Tăng cường liên kết đào tạo với cơ sở đào tạo trong nước và quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật bắc ninh (Trang 117 - 118)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.4.Tăng cường liên kết đào tạo với cơ sở đào tạo trong nước và quốc tế

4.3.4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

Qua nghiên cứu thực trạng nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng Nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh chúng ta nhận thấy công tác phối hợp liên kết đào tạo đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, công tác đào tạo hợp tác, liên kết quốc tế thì chưa có, để không bị tụt hậu xa so với trình độ chung của các nước tiên tiến trên thế giới và nhằm tạo bước đà vươn ra thị trường thế giới Trường Cao đẳng Nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh cần tăng cường hơn nữa công tác phối hợp, liên kết với cơ sở đào tạo nước ngoài tạo điều kiện cho nhân lực trình độ cao tham gia giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

4.3.4.2. Nội dung giải pháp

Trong bài báo “Tăng cường đào tạo liên kết quốc tế chất lượng cao” đăng trên trang báo điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam viết: “Phó Thủ tướng mong muốn Bộ GD&ĐT tiếp tục đẩy mạnh triển khai đề án nâng cao tự chủ các trường đại học, trong đó khuyến khích mạnh mẽ liên kết đào tạo với các trường đại học có uy tín trên thế giới theo đúng quy định, vì quyền lợi của học viên, vì chất lượng của giáo dục Việt Nam. Đó là một trong những giải pháp rất cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đáp ứng nhu cầu của nguồn nhân lực trong giai đoạn tới”. Đảng và Chính phủ cũng rất quan tâm và ủng hộ việc mở rộng hợp tác với các cơ sở đào tạo quốc tế (Đình Nam, 2015).

4.3.4.3. Biển pháp triển khai thực hiện giải pháp

- Thực hiện các dự án phối hợp với các cơ sở đào tạo nước ngoài: Thực hiện các dự án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cùng các cơ sở đào tạo nước ngoài, đào tạo cho học viên của cơ sở đào tạo nước ngoài, hoặc mời giảng viên của nước ngoài đào tạo cho học viên của Việt Nam.

- Tăng nguồn lực để quảng bá thương hiệu trong nước và khu vực ASEAN: Tăng đầu tư cho đào tạo HSSV nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao hình ảnh và uy tín thương hiệu đào tạo.

106

- Đa dạng hoá loại hình hợp tác, tăng cường hội nhập trong khu vực, mời các chuyên gia nước ngoài sang giảng dạy tại trường.

- Sử dụng tình nguyện viên quốc tế trong giảng dạy, xúc tiến xây dựng mối quan hệ hợp tác với các nước trong và ngoài khu vực về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác sản xuất trên cơ sở hai bên cùng quan tâm và cùng có lợi.

- Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ về hỗ trợ hợp tác kỹ thuật và nguồn vốn đầu tư để bồi dưỡng giáo viên trên các mặt: tư duy mới trong đào tạo, phương pháp giảng dạy mới, nâng cao trình độ về chuyên môn và ngoại ngữ, xây dựng ngành học mới, đổi mới nội dung đào tạo, tăng cường trang thiết bị đào tạo... phục vụ thiết thực cho việc nâng cao chất lượng đào tạo và hội nhập quốc tế.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách đào tạo thu hút HSSV nước ngoài đang học tập tại Việt Nam tham gia vào các chương trình huấn luyện, đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật bắc ninh (Trang 117 - 118)