Trình độ tay nghề của đội ngũ CBGV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật bắc ninh (Trang 97 - 98)

TT Trình độ tay nghề Số lượng GV (người) Tỉ lệ (%)

1 Chưa xếp bậc 0 0 2 Bậc thợ 3/7 20 27,8 3 Bậc thợ 4/7 23 31,9 4 Bậc thợ 5/7 15 20,8 5 Bậc thợ 6/7 14 19,5 6 Bậc thợ 7/7 0 0 Tổng số 72 100 Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính (2015) download by : skknchat@gmail.com

86

4.2.4.2.Nghiệp vụ sư phạm

Nghiệp vụ sư phạm của đội ngữ GV nhà trường là một trong những điểm yếu lớn nhất hiện nay. Ngoại trừ một số GV được đào tạo từ các trường sư phạm kỹ thuật có nghiệp vụ sư phạm tương đối tốt, trong đó có số ít GV trẻ đã áp dụng các phương pháp giảng dạy mới có hiệu quả, nhưng đa số vẫn giảng dạy theo phương pháp truyền thống dùng phấn bảng. Số GV còn lại được đào tạo chuyên ngành ở các trường kỹ thuật, kinh tế khác khi về trường công tác đều không có hoặc có rất ít kiến thức về nghiệp vụ sư phạm, sau khi được tiếp nhận vào thì nhà trường mới đưa đi học nghiệp vụ sư phạm cấp 1 hoặc cấp 2, chứng chỉ sư phạm dạy nghề do Tổng cục dạy nghề đào tạo. Đối với những GV này mặc dù được học nghiệp vụ sư phạm nhưng trình độ sư phạm của họ cũng còn nhiều yếu kém và hạn chế.

Như vậy, ta có thể nhận định rằng nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ GV nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo hiện nay, đặc biệt là trong hoạt động đào tạo nghề điện của nhà trường có rất nhiều thiết bị có cấu tạo phức tạp nên đội ngữ GV sẽ rất khó khăn trong việc mô phỏng, phân tích và trình bày bài giảng, dẫn đến hiệu quả đào tạo còn nhiều hạn chế. Theo số liệu thống kê của Phòng đào tạo nhà trường thì trình độ sư phạm của đội ngũ GV được thể hiện trong bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật bắc ninh (Trang 97 - 98)