Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, kỹ thuật viên, tổ chức thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật bắc ninh (Trang 108 - 117)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.3.Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, kỹ thuật viên, tổ chức thực

đào tạo nghề

4.3.3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

Căn cứ vào kết quả phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng của nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, kỹ thuật viên và tổ chức thực hiện đào tạo nghề tác giả xin đề xuất giải pháp sau.

4.3.3.2. Nội dung giải pháp

- Xây dựng qui chế, chính sách thu hút nhân tài, qui chế tuyển chọn và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ; Tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trẻ từ HSSV giỏi, có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt đã đạt giải cao trong các kỳ thi tay nghề giỏi quốc gia và quốc tế; Thu hút các nghệ nhân, các chuyên gia giỏi và các doanh nhân giàu kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn tham gia công tác giảng dạy; Quy hoạch, tuyển chọn cán bộ quản lý từ đội ngũ giáo viên.

- Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ giáo viên:

+ Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, tạo vị thế xứng đáng của người thầy trong nhà trường và xã hội.

+ Tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên thường xuyên được học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tham gia nghiên cứu học ở trong nước và nước ngoài, tiếp cận, nắm bắt các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới và cán bộ quản lý tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý.

+ Bồi dưỡng cho giáo viên phương pháp giảng dạy tiên tiến. Mặc dù đa số cán bộ giáo viên trong nhà trường sử dụng phương pháp giảng dạy hiện đại kết hợp với CNTT, tuy nhiên không phải môn học nào cũng có thể áp dụng được như vậy còn phải dựa vào mục đích dạy học, dựa vào cấu trúc và đặc điểm nội dung dạy học như khi dạy những nội dung về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy móc thiết bị thì có thể dùng phương pháp trực quan, phương pháp tình huống, phương pháp dự án.

+ Đối với những giáo viên có trình độ đại học chính quy (đặc biệt là các GV trẻ), nhà trường cần tạo điều kiên thuận lợi nhất như giảm bớt số giờ lên lớp, có chính sách đãi ngộ...v.v, để họ có điều kiện nghiên cứu tài liệu, thăm quan, tìm hiểu thực tế, tham gia các khoá học Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ.

97

+ Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, GV Trường Cao đẳng Nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh: Bổ sung các lớp giảng dạy thêm về ngoại ngữ, tạo môi trường học ngoại ngữ hiệu quả, giáo viên phải tự rèn luyện thêm nhiều kiến thức văn hóa của các nước và tự nâng cao trình độ ngoại ngữ chuẩn bị cho các hoạt động liên kết hợp tác quốc tế.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc: Hoàn thành tốt và có hiệu quả đối với công việc được giao, phát huy sự sáng tạo trong công việc.

- Nâng cao nghiệp vụ sư phạm

Nghiệp vụ sư phạm tốt là yêu cầu quan trọng hàng đầu đối với bất kì một GV nào. Trong quá trình giảng dạy, nghiệp vụ sư phạm của mỗi GV phải luôn luôn được trau dồi, cải tiến để phù hợp với tiến bộ khoa học kĩ thuật nói chung và giáo dục đào tạo nói riêng.

Trong nghiệp vụ sư phạm thì kỹ năng sư phạm đặc biệt quan trọng, kỹ năng sư phạm gồm nhiều thành phần như: Kỹ năng giảng bài, kỹ năng chế biến tài liệu, kỹ năng giao tiếp...

Sau đây tác giả xin đưa ra 2 giải pháp có thể thực hiện để nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho GV:

- Xây dựng cơ sở vật chất, sử dụng tốt các phương tiện dạy học. - Bồi dưỡng cho GV phương pháp giảng dạy tiên tiến.

+ Xây dựng cơ sở vật chất, sử dụng tốt các phương tiện dạy học.

Cơ sở vật chất và phương tiện dạy học là nhân tố quan trọng không thể thiếu được trong quá trình dạy học. Hiện nay nhà trường đã được trang bị khá tốt các máy móc, thiết bị, xưởng thực hành, bãi thực tập, máy chiếu và mô hình …vv, phục vụ giảng dạy.

