Mẫu điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật bắc ninh (Trang 55 - 61)

STT Chỉ tiêu Số lượng Ghi chú

1 Người sử dụng lao động 5 DN tỉnh ở Bắc Ninh

2 Cán bộ quản lý: 9

- Cấp trường 03 Ban Giám Hiệu

- Cấp khoa 06 Trưởng, phó phòng khoa

3 Giáo viên: 32

- Chuyên ngành 22 Kđiện – ĐTử, Kinh tế - CNTT

- Không chuyên ngành 10 Khoa Cơ bản

4 HSSV đang học tại trường: 52

- Hệ cao đẳng 32 Khoa Điện - Điện tử

- Hệ trung cấp 20 Khoa Công nghệ Ô tô

5 HSSV đã tốt nghiệp: 22 - Hệ cao đẳng - Hệ trung cấp 12 10

Khoa Công nghệ Cơ khí Khoa Kinh tế - CNTT,

Tổng cộng 120

* Chú giải

- Những doanh nghiệp được điều tra là những doanh nghiệp uy tín trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

- Cán bộ Quản lý là Ban giám hiệu, Trưởng phó phòng khoa

- Cách chọn Giáo viên, học sinh đang học tại trường, đã tốt nghiệp là chọn ngẫu nhiên

3.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Các chỉ tiêu, tiêu chí thống kê được tính toán để mô tả thực trạng đào tạo nghề. Đồng thời trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê có thể phản ánh một cách đầy đủ và khách quan tình hình chất lượng đào tạo nghề.

43

3.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh

Phương pháp này giúp thấy được tốc độ phát triển của các hiện tượng nghiên cứu qua các giai đoạn khác nhau

-So sánh dãy số theo thời gian: Dùng phương pháp so sánh này để thấy được các biến động tăng hoặc giảm của các chỉ tiêu nghiên cứu qua các năm

-So sánh theo không gian: với các số liệu thu thập được ta có thể so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu giữa trường Cao đẳng Nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh và các trường dạy nghề lân cận có cùng điều kiện tự nhiên văn hóa xã hội để thấy rõ các tác động của đào tạo nghề.

3.2.3.3. Phương pháp chuyên gia

Là phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các chuyên gia như các chuyên gia trong lĩnh vực GD - ĐT; các nhà nghiên cứu về hoạt động đào tạo nghề; các thầy giáo, cô giáo,... qua đó nắm bắt được các thông tin, các cơ sở lý luận và nắm được thực trạng của vấn đề nghiên cứu.Từ những đánh giá nhận xét của các chuyên gia là cơ sở rút ra phương hướng nghiên cứu và kết luận có tính khoa học.

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1. Các chỉ tiêu thể hiện năng lực của cơ sở đào tạo

* Chỉ tiêu thể hiện năng lực của đội ngũ giáo viên: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất, trình độ chuẩn và kỹ năng nghề theo quy định về chuẩn giáo viên dạy nghề, trong đó:

- Tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáoviên

TLhs/gv = TSHS/ TSGV Trong đó: TLhs/gvTỷ lệ số học sinh trên 1 giáoviên

TSHS : Tổng số học sinh TSGV: Tổng số giáo viên

Tỷ lệ này phản ánh số lượng giáo viên cần thiết cho công tác đào tạo của trường. Hiện tại Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tỷ lệ quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên.

44

- Tỷ lệ giáo viên cơ hữu

TLGVCH=SGVCH/TSGV

Trong đó: TLGVCH : Tỷ lệ giáo viên cơ hữu SGVCH: Số giáo viên cơ hữu TSGV: Tổng số giáo viên

Tỷ lệ này phản ánh số số giáo viên hiện có của nhà trường tham gia trực tiếp vào công tác giảng dạy, theo quy định tỷ lệ này ít nhất là 70% đối với trường Cao đẳng nghề công lập và đảm bảo có giáo viên cơ hữu cho từng nghề đào tạo.

- Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn

TLgvđc = SGVĐC/ TSGV (%)

Trong đó: TLgvđc: Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn

SGVĐC: Số giáo viên đạt chuẩn TSGV: Tổng số giáo viên

Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn thể hiện trình độ và chất lượng của giáo viên Nhà trường. Tỷ lệ này càng cao càng thể hiện được năng lực đào tạo của đội ngũ giáo viên Nhà trường.

* Chỉ tiêu thể hiện năng lực cơ sở vật chất - Diện tích phòng học lý thuyết:

DTCHLT = DTLT/TSHS (m2) Trong đó: DTCHLT : Diện tích 1 chỗ học lý thuyết

DTLT : Tổng diện tích phòng học lý thuyết TSHS : Tổng số học sinh của trường

Chỉ tiêu này phản ánh diện tích phòng học lý thuyết cần thiết để phục vụ cho công tác đào tạo, theo quy định tối thiểu 1,5 m2/chỗ học lý thuyết

- Diện tích phòng học thực hành

DTCHTH = DTTH/TSHS (m2) Trong đó: DTCHTH : Diện tích 1 chỗ học thực hành

DTTH: Tổng diện tích phòng học thực hành TSHS: Tổng số học sinh của trường

Chỉ tiêu này phản ánh diện tích các phòng thực hành đảm bảo tốt cho học sinh thực hành nghề, theo quy định tối thiểu từ 4 - 6 m2/chỗ thực hành.

45

3.2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đào tạo nghề

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ra trường

TLN =TSTN/TSHS(%)

Trong đó: TLTN: Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp

TSTN: Tổng số tốt nghiệp

TSHS: Tổng số học sinh của trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ này phản ánh chất lượng đầu ra của học sinh. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp phản ánh học lực của học sinh, là con số để đánh giá mức độ uy tín của Nhà trường đối với các doanh nghiệp và xã hội trong công tác đào tạo nghề.

- Tỷ lệ học sinh khá giỏi của mỗi khóa

TLkg = TSKG/ TSTN (%)

Trong đó: TLkg: Tỷ lệ học sinh khá giỏi mỗi khóa

TSKG: Tổng số học sinh tốt nghiệp loại khá giỏi TSTN: Tổng số học sinh tốt nghiệp

Tỷ lệ học sinh khá giỏi của mỗi khóa càng cao phản ánh khả năng học tập của học sinh của Nhà trường, thể hiện năng lực của học sinh khi ra trường. Đây là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng đào tạo của Nhà trường.

3.2.4.3. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng đào tạo nghề thông qua người sử dụng lao động

Để có được những đánh giá chất lượng đào tạo nghề của trường từ bên ngoài, tác giả đã lựa chọn 5 Doanh nghiệp có sử dụng phần lớn nguồn nhân lực do nhà trường đào tạo ra. Các thông tin được thu thập qua các phiếu điều tra, sau đó được tính toán thành các chỉ tiêu thể hiện chất lượng đào tạo nghề của trường. Các chỉ tiêu được xây dựng bao gồm:

(1) Tỷ lệ HSSV ra trường được vào làm Doanh nghiệp chấp nhận.

(2) Tỷ lệ HSSV ra trường được vào làm Doanh nghiệp nhận vào làm việc ngay.

(3) Tỷ lệ HSSV ra trường được vào làm Doanh nghiệp nhận vào làm việc

nhưng phải đào tạo lại.

(4) Tỷ lệ HSSV ra trường được vào làm Doanh nghiệp bố trí làm đúng nghề

đúng chuyên môn.

(5) Tỷ lệ HSSV được Doanh nghiệp nhận vào làm nhưng bị sa thải trong thời gian thử việc.

(6) Số HSSV sau học nghề vào làm việc có tay nghề khá giỏi.

(7) Số HSSV sau học nghề được nâng bậc trước thời hạn.

