Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 106 - 111)

5.1. KẾT LUẬN

1. Với vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động đầu tư đã và đang được đảng và Nhà nước quan tâm. Cùng với sự phát triển của cả nước, những năm qua tình hình kinh tế - xã hội của huyện Thường Tín đã có những chuyển biến rõ rệt, bước đầu đã có sự tăng trưởng kinh tế và đi đến ổn định. Có được kết quả đó một phần quan trọng là nhờ vào đầu tư xã hội tăng cao, đặc biệt là đầu tư xây dưng cơ sở hạ tầng. Việc sử dụng nguồn vốn đầu tư từ nguồn NSNN để đầu tư XDCB đã tạo ra đòn bảy quan trọng để tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, tăng năng lực sản xuất và tạo bộ mặt mới của huyện Thường Tín hiện naỵ

2. Kết quả nghiên cứu thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN ở Huyện Thường Tín nhìn chung cho thấy:

- Công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư XDCB đã thực hiện đúng

quy định, bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của huyện. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động rất hạn chế nên việc phân bổ vốn cho một số công trình, dự án còn dàn trải, kéo dài trong nhiều năm.

- Công tác tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư đã tạo điều kiện thuận lợi

cho các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình XDCB, đáp ứng tiến độ giải ngân chung của huyện. Tuy nhiên, công tác này còn gặp nhiều khó khăn như: Các văn bản hướng dẫn thường xuyên thay đổi; Thủ tục tạm ứng và thanh toán rườm rà; Sự phối kết hợp giữa các phòng ban có liên quan chưa thực sự ăn khớp và thống nhất.

- Công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB được thực hiện ngày càng tốt hơn.

Tuy nhiên, hiện tại công tác này vẫn còn chậm so với yêu cầụ Nguyên nhân tình trạng này có thể kể đến ở đây là: Số lượng dự án, công trình ngày một nhiều; Số lượng dự án, quy mô đầu tư của dự án ngày càng tăng; Nguồn nhân lực, cán bộ quyết toán thường phải kiêm nghiệm nhiều nhiệm vụ.

- Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán vốn đầu tư XDCB đã góp phần

không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng các công trình XDCB trên địa bàn huyện và chống lãng phí nguồn vốn NSNN thông qua việc phát hiện những sai

phạm trong đầu tư XDCB ở huyện. Tuy nhiên, công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán còn mang tính hình thức, chưa chuyên sâu do thiếu đội ngũ cán bộ chuyên môn và điều kiện trang thiết bị phục vụ công tác này còn hạn chế.

3. Những năm tới, công tác quản lý vốn đầu tư XDCB nguồn NSNN ở Huyện Thường Tín cần thực hiện tốt các nhóm giải pháp sau: 1) Hoàn thiện công tác lập kế hoạch đầu tư XDCB từ nguồn NSNN; 2) . Hoàn thiện quản lý công tác cấp phát vốn đầu tư cho các dự án 3) Hoàn thiện quản lý công tác quyết toán vốn đầu tư; 4) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán; 5) Nhóm giải pháp bổ trợ khác như: tăng cường công tác quản lý dự án, nâng cao vai trò bên thụ hưởng đầu tư, đào tại lại cán bộ, nâng cao thu nhập cho cán bộ quản lý vốn, xử lý vi phạm trong quản lý vốn…

5.2. KIẾN NGHỊ

5.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp lý đồng bộ về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước

Để đáp ứng yêu cầu quản lý chi NSNN trong lĩnh vực đầu tư XDCB và quản lý hoạt động đầu tư, xây dựng trong điều kiện mới, hệ thống pháp lý phải thường xuyên được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, đồng bộ hoá các văn bản quy phạm pháp luật khác như Luật NSNN, Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, các luật giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư xây dựng. Đặc biệt cần hoàn thiện và thống nhất các văn bản liên quan đến chế độ đền bù giải phóng mặt bằng. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng lớn khi thực hiện các dự án đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn huyện Thường Tín mà trên cả các quận, huyện khác trên địa bàn thành phố Hà Nộị

Các văn bản quy phạm pháp luật phải rõ ràng cụ thể, hạn chế nhiều bậc hướng dẫn, tránh những quy định chung chung mang tính chất nguyên tắc tạo cơ hội cho sự “vận dụng”, tham nhũng, lách luật. Đồng thời cần phải quy định và tách bạch phạm vi trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị tư vấn, đơn vị thi công...trong quá trình đầu tư.

