Chất lượng của đội ngũ giáo viên, kỹ thuật viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật bắc ninh (Trang 97 - 101)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.4.Chất lượng của đội ngũ giáo viên, kỹ thuật viên

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đào tạo nghề

4.2.4.Chất lượng của đội ngũ giáo viên, kỹ thuật viên

4.2.4.1. Trình độ chuyên môn

Trình độ tay nghề của đội ngũ giáo viên là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo. Đội ngũ GV của nhà trường chủ yếu được đào tạo từ các trường sư phạm kỹ thuật và một số trường Đại học, Cao đẳng như: Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Nam Định, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học Công Nghiệp Thái Nguyên ... Mặc dù toàn bộ số GV có trình độ đại học (72 GV), đa số là học Đại học chính quy về ngành nghề chính, một số ít qua loại hình đào tạo tại chức và một số chuyên ngành không đúng với ngành nghề đào tạo chính của nhà trường. Số GV học trường đang đào tạo rất ít (10 GV). Số GV học Đại học các chuyên ngành khác ( 07 GV).

Mặc dù nhà trường và bản thân mỗi GV đã có nhiều cố gắng, nhưng vẫn còn khá nhiều GV chưa tham gia học tập nâng cao trình độ, trình độ tay nghề của đội ngũ CBGV được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.24. Trình độ tay nghề của đội ngũ CBGV

TT Trình độ tay nghề Số lượng GV (người) Tỉ lệ (%)

1 Chưa xếp bậc 0 0 2 Bậc thợ 3/7 20 27,8 3 Bậc thợ 4/7 23 31,9 4 Bậc thợ 5/7 15 20,8 5 Bậc thợ 6/7 14 19,5 6 Bậc thợ 7/7 0 0 Tổng số 72 100 Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính (2015) download by : skknchat@gmail.com

86

4.2.4.2.Nghiệp vụ sư phạm

Nghiệp vụ sư phạm của đội ngữ GV nhà trường là một trong những điểm yếu lớn nhất hiện nay. Ngoại trừ một số GV được đào tạo từ các trường sư phạm kỹ thuật có nghiệp vụ sư phạm tương đối tốt, trong đó có số ít GV trẻ đã áp dụng các phương pháp giảng dạy mới có hiệu quả, nhưng đa số vẫn giảng dạy theo phương pháp truyền thống dùng phấn bảng. Số GV còn lại được đào tạo chuyên ngành ở các trường kỹ thuật, kinh tế khác khi về trường công tác đều không có hoặc có rất ít kiến thức về nghiệp vụ sư phạm, sau khi được tiếp nhận vào thì nhà trường mới đưa đi học nghiệp vụ sư phạm cấp 1 hoặc cấp 2, chứng chỉ sư phạm dạy nghề do Tổng cục dạy nghề đào tạo. Đối với những GV này mặc dù được học nghiệp vụ sư phạm nhưng trình độ sư phạm của họ cũng còn nhiều yếu kém và hạn chế.

Như vậy, ta có thể nhận định rằng nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ GV nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo hiện nay, đặc biệt là trong hoạt động đào tạo nghề điện của nhà trường có rất nhiều thiết bị có cấu tạo phức tạp nên đội ngữ GV sẽ rất khó khăn trong việc mô phỏng, phân tích và trình bày bài giảng, dẫn đến hiệu quả đào tạo còn nhiều hạn chế. Theo số liệu thống kê của Phòng đào tạo nhà trường thì trình độ sư phạm của đội ngũ GV được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.25. Trình độ sư phạm của đội ngũ GV nhà trường

Trình độ sư phạm Số lượng GV (người) Tỷ lệ (%)

1. Thạc sĩ sư phạm kỹ thuật 04 5,55

2. Đại học sư phạm kỹ thuật 25 34,72

3. Nghiệp vụ sư phạm bậc 1 06 8,3

4. Nghiệp vụ sư phạm bậc 2 06 8,3

5. Chứng chỉ sư phạm dạy nghề 27 37,5

6. Chưa được học nghiệp vụ sư phạm 04 5,6

Tổng số 72 100

Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính (2015)

87

4.2.4.3. Phương pháp giảng dạy

Chất lượng các bài giảng hoàn toàn phụ thuộc vào người giảng viên, giáo viên. Chương trình đào tạo dù có hay, phù hợp đến đâu nếu không có đội ngũ giảng viên dẫn dắt thì học viên thì cũng thất bại. Kịch bản hay phải có diễn viên giỏi vì vậy sức ảnh hưởng của giảng viên, giáo viên đến nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh, sinh viên được đặt lên hàng đầu.