46

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ - KỸ THUẬT BẮC NINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ - KỸ THUẬT BẮC NINH

4.1.1. Xây dựng chiến lược phát triển đào tạo nghề phù hợp ở Trường cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh

Mỗi tổ chức đều phải xây dựng cho mình mục tiêu mà mình muốn vươn tới cũng như con đường riêng để đi đến mục tiêu đó và từ đó hình thành nên hệ thống chiến lược của tổ chức. Xây dựng chiến lược sẽ làm rõ phương hướng hành động. Chiến lược tập trung vào những phương hướng đã đặt ra nhằm đạt các mục tiêu của tổ chức, làm rõ và cụ thể hóa mục tiêu. Chiến lược đúng đắn đồng thời là căn cứ cho việc lập các kế hoạch cụ thể trong từng giai đoạn.

Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh là một trường công lập, vừa thực hiện nhiệm vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước, vừa là một đơn vị đào tạo, cung cấp nhân lực chất lượng cao. Mục tiêu phát triển của nhà trường: “Xây dựng trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh trở thành trường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đa ngành, đa lĩnh vực. Một địa chỉ tin cậy, hấp dẫn đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước”(Trường Cao đẳng nghề KT-KTBN, 2010).

+ Chiến lược phát triển đào tạo:

Mục tiêu chung là: Đào tạo nguồn nhân lực ở các cấp trình độ từ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề đạt trình độ có chuyên môn và tay nghề cao tương đương các nước trong khu vực, đáp ứng yêu cầu của sản xuất trong nước và xuất khẩu lao động.

+ Chiến lược phát triển khoa học - công nghệ:

Mục tiêu chung là: Xây dựng nhà trường thành cơ sở khoa học - công nghệ tiên tiến. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu triển khai, nghiên cứu ứng dụng để tiếp nhận, làm chủ công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ cao sử dụng trong sản xuất. Gắn hoạt động khoa học công nghệ với thực tiễn, tạo hiệu quả thiết thực khi áp dụng các kết quả nghiên cứu, các tiến bộ khoa học- công nghệ vào quản lý, đào tạo, sản xuất.

47

+ Chiến lược phát triển đội ngũ:

Mục tiêu chung là: Xây dựng đội ngũ viên chức có đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn, nghiêp vụ cao, gắn bó với nhà trường, luôn theo kịp với những yêu cầu của thời đại, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của Nhà trường đặt ra trong từng giai đoạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chiến lược phát triển cơ sở vật chất:

Mục tiêu chung: tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng diện tích mặt bằng hiện có, đầu tư trang thiết bị hiện đại, đồng bộ đáp ứng nhu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Hoàn thành và đi vào hoạt động khu xưởng công nghệ cao hoạt động theo mô hình nhà máy thu nhỏ làm việc 3 ca.

+ Chiến lược phát triển quan hệ hợp tác trong và ngoài nước:

Mục tiêu chung: hợp tác toàn diện, có hiệu quả với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các tổ chức phi chính phủ như GTV, GIZ...

+ Chiến lược phát triển nguồn tài chính:

Bằng các hoạt động đào tạo, khoa học - công nghệ, đào tạo kết hợp với sản xuất, dịch vụ xã hội, các hoạt động liên danh, liên kết để huy động các nguồn tài chính đáp ứng các yêu cầu về tài chính của nhà trường.

4.1.2. Tăng cường đầu tư, trang bị nguồn lực cho đào tạo nghề

Trong những năm gần đây nhà trường đã chú trọng vào đầu tư cơ sở vật chất phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo, để đáp ứng quy mô đào tạo và yêu cầu chất lượng đào tạo ngày càng cao của nhà trường. Việc nâng cao chất lượng cơ sở vật chất cần có sự huy động từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm cả nhà nước và tư nhân, liên doanh, liên kết. Tuy nhiên cơ sở vật chất của nhà trường chủ yếu được đầu tư từ các chương trình mục tiêu quốc gia, vốn ODA của Cộng hòa liên bang Đức, Italy.

Tính đến năm 2015 nhà trường có tổng giá trị tài sản đầu tư cơ sở vật chất là trên 70 tỷ VNĐ. Một số cơ sở vật chất, kỹ thuật chủ yếu của nhà trường được thống kê ở bảng 4.1 như sau:

48

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật bắc ninh (Trang 55 - 61)