Tuy nhiên với lượng HS như hiện nay thì các thiết bị, nhà xưởng, bãi thực tập chỉ đáp ứng được khoảng 75% nhu cầu đối với việc giảng dạy trong trường, chưa kể các lớp HS học ngoài trường do nhà trường liên kết đào tạo.

Trong khi đó nhà trường chưa khai thác hết tiềm năng cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, cũng như việc quản lý các trang thiết bị còn nhiều bất cập dẫn tới tình trạng dù có thiết bị, mô hình, HS vẫn đôi khi phải học chay, dẫn tới khả năng tiếp thu bài giảng còn thấp.

98

Vì vậy một mặt nhà trường phải chú ý xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, mặt khác cần có biện pháp để khai thác tốt các phương tiện, thiết bị sẵn có vào quá trình giảng dạy, để thực hiện vấn đề này tác giả xin kiến nghị 5 vấn đề sau:

- Khuyến khích hơn nữa giáo viên tự chế phương tiện, mô hình giảng dạy. - Bố trí, sắp xếp mô hình, học cụ một cách khoa học nhằm tạo điều kiện cho giáo viên sử dụng một cách thuận lợi nhất.

- Tổ chức bồi dưỡng GV cách sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. + Bồi dưỡng cho GV phương pháp giảng dạy tiên tiến.

Phương pháp giảng dạy ở nhà trường hiện nay phổ biến vẫn là thuyết trình: Thầy đọc, học trò ghi chép, với phương tiện chính là phấn, bảng. Phương pháp này làm cho HS tiếp thu một cách thụ động, mất nhiều thời gian, lượng thông tin không nhiều, nếu trình độ sư phạm của thầy không tốt, thì có thể không gây được sự hứng thú học tập cho HS dẫn đến chất lượng đào tạo không cao.

Vì vậy ngoài việc trang bị cho GV nghiệp vụ sư phạm thì nhà trường cần phải trang bị thêm cho họ phương pháp dạy học tiên tiến và áp dụng vào giảng dạy với quan điểm dạy học theo định hướng hành động nhằm các mục đích sau:

- Phát triển năng lực tự nhận thức của HS.

- Phát huy tính tích cực, độc lập, phát triển tư duy kỹ thuật cho HS. - Tăng cường năng lực hoạt động nghề nghiệp cho HS.

Dạy học theo định hướng hành động có một số đặc điểm sau đây: - Mang tính toàn vẹn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tạo ra một sản phẩm cụ thể

- Có sự thống nhất hài hoà giữa lao động trí óc và lao động chân tay.

- Định hướng HS: Xuất phát từ hứng thú của HS và HS có thể tham gia từ khâu lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch đến khâu đánh giá, diễn biến cũng như kết quả lao động.

Dạy học theo định hướng hành động không chỉ có ưu điểm như trên mà nó còn đặt ra những đòi hỏi, yêu cầu đối với quá trình dạy học, dạy học phải gắn liền với thực tế, tăng cường thực hành, vận dụng trí lực, tăng cường tính tích cực nhận thức của HS...v.v.

Sau đây tác giả xin đề xuất một số phương pháp dạy học sau :

99

* Phương pháp Leitext.(Tài liệu hướng dẫn)

Leitext là tài liệu hướng dẫn học tập giúp học sinh có thể tự lực tiếp thu kiến thức và giải quyết vấn đề. Đây là phương pháp sử dụng tài liệu hướng dẫn như một sự định hướng chỉ đạo hoạt động của HS nhằm phát triển khả năng hoạt động nghề nghiệp. Phương pháp này cần được trang bị cho các GV dạy thực hành.

* Phương pháp tình huống

Đây là phương pháp hướng dẫn HS giải quyết một tình huống cụ thể từ thực tiễn nghề nghiệp, từ việc phân tích tình huống, xây dựng các phương án giải quyết tình huống cho đến việc nhận xét đánh giá để chọn phương án tối ưu.

* Phương pháp Projekt.(Dự án)

Đây là phương tổ chức cho GV và HS cùng giải quyết một vấn đề không chỉ về mặt lý thuyết mà còn về thực tiễn, một nhiệm vụ học tập, tạo điều kiện cho HS cùng tham dự và tự quyết định cho tất cả các giai đoạn học tập, kết quả là tạo ra một sản phẩm lao động nhất định.

