Cơ sở thực tiễn về phát triển chất lượng dịch vụ lưu trú tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của khách sạn dạ hương, tỉnh thái nguyên (Trang 34 - 35)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu

2.3. Cơ sở thực tiễn

2.3.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển chất lượng dịch vụ lưu trú tại Việt Nam

Ngành Du lịch Việt Nam đã trải qua 55 năm trưởng thành, phát triển. Đó là một quãng thời gian không dài song Du lịch Việt Nam đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, thể hiện vai trò của một trong những ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao.

Cùng với sự lớn mạnh của ngành Du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch (CSLTDL) đã được đầu tư và nâng cao chất lượng, phát triển nhanh về số lượng, đa dạng về loại hình, góp phần tạo nên sức hấp dẫn chung của sản phẩm du lịch Việt Nam, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu đa dạng của hàng chục triệu lượt khách mỗi năm ở các mức chi tiêu khác nhau. Ngoài hai loại hình chủ yếu: khách sạn thành phố và nhà nghỉ du lịch, đã hình thành khách sạn nghỉ dưỡng (resort), căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay), tàu thủy lưu trú du lịch,.. ở khắp các địa danh trong cả nước. Lực lượng hơn

18.600 đơn vị với sức chưa 350.000 buồng (gấp 5 lần so với năm 2001) đã góp phần tích cực phục vụ thành công những sự kiện trọng đại của quốc gia và quốc tế, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam năng động, nhiệt hình, thân thiện và mến khách.

Từ năm 2010 đến 2015, các nhà đầu tư Việt Nam đã khẳng định được vị thế trên thị trường, hình thành những chuỗi khách sạn có đẳng cấp quốc tế mang thương hiệu Việt. Ngoài đơn vị có truyền thống nhiều năm như Tổng công ty Du lịch Sài Gòn với thương hiệu Saigontourist. Tổng Công ty Du lịch Hà Nội với thương hiệu Hanoitourist, đã xuất hiện chuỗi khách sạn Vinpearl của tập đoàn Vingroup, chuỗi khách sạn Sun Group, chuỗi khách sạn của tập đoàn Mường Thanh,.. được du khách đánh gia cao. Các nhà đầu tư Việt Nam đã thay thế nhà đầu tư nước ngoài trong một số dự án kinh doanh khách sạn cao cấp.

Các cơ sở lưu trú du lịch đã chú trọng mở rộng dịch vụ phục vụ nhu cầu đa dạng của khách. Những dịch vụ bổ sung như chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp, phòng họp phục vụ hội nghị, hội thảo, vui chơi giải trí đang có xu hướng tăng tỷ trọng trong doanh thu của hầu hết các cơ sở lưu trú du lịch.

Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam là lực lượng đi đầu trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phát triển bề vững đặc biệt là tiết kiệm năng lượng, nước. Tổng cục Du lịch đã khởi xướng và được Bộ VHTTDL phê duyệt, ban hành Bộ tiêu chí Nhãn Du lịch bền vững (DLBV) Bông sen xanh cho các CSLTDL tại Việt Nam theo Quyết định số 1355/QĐ- BVHTTDL ngày 12/4/2012. Đến nay, cả nước đã có 33 khách sạn được trao chứng nhận nhãn DLBV Bông sen xanh cấp độ từ 1 đến 5, tập trung tại các tỉnh/thành phố: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu và Bắc Ninh.

Hướng đến mục tiêu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong bối cảnh hội nhập, Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của các CSLTDL, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, tạo các thương hiệu mạnh trên thị trường quốc tế. Các CSLTDL đang nỗ lực phấn đấu, góp phần để Việt Nam luôn là trung tâm du lịch, điểm đến hấp dẫn, đáng tin cậy của du khách bốn phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của khách sạn dạ hương, tỉnh thái nguyên (Trang 34 - 35)