/10/2009 7 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Úc/ 27/02/2009 10 nước ASEAN, Úc và New Zealand 01/01/2010

New Zealand 8

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Chile

11/11/2011 Việt Nam, Chile 01/01/2014

9

Khu vực mậu dịch tự do Việt Nam – Hàn Quốc

5/5/2015 Việt Nam, Hàn Quốc 20/12/2015

10 Liên minh kinh tế

Việt Nam – Á Âu 29/5/2015

Việt Nam, Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan

5/10/2016

11

Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP

4/2/2016

Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Úc, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia, Việt Nam Các bên đang tuân theo các thủ tục thích hợp trong nước để phê chuẩn hiệp định

II. Các hiệp định trong quá trình đàm phán

12

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU

Kết thúc đàm phán vào

02/12/2015

Việt Nam và các nước thành viên Liên minh châu Âu Đã kết thúc đàm phán nhưng chưa kí kết 13 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EFTA

Bắt đầu đàm phán từ 5/2012

Việt Nam, Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein

Đang đàm phán

14

Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP

Bắt đầu đàm phán từ 9/5/2013

10 nước ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc, New Zealand Đang đàm phán 15 Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Hong Kong Bắt đầu đàm phán từ 7/2014

10 nước ASEAN và Hong Kong

Đang đàm phán

16

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Israel

Bắt đầu đàm phán từ 02/12/2015

Việt Nam, Israel Đang đàm phán

Hội nhập về thương mại mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng rất nhiều thách thức, sản phẩm của Việt Nam có thể xuất khẩu đi nhiều nước hơn nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng phải chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các nước khác không chỉ ở thị trường ngoài nước mà ngay tại thị trường nội địa cũng rất khó khăn. Điều này đòi hỏi các thành phần kinh tế phải nâng cao chất lượng sản xuất, dịch vụ, hoàn thiện các cơ chế phù hợp để đáp ứng yêu cầu cao của các nước phát triển, cũng như cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài ngay tại thị trường trong nước.

Không đứng ngoài sự hội nhập đó, tỉnh Phú Thọ cũng đang nỗ lực phối hợp với nhà nước để giúp đỡ các doanh nghiệp mở rộng thị trường, tận dụng các lợi ích kinh tế để đưa các sản phẩm của tỉnh đến gần hơn với khách hàng quốc tế. Do đó, công tác Xúc tiến thương mại ngày càng phải thể hiện rõ vai trò và vị trí của mình. Hoạt động XTTM vì thế cần phải nâng cao cả về chất và lượng, triển khai phối hợp nhiều biện pháp cả trong và ngoài nước nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác XTTM.

Để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tận dụng cơ hội đem lại từ các FTA, Sở Công Thương cần triển khai nhiều hoạt động XTTM thiết thực, chú trọng các hoạt động nhằm khai thác, mở rộng những thị trường Việt Nam đã ký và đang đàm phán FTA. Cụ thể, tập trung hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu ra thị trường nước ngoài bằng các hoạt động: Tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm chuyên ngành tại nước ngoài, tổ chức đoàn giao dịch thương mại giúp duy trì kim ngạch xuất khẩu tại các thị trường trọng điểm, mở rộng thị trường xuất khẩu tại các thị trường mới, thị trường tiềm năng. Phối hợp các cơ quan, tổ chức liên quan và các tập đoàn đa quốc gia đưa hàng Việt vào hệ thống siêu thị quốc tế: Tổ chức Tuần hàng Việt Nam trong hệ thống siêu thị tại Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại của tỉnh phú thọ (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)