* Lựa chọn phương án dạy học

Trong quá trình dạy học GV có thể lựa chọn các phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp lại có ưu, nhược điểm và phạm vi ứng dụng khác nhau. Không có phương pháp nào hoàn hảo có thể áp dụng cho mọi đối tượng, mọi nội dung giảng dạy. Vì vậy GV phải biết lựa chọn và kết hợp hài hoà các phương pháp dạy học để đạt kết quả cao nhất. Việc lựa chọn phương án phải dựa vào những cơ sở và những tiêu chuẩn.

+ Cơ sở lựa chọn phương án:

- Dựa vào mục đích dạy học, mục đích dạy học quyết định việc lựa chọn nội dung và phương pháp. Với mục đích trang bị kiến thức mới, có thể dùng phương án thuyết trình, đàm thoại. Với mục đích rèn luyện kỹ năng thì có thể dùng phương pháp Projekt, phương pháp tình huống.

- Dựa vào cấu trúc và đặc điểm của nội dung dạy học, trong đó nội dung quy định phương pháp. Khi dạy những nội dung về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy móc thiết bị thì có thể dùng phương pháp trực quan.

- Dựa vào đối tượng học. Cần phân tích đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, vốn kiến thức, kinh nghiệm, khả năng tư duy của HS để lựa chọn phương án hợp lý.

- Dựa vào cơ sơ vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học. - Dựa vào năng lực người dạy.

100 + Tiêu chuẩn lựa chọn phương án:

- Phải khơi dậy hứng thú nhận thức, phát huy được tính tích cực nhận thức, hoạt động sáng tạo, độc lập của học sinh, làm cho HS nắm chắc bài giảng và tạo tiền đề phát triển.

- Phải đáp ứng được mục đích dạy học thông qua việc thực hiện nhiệm vụ cụ thể của bài giảng.

Nói chung mỗi bài giảng đều có nhiều mục đích khác nhau, với những thành phần, nội dung khác nhau. Vì vậy trong mỗi bài giảng có thể phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, nhiều phương tiện. Việc sử dụng khéo léo các phương pháp, phương tiện, tạo nên sắc thái riêng của mỗi GV trong quá trình giảng dạy. Khi cải tiến phương pháp dạy học cần phải đồng thời cải tiến hoặc tính đến các nhân tố khác, chẳng hạn cải tiến nội dung cần tiến đến mục đích, cải tiến phương pháp cần gắn liền với phương tiện .

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.

Theo phân tích thực trạng đội ngũ GV ta thấy hiện nay nhà trường chỉ có 17 giáo viên có trình độ Thạc sĩ, còn lại là các GV có trình độ đại học. Như vậy có thể nói trình độ đội ngũ GV của nhà trường là chưa cao, cần có biện pháp bồi dưỡng. Tác giả xin đề xuất 3 giải pháp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn:

Đối với những giáo viên có trình độ đại học chính quy (đặc biệt là các GV trẻ), nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi nhất như giảm bớt số giờ lên lớp, có chính sách đãi ngộ...v.v, để họ có điều kiện nghiên cứu tài liệu, thăm quan, tìm hiểu thực tế, tham gia các khoá học Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ.

Đối với các GV có trình độ Đại học tại chức thì cũng nên có kế hoạch cụ thể để họ luân phiên đi học và tạo điều kiện thuận lợi nhất nếu họ có khả năng và nhu cầu học lên cao hơn.

