Sơ đồ tổ chức các khoa chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật bắc ninh (Trang 72 - 76)

Nguồn: Phòng tổ chức, hành chính (2015) Các hội đồng trường

Các hội đồng trường được thành lập nhằm tư vấn và giúp việc cho hiệu trưởng trong một số công việc, lĩnh vực cụ thể và thường được thành lập theo từng năm học. Đứng đầu mỗi hội đồng là các chủ tịch hội đồng do hiệu trưởng bổ nhiệm. Mỗi hội đồng đều có một bộ phận thường trực để quản lý những công việc hàng ngày của hội đồng.

Trưởng khoa

P.Trưởng khoa

Tổ bộ môn Phòng, xưởng

thực hành

60

Các hội đồng của trường hiện nay bao gồm: hội đồng thi đua - khen thưởng, hội đồng xét nâng bạc lương, hội đồng thi tốt nghiệp, hội đồng tuyển sinh, hội đồng xét học bổng.

4.1.3.3 Thực hiện đào tạo

Hàng năm vào đầu năm học nhà trường luôn xây dựng cho mình một kế hoạch đào tạo cụ thể. Nội dung của kế hoạch đào tạo gồm một tập hồ sơ được lập cho từng khóa học, năm học, học kỳ (tùy từng biểu mẫu). Căn cứ để lập kế hoạch đào tạo là chương trình đào tạo, đề cương môn học, số lượng HSSV thực tế, tình hình cơ sở vật chất hiện có của nhà trường. Theo đó kế hoạch đào tạo của nhà trường bao gồm:

• Kế hoạch đào tạo toàn khóa

Là bản kế hoạch được lập cho từng lớp theo từng trình độ ngành nghề đào tạo từ lúc HSSV được tuyển sinh vào nhập học đến khi ra trường bao gồm:

- Kế hoạch giảng dạy.

- Kế hoạch nghỉ hè, nghỉ lễ...

- Kế hoạch tham quan, kiến tập, thực tập ngoài trường. - Kế hoạch thi và kiểm tra học kỳ.

- Kế hoạch thi tốt nghiệp.

Kế hoạch đào tạo toàn khóa do cán bộ chuyên trách của Phòng đào tạo lập căn cứ vào chương trình đào tạo của từng ngành nghề đào tạo. Theo đó nhìn vào bảng kế hoạch đào tạo toàn khóa các cán bộ quản lý, các phòng khoa chức năng có thể nắm bắt được kế hoạch học tập của từng khóa học của từng ngành nghề để xây dựng cho mình kế hoạch hoạt động và thực hiện chức năng giám sát quản lý đối với hoạt động đào tạo của nhà trường đồng thời có sự điều chỉnh kịp thời khi có những sự biến cố thay đổi do yếu tố khách quan.

• Kế hoạch đào tạo năm học.

Hàng năm căn cứ vào kế hoạch đào tạo toàn khóa, kế hoạch giáo viên do các khoa lập và gửi lên cán bộ chuyên trách của phòng đào tạo tiến hành lập kế hoạc đào tạo năm học.

Kế hoạch đào tạo năm học được lập cho một năm học tập của HSSV gồm 2 học kỳ (học kỳ I và học kỳ II). Nội dung của bản kế hoạch đào tạo năm học gồm:

- Tiến độ đào tạo năm học

- Kế hoạch giảng dạy

61

Thông qua bản kế hoạch đào tạo năm học sẽ cung cấp thông tin để cán bộ chuyên trách Phòng đào tạo lập thời khóa biểu (theo tuần), đồng thời qua đó các phòng chức năng cũng lập kế hoạch hoạt động, các khoa sẽ triển khai cho giáo viên lập kế hoạch giảng dạy đáp ứng yêu cầu tiến độ đào tạo. Bên cạnh đó, kế hoạch đào tạo năm học còn là công cụ giúp các nhà quản lý năm bắt được tình hình thực hiện công tác giảng dạy của giáo viên, công tác quản lý đào tạo của Phòng đào tạo và công tác quản lý HSSV của Phòng Quản lý HSSV cũng như các khoa chuyên môn. Từ đó kịp thời có những sự điều chỉnh kịp thời giúp cho hoạt động đào tạo của nhà trường luôn đi đúng hướng, đảm bảo nội dung chương trình và chất lượng đào tạo của nhà trường.

Trong năm học, sau khi nhận được kế hoạch năm học Phòng đào tạo các khoa sẽ triển khai thực hiện giảng dạy theo kế hoạch và thời khóa biểu của nhà trường.

Giáo viên lên lớp yêu cầu phải thực hiện theo đúng quy định (chuẩn bị giáo án, bài giảng) đúng tiến độ và thời khóa biểu của nhà trường, đồng thời phải thực hiện cập nhật sổ sách theo quy định (sổ lên lớp, sổ ghi đầu bài, sổ tay giáo viên) để kịp thời phản ánh kết quả họctập rèn luyện của học sinhtheo từng tuần, từng tháng và cả năm học.

