Thực hiện tốt công tác tuyển sinh, quảng bá thương hiệu hình ảnh về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật bắc ninh (Trang 104 - 108)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.1.Thực hiện tốt công tác tuyển sinh, quảng bá thương hiệu hình ảnh về

tạo tại Trường Cao đẳng Nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh

4.3.1.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

Căn cứ vào kết quả phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đếncông tác

tuyển sinh còn yếu chưa phát huy vai trò là cơ quan tuyển sinh đầu vào cho nhà trường. Nhằm thực hiện nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh nhà trường cần phải thúc đẩy triển khai các dự án trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và tiến tới mở rộng quy mô trên cả nước nhằm tăng quy mô tiếp xúc với đối tượng người học và cần nâng cao năng lực làm việc cho các cán bộ Phòng Tư vấn tuyển sinh. Để làm tốt được công tác tuyển sinh và quản bá thương hiệu hỉnh ảnh của nhà trường cần có những đề xuất giải pháp cụ thể sau.

4.3.1.2. Nội dung giải pháp

Nâng cao nhận thức và vai trò trách nhiệm của cán bộ tuyển sinh: tổ chức tập huấn, Ban Tuyển sinh làm công tác tư tưởng cho từng cán bộ. Cán bộ tuyển sinh đóng vai trò hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng về công tác tuyển sinh của nhà trường. Cán bộ tuyển sinh trước hết cần phải nhận thức rằng công việc họ đang thực hiện có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của nhà trường.

Thường xuyên tổ chức các buổi định hướng nghề nghiệp, chọn nghề chọn trường cho các học sinh THPT, THCS.

Đặc biệt chú trọng đến việc lựa chọn cán bộ tư vấn tuyển sinh đưa các thông tin trực tiếp đến các đối tượng tuyển sinh: Cán bộ tuyển sinh phải là người nắm rõ về các khóa học, các chuyên ngành đào tạo. Bởi vì thông tin trên các phương tiện trên có lúc chưa truyền tải hết tất cả những thông tin chi tiết đối với công tác đào tạo và các thông tin liên quan. Hơn nữa, đối tượng vẫn chưa nhận thức và hiểu rõ những ngành nghề mà trường đang đào tạo, tầm quan trọng của công tác đào tạo đôi lúc muốn tìm hiểu thêm thì chỉ có cán bộ tuyển sinh giải thích trực tiếp mới phát huy hiệu quả.

Chấp hành tốt các luật, quy định: Cán bộ tuyển sinh cần phải thực hiện tốt nhằm nâng cao hình ảnh, thương hiệu nhà trường. Từ đó, giúp nâng cao hiệu quả tư vấn cho hoc sinh.

93

Cán bộ của phòng Tư vấn tuyển sinh không chỉ cần có đạo đức, chấp hành tốt mà cần phải đảm bảo đủ kỹ năng, trình độ kiến thức nhất định mới có thể tham gia công tác tư vấn. Như vậy mới có thể nâng cao hiệu quả trong quá trình tư vấn.

Tập huấn cho cán bộ tuyển sinh về tâm thế, làm công tác tư tưởng trước khi nhận nhiệm vụ: cần có sự chia sẻ về kỹ năng thực tế, kinh nghiệm từ những cán bộ trước nhằm nâng cao kỹ năng làm việc cho cán bộ của phòng.

Các chính sách: Nhà trường cũng cần có những chính sách động viên, khích lệ tinh thần cho các cán bộ tuyển sinh nhằm vững vàng và quyết liệt hơn trong các tác nghiệp.

Quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, giáo viên: tổ chức sinh nhật cho cán bộ, tổ chức thăm hỏi khi bị ốm đau.

Phát động thi đua cho cán bộ phòng Tư vấn tuyển sinh.