Tăng cường các quy định về xử phạt vi phạm hành chính. Đặc biệt lưu ý các chế định phạt tiền, quy định về hạ bậc lương, chuyển công tác, cách chức khi vi phạm ở các mức độ cụ thể.

Tăng cường tham khảo kinh nghiệm của các nước khác nếu thấy phù hợp có thể vận dụng vào hoàn cảnh Việt Nam.

Cùng với hệ thống luật pháp, cần có những chính sách, chế độ và những hướng dẫn thực hiện, tránh việc ban hành những văn bản dưới luật mâu thuẫn với luật, tạo điều kiện thực hiện luật nghiêm túc, kịp thời và có hiệu quả. Hệ thống các văn bản chính sách, chế độ và hướng dẫn cần đầy đủ, chặt chẽ nhưng phải tránh chồng chéo để hạn chế những thất thoát không đáng có cho ngân sách nhà nước.

* Kiến nghị với các Sở ban ngành

Đối với Sở Xây dựng: Nhanh chóng xây dựng các thông tư hướng dẫn thực hiện các Luật, Nghị định mới của Chính phủ và Quốc hộị Khi ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản cần tiến hành đồng bộ, tránh tình trạng liên tục sửa đổi các văn bản gây khó khăn cho công tác thực hiện và tra tìm văn bản mới nhất (có hiệu lực cao hơn văn bản cũ ). Việc xây dựng đồng bộ văn bản cũng giúp cho công tác quản lý được đồng bộ, có hiệu lực cao vì có hệ thống văn bản quản lý đủ mạnh, phù hợp với nhau và với thực tiễn.

Đối với Công bố giá vật liệu liên sở: đề nghị Khi ban hành cần cụ thể và cập nhật giá thị trường sớm nhất để việc tránh thất thoát ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, giá phải phù hợp với thực tế tránh trường hợp một số giá vật liệu chung chung như giá vật liệu đất đồi công bố tại địa bàn thành phố Hà Nội là rất khó cho đơn vị thẩm định dự toán vì thành phố Hà Nội sau khi mở rộng thì có địa bàn gần với mỏ đá và có địa bàn huyện thì rất xa mỏ đá mà đơn giá áp dụng 2 nơi cùng một giá thì gây khó khăn cho đơn vị thi công khi triển khai xây dựng.

* Kiến nghị với UBND Thành phố Hà Nội

Là huyện ngoại thành, nguồn thu ngân sách thấp, huyện thuộc diện trợ cấp cân đối của Thành phố. Vì vậy, đề nghị Thành phố nâng mức giao phân cấp vốn XDCB hàng năm cho huyện để huyện chủ động và hoàn thành tốt các nhiệm vụ đầu tư đã phân cấp theo Quyết định số: 51/QĐ-UBND ngày 16/12/2008 của UBND thành phố Hà Nội về việc phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nộị

Tạo điều kiện thuận lợi, đơn giản hóa về thủ tục hồ sơ và đẩy nhanh tiến độ thu hồi đất phục vụ đấu giá QSD đất ở để tăng nguồn thu cho đầu tư phát triển. Đối với những diện tích nhỏ lẻ xen kẽ trong khu dân cư đề nghị thành phố khi ra quyết định thu hồi đất bỏ thủ tục bắt buộc phải có chỉ giới đường đỏ. Đồng thời đề nghị thành phố xem xét cho các huyện ngoại thành được quy định diện tích nhỏ lẻ xen kẹt là: 8.000m2 thay cho quy định hiện hành là: dưới 5.000m2.

5.2.2. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính

Tổ chức lại bộ máy quản lý nhà nước theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, có hiệu lực và hiệu quả. Quản lý nhà nước chỉ đảm nhiệm chức năng hoạch định chính sách, chế độ và kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ đó, không bao biện, làm thay cho cơ sở. Các cơ quan hành chính không can thiệp vào các công việc cụ thể trong quá trình đầu tư của các chủ đầu tư mà chỉ thực hiện bố trí kế hoạch vốn theo đúng quy định. Thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ quản lý được giao, thực hiện kiểm tra, thanh tra và xử lý theo đúng quy định.

Tiếp tục thực hiện đơn giản hóa và công khai các thủ tục hành chính, mở rộng cơ chế một cửa liên thông trong quản lý lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.