Để đảm bảo công tác lên lớp của giáo viên được quy chuẩn và đảm bảo nội dung chất lượng đào tạo, Phòng đào tạo kết hợp Phòng Công tác HSSV thường xuyên thực hiện thanh tra kiểm tra đột xuất trên lớp học, đồng thời kết hợp với các khoa tiến hành thanh tra sổ sách chéo lẫn nhau.

Hàng tháng Phòng đào tạo sẽ tiến hành tổng hợp kết quả học tập rèn luyện của HSSV, lập báo cáo kết quả thanh tra hàng tháng và tiến hành họp Hội đồng sư phạm toàn trường nhằm phản ánh thực trạng giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh giúp cho các nhà quản lý (Ban giám hiệu, trưởng các phòng khoa) và các giáo viên nắm được về thực trạng công tác giảng dạy và học tập trong tháng. Đồng thời trong cuộc họp hội đồng sư phạm nhà trường cũng rút ra được những mặt đã làm được và những hạn chế còn tồn tại từ đó có biện pháp khắc phục.

Họp hội đồng sư phạm quý là một trong những công tác được nhà trường duy trì thường niên. Theo đó kết quả học tập rèn luyện quý của HSSV sẽ là căn cứ để phòng đào tạo tổng hợp kết quả học tập rèn luyện theo từng học kỳ, năm học và thực hiện tổ chức họp hội đồng sư phạm sơ kết học kỳ và tổng kết năm học.

Với sự nỗ lực cố gắng của toàn trường ở tất cả các phòng khoa, tất cả các công việc trong hoạt đào tạo chất lượng công tác giảng dạy của giáo viên cũng như kết quả học tập của HSSV không ngừng được nâng cao.

62 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.4. Liên kết trong đào tạo giữa cơ sở đào tạo nghề với các doanh nghiệp

4.1.4.1. Đào tạo liên thông liên kết

Thực tế cho thấy hiện nay, học nghề là một trong những biện pháp tối ưu để kiếm được việc làm và có cơ hội hoàn chỉnh lên đại học theo con đường ngắn nhất. Nếu học viên tốt nghiệp các trường nghề có tay nghề bậc 3/7 thì có thể đăng ký học liên thông tiếp lên đại học theo hệ kỹ sư thực hành. Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp học viên có thể vừa đi làm và vừa đi học ở các hệ cao đẳng, đại học không chính quy khác.

Liên kết đào tạo: Nhà trường liên kết với trường Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên mở các lớp liên thông cho học sinh của Nhà trường với 300 học sinh thuộc các chuyên ngành về Công nghệ kỹ thuật điện; Cơ khí chế tạo; Công nghệ Ô tô. Từ năm 2009 Nhà trường liên kết với trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội mở hình thức đào tạo từ xa cho hơn 200 học sinh nhằm phổ cập kịp thời trình độ kế toán cho các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh. Công tác liên kết với một số trường điển hình qua các năm được thể hiện trong bảng 4.7.

Bảng 4.7. Công tác liên kết với một số trường Đại học So sánh So sánh Đơn vị liên kết 2013 (người) 2014 (người) 2015 (người) 2014/2013 (%) 2015/2014 (%)

Đại học SPKT Hưng Yên: - Công nghệ KT điện - Cơ khí chế tạo - Công nghệ Ô tô 35 30 20 50 35 25 48 35 22 142,8 116,7 125,0 96,0 100,0 88,0 Đại học kinh tế Quốc Dân

- Kế toán 30 30 32 100,0 106,7

Tổng 115 140 137 121,7 97,9

Nguồn: Phòng đào tạo (2015)

Qua bảng phân tích ta thấy xu hướng học liên thông, liên kết chủ yếu tập trung ở khối ngành kỹ thuật điều này cho thấy những ngành này vẫn đang là thu hút người học.

4.1.4.2. Đào tạo nghề nông thôn

Sau 5 năm triển khai đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020, hơn 110 nghìn LĐNT được học nghề, trong đó gần 39 nghìn người được hỗ trợ theo Đề án 1956, góp phần giải

63

quyết việc làm tại chỗ, chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn (LĐNT). Hàng năm trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh được Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Bắc Ninh giao nhiệm vụ mở các lớp lao động nông thôn ngắn hạn với các nghề phi nông nghiệp như: Điện dân dụng, điện lạnh, tin học, hàn, ....

Qua những kết quả đạt được sau 5 năm có thể khẳng định đề án được triển khai đúng hướng và có những tác động tích cực. Từ năm 2010 đến hết năm 2015 năm trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh đã đào tạo hơn 1.200 LĐNT được học nghề theo Đề án 1956 và trên 70% có việc làm sau học nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật bắc ninh (Trang 72 - 76)