4.3.1.3. Biện pháp triển khai thực hiện giải pháp

Tuy là một trường công lập không thương mại hóa công tác đào tạo. Tuy nhiên, cần phải nâng cao công tác quảng bá thương hiệu, hình ảnh của nhà trường trên địa bàn và các tỉnh lân cận nhằm phục vụ cho công tác tuyển sinh, tạo điều kiện tăng số lượng đầu vào tuyển sinh, đẩy mạnh hoạt động của Phòng Tư vấn tuyển sinh. Biện pháp tăng cường quảng bá thương hiệu cụ thể như sau:

- Công tác PR: Tăng cường tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng: Tuyên truyền, quảng bá là một trong những biện pháp nhằm đưa thông tin trực tiếp hay gián tiếp đến với đối tuợng đào tạo và những người có liên quan. Trường Cao đẳng Nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh là một trường duy nhất trên tỉnh Bắc Ninh có đào tạo kỹ năng mềm cho HSSV, dạy tiếng Nhật, Hàn miễn phí cho học sinh, nhằm trang bị kĩ năng sống cho các em HSSV sau khi ra trường. Muốn vậy, việc tuyên truyền quảng bá phải được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng và thường xuyên: Tuyên truyền trên các kênh phát thanh, truyền hình; bằng các băng rôn, backdrop.

- Phòng PR: Tăng cường các hoạt động, dự án đào tạo bên ngoài xã hội: Tăng số lượng huấn luyện đầu khóa, định hướng nghề nghiệp nhằm giúp các bạn học sinh, sinh viên nhận thức tốt về nghề nghiệp đồng thời tăng quy mô ảnh hưởng công tác đào tạo của nhà trường.

- Phòng Đào tạo:

+ Thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn của phòng: Sắp xếp lịch trình học phù hợp, các công tác coi thi, chấm điểm, quản lý các dữ liệu đào tạo tránh thất

94

thoát ảnh hưởng đến kết quả đào tạo của HSSV. Khi thực hiện các công tác đào tạo quán triệt tinh thần trách nhiệm cao trong công việc tránh làm qua loa.

+ Sắp xếp nhân sự hợp lý và đúng tiêu chuẩn, chuyên môn: Những cán bộ, có kinh nghiệm, kỹ năng làm việc cao hơn, có trách nhiệm trong công việc nên bổ nhiệm vào các vị trí quản lý và đốc thúc, giám sát công việc.

+ Thực hiện công tác theo quy trình làm việc, nếu cần thiết cần xây dựng quy trình mới phù hợp với thực tế: Vai trò của Phòng Đào tạo trong việc nâng cao thương hiệu đào tạo và hình ảnh của nhà trường là rất lớn. Do vậy, việc thực hiện theo các quy trình công việc không tốt là ảnh hưởng đến chất lượng, uy tín, hình ảnh của nhà trường.

4.3.2. Tăng cường đầu tư, trang bị nguồn lực cho đào tạo nghề

4.3.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

Nguồn lực đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chất lượng đào tạo của nhà trường. Nguồn lực bao gồm có nhân lực, vật lực và tài chính cho nâng cao chất lượng đào tạo. Để tăng cường đầu tư trang bị, nguồn lực cho đào tạo nghề thì ta đề xuất các giải pháp sau.

4.3.2.2. Nội dung giải pháp

Tài chính: Trường Cao đẳng Nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh là đơn vị sự

nghiệp có thu, ngân sách chi tiêu hàng năm do UBND tỉnh ký duyệt.Ngoài ra nhà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trường thu hút nguồn vốn từ các doanh nghiệp và khuyến khích đầu tư từ các cơ quan ban, ngành và đặc biệt là các nguồn vốn ODA, các tổ chức phi chính phủ: Giám sát chặt chẽ công tác đào tạo nâng cao chất lượng đào tạo, quảng bá thương hiệu hình ảnh cả nước.

- Cân đối đảm bảo nguồn lực:

+ Có công tác hoạch định về chi tiêu, đầu tư rõ ràng, càng chính xác càng tốt. + Có kế hoạch sử dụng nguồn vốn cho các chương trình đào tạo trong dài hạn.