5.2.3. Đổi mới công tác tổ chức, sắp xếp cán bộ

Tăng cường đầu tư cho đào tạo và đào tạo lại đội ngũ quản lý nhà nước về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho phù hợp với điều kiện hiện tại, bảo đảm đội ngũ cán bộ phải tinh thông về nghiệp vụ và am hiểu luật pháp.

Đảm bảo điều kiện vật chất, tinh thần để cho cán bộ, công chức yên tâm trong công tác. Tiền lương, thu nhập chính đáng của cán bộ, công chức nhà nước phải đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình.

5.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật

Hệ thống hoá toàn bộ các văn bản có liên quan đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB của một dự án, các quy định về lập dự án, về quản lý thiết kế - dự toán, các quy định pháp luật về đất đai, đến các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, thanh, quyết toán công trình, dự án... để cho người đọc có thể hình dung được khi thực hiện một dự án đầu tư cần phải làm những công việc gì, những việc gì pháp luật nghiêm cấm.

Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên các phương tiện truyền thông như báo chí, đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện hiện đại khác như internet.

Như vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB cần có sự cải cách một cách đồng bộ hệ thống pháp lý đến những cơ chế chính sách để đảm bảo các khoản chi đầu tư XDCB của ngân sách nhà nước được thực hiện đúng mục đích, có hiệu quả và tạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2011a). Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 về quản lý thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.

2. Bộ Tài chính (2011b). Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/2/2011 quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.

3. Chính phủ (2009a). Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, Hà Nộị

4. Chính phủ(2009b).Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 về giám sát, đánh giá đầu tư.

5. Cồ Như Dũng (2012). Hoàn thiện quản lý chi Ngân sách nhà nước cấp Quận tại quận Ba Đình, thành phố Hà Nộị

6. Đỗ Duy Hòa (2013). Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách Nhà nước của Thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nôị tr.34-36.

7. Đặng Văn Du, Bùi Tiến Hanh (2010). Giáo trình quản lý chi NSNN, Nhà xuất bản tài chính. Tr 109-161

8. Nguyễn Thị Bình (năm 2012). Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải Việt Nam.

[

9. Phòng Tài chính và Kế hoạch Huyện Thường Tín (2012). Báo cáo cân đối ngân sách Huyện Thường Tín năm 2012.

10.Phòng Tài chính và Kế hoạch Huyện Thường Tín (2013). Báo cáo cân đối ngân sách Huyện Thường Tín năm 2013.

11.Phòng Tài chính và Kế hoạch Huyện Thường Tín (2014). Báo cáo cân đối ngân sách Huyện Thường Tín năm 2014.

12. Quốc hội (2002). Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 13. Quốc hội (2003). Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003, Hà Nộị

15. Quốc hội (2009). Luật số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản, Hà Nộị

16.Quốc hội (2014). Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014.

17. Quốc hội (2015). Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015. 18. Thủ tướng chính phủ (2005). Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày

18/4/2005 ban hành quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng.

19. UBND huyện Thành phố Hà Nội (2013), Quyết định 49/2013/QĐ-UBND 11/11/2013 ban hành quy định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng. 20. UBND huyện Thường Tín (2013). Quyết định số 177/QĐ-UBND ngày

10/01/2013 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Thường Tín đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

21. UBND Huyện Thường Tín (2008). Quy trình quản lý đầu tư XDCB bằng nguồn NSNN phân cấp cho huyện của UBND huyện Thường Tín ngày 05/11/2008. 22. UBND huyện Thường Tín (2012). Báo cáo đánh giá kết quả 5 năm thực hiện kết

luận hội nghị TW6 (Khóa X và Nghị quyết số 15 của Quốc hội (Khóa XII) về điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội của UBND huyện Thường Tín. 23. UBND huyện Thường Tín (2012). Báo cáo tổng hợp về quy hoạch tổng thể phát

triển kinh tế - xã hội huyện Thường Tín đến năm 2020.

24. UBND Thành phố Hà Nội (2011). Quyết định số: 02/2011/QĐ-UBND ngày 10/01/2011 về việc ban hành quy định một số nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dung trên địa bàn Thành phố Hà Nộị

25.UBND Thành phố Hà Nội (2011). Quyết định số: 11/2011/QĐ-UBND ngày 02/3/2011 về việc quy định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015.

26.UBND Thành phố Hà Nội (2012). Quyết định số: 09/2012/QĐ-UBND ngày 21/5/2012 về việc ban hành quy định một số nội dung về quản lý đầu tư và xây dựng các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nộị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 106 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)