Bảng 4.26. Phương pháp giảng dạy của giáo viên Trường CĐN KT-KT BN

Phương pháp giảng dạy Số HSSV trả lời (người) Tỷ trọng (%)

Hiện đại 45 90

Truyền thống 05 10

Tổng 50 100

Nguồn: Tổng hợp điều tra (2015)

Biểu đồ 4.2. Phương pháp giảng dạy của giáo viên Trường CĐN KT-KT BN

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả đào tạo năm, (2015) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tại trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh số lượng học sinh, sinh viên trả lời phương pháp giảng dạy hiện đại (máy chiếu, làm việc nhóm, thuyết trình..) lên tới 90% và trả lời phương pháp truyền thống(đọc, chép...) chỉ có 10%. Kết quả này rất phù hợp với thực tế hiện nay, nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin và sự gia tăng trong đầu tư về sơ sở vật chất phục vụ cho sinh viên trong trường mà hiện nay trong các phòng học đều được trang bị các thiết bị hiện đại như máy chiếu giúp giảng viên, giáo viên có thể trình bày bài giảng bằng slide, phương pháp

10%

90%

Hiện đại Truyền thống

88

truyền thống là đọc, chép đã được áp dụng ít dần đối với học sinh, sinh viên ngày nay. Bằng việc áp dụng các công nghệ hiện đại vào công tác giảng dạy, học sinh, sinh viên đều nhận thấy các buổi học đỡ nhàm chán và khả năng tiếp thu kiến thức tăng lên so với phương pháp học truyền thống.

Đối với các môn modul (thực hành) thì giáo viên hướng dẫn làm mẫu, sau đó học sinh thực hành tạo ra sản phẩm của mình. Trong mỗi giờ thực hành giáo viên đều dành một khoảng thời gian nhất định cho HSSV hỏi những vấn đề còn thắc mắc cho sản phảm của mình làm ra. Ngoài ra, HSSV được thực hành sản xuất tại Doanh nghiệp với chính modul mà mình vừa mới học. Do đó HSSV được cọ sát với thực tế cảm thấy tự tin sau khi tốt nghiệp ra trường có thể “sống khỏe” với nghề.

4.2.4.4.Trình độ ngoại ngữ

Trong xu thế hội nhập quốc tế mạnh mẽ hiện nay, quan hệ hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo được đẩy mạnh cho nên đội ngũ GV cần phải biết ngoại ngữ. Tuy nhiên trong một thời gian khá dài trước đây ngành dạy nghề của nước ta không được nhà nước quan tâm đầu tư đúng mức, đội ngũ giáo viên ở các trường dạy nghề ít có cơ hội đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài, không có cơ hội làm việc với người nước ngoài nên họ không quan tâm và không có động lực để học ngoại ngữ dẫn đến là trình độ ngoại ngữ của họ rất thấp. Đa số GV ít có điều kiện giao tiếp bằng ngoại ngữ nên trình độ bị mai một.

Bảng 4.27. Trình độ ngoại ngữ của CBGV

Trình độ ngoại ngữ Số lượng GV (người) Tỷ lệ (%)

1. Trình độ A 18 25,00 2. Trình độ B 25 34,72 3. Trình độ C và sau C 29 40,27 4. Chưa đạt trình độ A 0 0 Tổng cộng 72 100 Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính (2015) 4.2.4.5.Trình độ tin học

Trình độ tin học của đội ngũ GV nhà trường còn nhiều hạn chế, nên việc ứng dụng tin học vào công tác giảng dạy rất hạn chế. Hiện nay nhà trường đã trang bị 14 máy chiếu (ở Bảng 4.1) để GV có thể sử dụng máy tính vào việc giảng dạy, tuy nhiên với số lượng như vậy thì chưa đáp ứng được nhu cầu của GV. Theo số liệu thống kê của Phòng Tổ chức – Hành chính nhà trường thì trình độ tin học của đội ngũ GV được thể hiện trong bảng sau:

89

Bảng 4.28. Trình độ tin học của CBGV

Trình độ tin học Số lượng GV (người) Tỷ lệ (%)

Trình độ A 25 34,70 Trình độ B 32 44,40 Trình độ C và sau C 15 20,90 Chưa đạt trình độ A 0 0 Tổng cộng 72 100 Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính (2015)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật bắc ninh (Trang 97 - 101)