Nhà trường cần có người phụ trách vấn đề nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ GV, đồng thời có trách nhiệm kiểm tra, thậm chí đề ra những quy định riêng đối với những GV tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề

GV ở các trường dạy nghề có đặc điểm khác so với GV ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp hoặc Cao đẳng là họ có khả năng dạy cả lý thuyết và thực hành nên yêu cầu đối với GV dạy nghề là phải có trình độ tay nghề cao. Vì nếu trình độ tay nghề của GV thấp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

101

Trường Cao đẳng nghề kinh tế - kỹ thuật Bắc Ninh hiện nay có tỷ lệ thời gian học thực hành khoảng 70% tổng thời gian đào tạo. Do vậy nhà trường rất cần đội ngũ GV có trình độ tay nghề cao, mà thực tế hiện nay đội ngũ GV của nhà trường chưa đáp ứng tốt yêu cầu. Vì vậy ngoài việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thì cũng cần phải có biện pháp nâng cao tay nghề cho đội ngũ giáo viên. Giải pháp cho vấn đề này là:

Bố trí những GV có tay nghề thấp cùng tham gia giảng dạy với GV có tay nghề cao.

Thường xuyên mở các cuộc thi tay nghề cho GV, cũng như cử GV tham gia các cuộc thi tay nghề các cấp do Tỉnh, Sở LĐTBXH, Tổng cục dạy nghề tổ chức.

Thu hút công nhân tay nghề cao từ đơn vị sản xuất về trường giảng dạy. Thường xuyên tổ chức dự giờ thực hành để rút kinh nghiệm.

- Bồi dưỡng nâng cao kiến thức thực tế

Với tốc độ phát triển của khoa học và công nghệ như hiện nay thì máy móc, thiết bị lạc hậu một cách nhanh chóng, hơn nữa nhà trường chưa được trang bị đầy đủ các máy móc thiết bị hiện đại, một số thiết bị hiện nay được trang bị từ khi thành lập trường nên rất cũ và lạc hậu. Nhưng trường có thuận lợi là thường xuyên liên hệ với các đơn vị sản xuất nên có điều kiện thuận lợi cho giáo viên tiếp thu, nâng cao kiến thức thực tế.

Tuy nhiên chỉ có một số GV có trình độ chuyên môn, cũng như thâm niên công tác cao mới được đi công tác ra các đơn vị đó hoặc một số GV trẻ mới về trường công tác cũng được nhà trường cử đi tìm hiểu thực tế đồng thời làm nhiệm vụ quản lý học sinh đi tìm hiểu thực tế tại các nhà máy, xí nghiệp.

Như vậy chỉ một số GV trẻ hoặc GV có thâm niên công tác nhất là các Trưởng tổ môn hoặc cán bộ phòng đào tạo là thường xuyên được đi công tác ra các đơn vị sản xuất và có điều kiện tiếp xúc, tìm hiểu những thiết bị và công nghệ mới của ngành. Số GV còn lại ít có điều kiện tiếp xúc với thực tế sản xuất, với thiết bị và công nghệ mới nên trình độ của họ ngày càng mai một, lạc hậu so với sự phát triển của khoa học, công nghệ gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo. Trên cơ sở đó, tác giả xin đề xuất 4 giải pháp nhằm bồi dưỡng nâng cao kiến thức thực tế cho đội ngũ giáo viên:

Nhà trường cần có biện pháp luân phiên cử GV đi công tác, đặc biệt là với các GV giảng dạy các môn chuyên ngành cả về lý thuyết và tay nghề.

102

Tổ chức cho GV đi thăm quan, tìm hiểu thực tế đặc biệt là vào các dịp nghỉ hè ở các đơn vị có thiết bị mới.

Thường xuyên cập nhật các kiến thức chuyên môn về các thiết bị mới và công nghệ hiện đại vào chương trình, giáo trình đào tạo. Định kỳ sau 3 đến 5 năm cho chỉnh lý hoặc in lại toàn bộ giáo trình đào tạo cho phù hợp với sự phát triển của khoa học và công nghệ.

Cử GV đi thăm quan, tìm hiểu thiết bị, công nghệ mới ở một số nước công nghệ phát triển.

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ

Trong xu thế toàn cầu hoá, ngoại ngữ có vai trò đặc biệt quan trọng nhất là Anh ngữ. Trình độ tiếng Anh hiện nay của đội ngũ GV nhà trường trình độ chưa cao. Vì vậy việc bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ GV phải được tiến hành thường xuyên và liên tục. Tác giả xin đề xuất 4 giải pháp:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật bắc ninh (Trang 108 - 117)