- Tăng cường nguồn lực đi liền với hiệu quả sử dụng nguồn lực: Nguồn lực

cần phải được sử dụng hiệu quả cho công tác đào tạo thì việc tăng nguồn lực mới có ý nghĩa.

- Kiểm tra lại công tác tài chính - kế toán: Kiểm soát chặt chẽ công tác hoạch định, cân đối học bổng cấp ra cho HSSV.

95

Nhân lực: Con người là yếu tố quan trọng góp phần to lớn vào chất lượng công tác đào tạo của nhà trường.

- Về phía giảng viên, giáo viên trình độ chuyên môn đã đáp ứng được yêu cầu, tuy nhiên cũng cần phải khuyến khích HSSV kết nối để trao đổi và định hướng cho HSSV trong quá trình đào tạo. Nếu cần thiết trên các giờ giảng hoặc giờ thực hành yêu cầu HSSV kết nối để đánh giá mức độ hiểu bài học. Nghiêm khắc với những HSSV có thái độ chưa tốt trong rèn luyện sử dụng các hình thức nhắc nhở, đình chỉ học

- Về phía HSSV: Nâng cao tinh thần hợp tác với giảng viên, giáo viên trong hoạt động giảng dạy, cần tích cực trao đổi kết nối với giáo viên không chỉ trên lớp học. Trong thực tập phải kiên trì, nghiêm túc thực hiện theo nội quy lao động, thực hiện những yêu cầu của giảng viên, giáo viên để thay đổi bản thân hoàn thiện hơn.

Cơ sở vật chất: nâng cao chất lượng đào tạo đều phải dựa trên những điều kiện cơ sở vật chất nhất định để phục vụ cho các hoạt động giảng dạy, huấn luyện đào tạo học viên, để thực hiện tốt cần có sự hỗ trợ rất lớn về tài chính và những điều kiện vật chất. Cần một lượng tài chính không nhỏ để xây dựng cơ sở hạ tầng, các thiết bị văn phòng, dụng cụ kỹ thuật cho thực tập, các thiết bị phục vụ cho hoạt động huấn luyện có chất lượng cao, giáo trình và tài liệu cho học viên học và tham khảo. Thực tế đã chứng minh để đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao không thể thiếu điều kiện trang thiết bị và cơ sở vật chất đầy đủ để thực hành. Không có các điều kiện tiếp xúc với trang thiết bị để thực hành thì những kiến thức, kỹ năng của học viên không được hình thành, không thể đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực theo hướng kinh tế tri thức. Để tránh tình trạng này cần thực hiện các biện pháp cụ thể như:

4.3.2.3. Biện pháp triển khai thực hiện giải pháp

- Từng bước đầu tư thiết bị giảng dạy, học tập, nghiên cứu theo hướng đồng bộ hiện đại và thiết thực.

- Hoàn thành và đưa vào sử dụng khu nhà xưởng công nghệ cao theo mô hình nhà máy thu nhỏ được cộng hòa liên bang Đức tài trợ. Qui hoạch lại không gian các phòng học lý thuyết, xưởng thực hành của nhà trường, khu giáo dục thể chất nhằm đáp ứng sự phát triển của nhà trường giai đoạn sau.

- Xây dựng kế hoạch dài hạn cho việc đầu tư cơ sở vật chất cho công tác đào tạo.

- Vận động các tổ chức quốc tế và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, xin viện trợ theo nguồn vốn ODA của các nước phát triển hoặc nguồn vốn ADB của chính phủ để tăng cường năng lực Nhà trường trên các mặt tiếp nhận công nghệ hiện đại, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo giáo viên.

96

- Huy động các nguồn kinh phí hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương và các tổ chức khác để duy tu, bảo dưỡng và nâng cấp cơ sở vật chất của nhà trường.

- Liên hệ với các cơ sở đào tạo đã có liên kết để hỗ trợ về cơ sở vật chất với các chương trình đào tạo liên thông ĐH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật bắc ninh (Trang 104 - 108)