Công tác phối hợp, liên kết trong đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật bắc ninh (Trang 96 - 97)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.3.Công tác phối hợp, liên kết trong đào tạo

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đào tạo nghề

4.2.3.Công tác phối hợp, liên kết trong đào tạo

Công tác phối hợp liên kết là một trong những yếu tố ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng đào tạo. Trong bối cảnh của sự hội nhập ngày càng sâu sắc và toàn diện của nước ta với các nước trên thế giới và khu vực, đặc biệt sau khi nước ta gia nhập WTO. Việc đào tạo nguồn nhân lực không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn tham gia vào việc phân công lao động và hợp tác quốc tế... Từ đó cần thiết phải tạo sự liên kết ngày càng chặt chẽ và toàn diện với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là các cơ sở đào tạo có trình độ khoa học công nghệ và có các ngành khoa học mới. Sự liên kết ấy không chỉ là các cơ sở đào tạo với nhau mà còn có sự liên kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, với các đoàn thể xã hội để có thể mở rộng, không chỉ là tầm nhìn mà còn tạo ra các kênh thông tin thông thoáng để thu nhận những kiến thức mới. Với những thành tựu khoa học và kỹ thuật của các nước công nghiệp hiện đại là thành quả của nhân loại, và những nước chậm phát triển như nước ta cần phải nhanh chóng tiếp thu, kế thừa trong sự phát triển.

Đối với chất lượng đào tạo nghề hiện nay, có một thực tế tồn tại lâu nay đó là: Lao động cần việc làm nhưng khó xin việc vì thiếu tay nghề chuyên môn. Doanh nghiệp cần lao động nhưng không tuyển dụng được vì lao động thiếu năng lực thực hành. Trường dạy nghề vắng học trò vì đào tạo không gắn với nhu cầu sử dụng... Đây chính là một vòng luẩn quẩn mà nguyên nhân của nó bắt nguồn từ sự thiếu gắn kết giữa các cơ sở dạy nghề với đơn vị sử dụng lao động.

Thiếu sự hợp tác giữa các cơ sở đào tạo với các đơn vị sử dụng; Với nhiều nước kinh tế phát triển, các trường dạy nghề đa số đều nằm trong các doanh nghiệp và mang lại hiệu quả rất cao. Ngoài ra, mô hình doanh nghiệp cử người đi đào tạo (trừ một số doanh nghiệp phải đào tạo lại, đào tạo bổ sung) tại các cơ sở đào tạo hoặc liên kết với các cơ sở này trong việc đào tạo nguồn nhân lực của Bắc Ninh hiện nay là ít xảy ra, một phần do năng lực đào tạo của các cơ sở còn hạn chế, chưa tạo được lòng tin với các doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân căn bản dẫn đến tình trạng lao động đã qua đào tạo nhưng thiếu kiến thức thực tế, năng lực hành nghề không cao. Người học chủ yếu chỉ được học trên lý thuyết mà ít được tiếp xúc với các công cụ thực hành và không có sự kèm cặp và truyền đạt kinh nghiệm của các "giáo sư thực hành" là đội ngũ thợ lành nghề bậc cao.

Cũng do sự thiếu hợp tác giữa các cơ sở đào tạo với các đơn vị sử dụng dẫn đến tình trạng lao động làm việc ở các lĩnh vực trái với chuyên ngành đào tạo diễn ra phổ biến. Theo kết quả điều tra, có đến trên 20% (Bảng 4.13)số lao động trong các doanh nghiệp không sử dụng đúng chuyên ngành được đào tạo. Việc này có thể lý giải có nguyên nhân từ việc cơ cấu đào tạo của chúng ta chưa gắn với nhu cầu sử

85

dụng lao động trong các doanh nghiệp. Ngoài ra, có thể thấy các kiến thức đào tạo trong các ngành là khá chung chung nên việc chuyển đổi từ công việc này sang công việc khác cũng là chuyện thường xảy ra.

Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh có nhiều mối liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo trong nước, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các liên kết giúp tạo ra giá trị cộng đồng, giao lưu giữa học sinh, sinh viên. Các liên kết giữa các cơ sở đào tạo sẽ giúp cho học sinh, sinh viên có cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai và đặc biệt khi liên kết với các cơ sở của nước ngoài học sinh, sinh viên có cơ hội tiếp xúc với môi trường quốc tế làm thay đổi tầm nhìn và tư duy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật bắc ninh (Trang 96 - 97)