Công tác tổ chức, quản lý đào tạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật bắc ninh (Trang 102 - 104)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.6.Công tác tổ chức, quản lý đào tạo nghề

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đào tạo nghề

4.2.6.Công tác tổ chức, quản lý đào tạo nghề

4.2.6.1. Công tác tổ chức

Để vai trò của tổ chức phát huy được vai trò và hiệu quả nhiệm vụ, sứ mệnh, mục tiêu thì hệ thống quản lý bên trong phải chặt chẽ và có các quy định, quy chế rõ ràng. Các đơn vị có tính chất khác nhau nên mỗi tổ chức cần xây dựng một hệ thống phù hợp và đạt hiệu quả nhất. Các quy định càng chặt chẽ, tính kỷ luật càng cao thì tổ chức ngày càng mạnh và phát triển. Tại trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh các quy định, nội quy, quy chế, kế hoạch đều rõ ràng cụ thể, thực tiễn và các nhiệm vụ chức năng các bộ phận quy định cụ thể, hình thức xử lý vi phạm, do vậy các công tác đều được thực hiện đúng theo tiến độ không bị gián đoạn làm ảnh hưởng đến các hoạt động của nhà trường. Điều đặc biệt tại trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh có ban thanh tra nhân dân giám sát toàn bộ hoạt động nội bộ của đơn vị, đảm bảo hình ảnh và thương hiệu cho nhà trường.

Đối với hoạt động đào tạo của nhà trường do Phòng Đào tạo là cơ quan chuyên môn quản lý, giám sát các vấn đề thuộc công tác đào tạo. Trong Phòng Đào tạo cũng phân bổ ra các bộ phận nhỏ có quy định công việc chi tiết, cụ thể và phân bổ nhân lực hợp lý vào các bộ phận. Do vậy mọi vấn đề trong hoạt động đào tạo đều được giải quyết, đảm bảo cho các hoạt động đào tạo diễn ra thuận lợi và đạt chất lượng cao nhất.

4.2.6.2. Công tác quản lý học sinh, sinh viên

Đây là nhiệm vụ trọng tâm mà nhà trường đặc biệt quan tâm bởi HSSV ngoại trú chiếm hơn 80%, mặc dù nhà trường có làng sinh viên và ô tô đưa đón. Ngay từ khi mới nhập trường, HSSV đã được học tập nội quy, quy chế theo chương trình giáo dục đầu khoá bắt buộc, có kiểm tra đánh giá kết quả. Mặt khác mỗi HSSV phải làm một bản cam kết không vi phạm các tệ nạn xã hội.

Nhà trường đã tập trung làm tốt công tác phối hợp Công đoàn, Đoàn thanh niên, phòng công tác học sinh sinh viên, phòng PR, các phòng ban chức năng và GV chủ nhiệm, giữa nhà trường và gia đình trong việc quản lý toàn diện HSSV.

91

Qua đó đã đảm bảo an ninh trật tự, làm tốt công tác phòng chống các tệ nạn xã hội trong học đường, xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm, đôn đốc nhắc nhở HSSV thực hiện tốt nội quy của nhà trường.

Nhà trường tổ chức tốt phong trào thi đua trong học tập cũng như sinh hoạt ngoại khoá cho HSSV:

- Tổ chức Hội thi HSSV giỏi cấp trường và tham gia hội thi cấp tỉnh Bắc Ninh đạt nhiều giải cao.

- Đoàn thanh niên nhà trường tổ chức tốt các phong trào thi đua trong HSSV, các hoạt động về thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ, câu lạc bộ thanh niên, đội thanh niên xung kích, tổ chức cắm trại, tham gia tình nguyện mùa hè xanh. Tham gia đạt kết quả cao trong các cuộc thi thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ do Đoàn khối Bắc Ninh tổ chức.

Có thể nói công tác quản lý và giáo dục HSSV ở trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh được thực hiện tốt. Tuy nhiên, trong điều kiện số lượng HSSV trong trường tương đối đông, việc quản lý giáo dục HSSV rất phức tạp, nhà trường cần phải có biện pháp xử lý những vi phạm nội quy nghiêm minh hơn và mạnh hơn. Mặt khác thời gian rảnh rỗi của HSSV khá nhiều nên cần có biện pháp để HSSV thực hiện tốt giờ tự học.

Công tác quản lý HS là một trong những công tác trọng tâm trong hoạt động giáo dục và đào tạo toàn diện của mỗi trường, đặc biêt là đối với các trường dạy nghề. Nếu không thực hiện tốt công tác quản lý HSSV thì sẽ phát sinh nhiều vi phạm về an ninh trật tự, thậm chí dẫn đến các tệ nạn xã hội. Công tác quản lý giáo dục HS phụ thuộc nhiều vào môi trường sinh hoạt của HS, nếu như trong nhà trường có môi trường sinh hoạt tốt, có đầy đủ điều kiện sân bãi để các em HS tổ chức các hoạt động ngoài trời, chơi thể thao và các hoạt động tập thể lành mạnh thì sẽ hạn chế được tiêu cực, làm giảm gánh nặng của công tác quản lý HSSV, làm tăng hiệu quả và nâng cao được chất lượng đào tạo nghề toàn diện trong nhà trường.

Kết luận : Qua phân tích trên chúng ta thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề ở các trường dạy nghề. Tuy nhiên đối với trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến công tác đào tạo nghề đó là : cơ sở vật chất cho công tác đào tạo nghề, trình độ giáo viên, phương pháp giảng dạy, nhận thức của học sinh, sinh viên và phương pháp quản lý HSSV.

92

4.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ - KỸ THUẬT BẮC NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật bắc ninh (Trang 102 - 104)