Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản và nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 51 - 56)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1. Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản và nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN THƯỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

4.1.1 Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Thường Tín

Thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội Khóa XII về điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan. Huyện Thường Tín hợp nhất trở thành huyện ngoại thành Thành phố Hà Nộị Bước đầu đã thực hiện tốt các quy định về quản lý kinh tế - xã hội phục vụ công tác như: Công tác cải cách hành chính; quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; hoạt động mua sắm công và công tác thu, chi ngân sách. năm 2008 đến nay được Thành phố quan tâm đã hỗ trợ huyện, các xã, thị trấn để đầu tư các dự án xây dựng đặc biệt đối với sự nghiệp giáo dục, giao thông, nâng cấp cơ sở hạ tầng của huyện.

- Về giáo dục: Đầu tư xây dựng, sửa chữa và nâng cấp 107 trường; tổng số phòng học là 810 phòng với tổng mức đầu tư là 441,91 tỷ đồng và các hạng mục khác nhằm xóa bỏ các phòng học tạm, tiếp tục phấn đấu để đạt trường chuẩn quốc gia theo tiêu chí mới của Thành phố. Đã được công nhận trường chuẩn quốc gia theo tiêu trí mới là 5 trường; Trong năm 2015 triển khai xây dựng cơ vật chất và công nhận trường chuẩn quốc gia thêm 5 trường.

- Về y tế: Đã có 22 trạm y tế các xã được đầu tư nâng cấp với tổng số nguồn vốn đầu tư 18 tỷ đồng. Trong đó có 10 trạm y tế xã được đầu tư xây mới và 12 trạm y tế xã được sửa chữa nâng cấp phục vụ tốt nhu cầu khám, chữa bệnh trong nhân dân ngay tuyến cơ sở.

- Về giao thông:

+ Cải tạo xây dựng các trục đường giao thông chính, huyết, mạch do Huyện quản lý là 15 dự án với tổng mức đầu tư là: 342,5 tỷ đồng nhằm phát triển lưu thông hàng hóa phục vụ đi lại của nhân dân.

+ Bên cạnh đó tổ chức thực hiện cứng hóa cơ bản xong các tuyến đường trục xã, liên xã và các đường trục thôn xóm gồm: 212 dự án giao thông nông thôn, giao thông nội đồng (trong đó năm 2013 thực hiện đào đắp và cứng hóa 103 tuyến đường giao thông nội đồng cho 28 xã với tổng mức đầu tư khoảng 65

tỷ đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp và dồn ô đổi thửa tại huyện Thường Tín, TP Hà Nội theo chương trình mục tiêu quốc gia).

+ Đồng thời năm 2013 sau khi nghiên cứu, học tập mô hình nhiều địa phương trong xây dựng nông thôn mới, Huyện đã vận dụng và áp dụng cơ chế đặc thù xây dựng nông thôn mới theo quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 của thủ tướng Chính Phủ (đề án 02/DA-UBND ngày 10/10/2013 của UBND huyện Thường Tín). Cụ thể:

Đợt 1: Cứng hóa 136 tuyến đường giao thông ngõ, xóm kết hợp rãnh thoát

nước dài 20km với tổng kinh phí 24 tỷ đồng (trong đó ngân sách huyện cấp 12,65 tỷ đồng còn lại nhân dân đóng góp).

Đợt 2: Cứng hóa 165 tuyến đường giao thông ngõ, xóm, trục thôn kết hợp

rãnh thoát dài trên 20km với tổng kinh phí khoảng 25 tỷ đồng (trong đó ngân sách huyện cấp 13,74 tỷ đồng còn lại nhân dân đóng góp).

Đợt 3: Đang triển khai cứng hóa 168 tuyến đường giao thông ngõ, xóm, trục

thôn kế hợp rãnh thoát nước và đường giao thông nội đồng dài trên 30km với tổng kinh phí khoảng 32 tỷ đồng (trong đó ngân sách huyện cấp 14.2 tỷ đồng còn lại nhân dân đóng góp).

Đợt 4: Đang triển khai cứng hóa 161 tuyến đường giao thông ngõ, xóm, trục thôn kế hợp rãnh thoát nước và đường giao thông nội đồng dài trên 30km với tổng kinh phí khoảng 38 tỷ đồng (trong đó ngân sách huyện cấp 15.62 tỷ đồng còn lại nhân dân đóng góp).

Như vậy tính đến tháng 11/2015, đã triển khai 04 đợt triển khai xây dựng 630 công trình, hiện các công trình đã được thẩm tra phê duyệt quyết toán, kết quả toàn huyện đã kiên cố hóa được thêm 93,18 Km đường giao thông (trong đó có 85,98km đường giao thông nông thôn đạt tiêu chuẩn NTM, 7,2km đường trục chính nội đồng và 18,6km rãnh thoát nước). Tổng kinh phí hỗ trợ của 4 đợt triển khai (mua nguyên vật liệu chính) 56,.21 tỷ đồng. Trong đó nguồn Mục tiêu quốc gia là 10.101 triệu đồng, còn lại 46,109 tỷ đồng huyện bố trí nguồn phân cấp, đấu giá đất và kết dư của huyện.

- Về lĩnh vực thuỷ lợi: Cải tạo, nâng cấp 7 dự án chính với tổng mức đầu tư là 96,431 tỷ đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp, thuận lợi trong công tác tưới, tiêu và công tác chống úng.

- Về lĩnh vực chỉnh trang, chiếu sáng đô thị: Thực hiện 3 dự án chiếu sáng của Thành phố ủy quyền cho huyện làm chủ đầu tư, quản lý và thực hiện các tuyến đường liên Huyện với tổng mức đầu tư 41,5 tỷ đồng.

Bảng 4.1. Thống kê một số công trình tiêu biểu trên địa bàn huyện giai đoạn (2012 – 2014)

TT xây dựng Năm Tên công trình Tổng mức đầu tư (trđ) 1

2012

Cải tạo, nâng cấp đường vành đai thị trấn 18.299

2 Cải tạo, nâng cấp đường Tía - Bến Rấp 14.967

3 Cải tạo, nâng cấp đường Duyên Thái Ninh Sở 27.745

4 Đường Liên xã Chương Dương - Lê Lợi 4.560

5 Đường trục xã Hà Hồi 14.291

6 Đường Liên xã Vân Tảo - Ninh Sở 48.329

7 Đường liên xã Chương Dương- Quất Đông 10.587

8 Nhà làm việc BQLDA huyện 1.879

9 Cầu Đen Khánh Hà 21.297

10 cải tạo chống xuống cấp TTDSKHH GĐ huyện 4.625

11 Cải tạo UBND xã Tô Hiệu 3.235

12 Trường tiểu học Ninh Sở 11.002

13 Trường tiểu học xã Tự Nhiên 6.032

14 Trường tiểu học xã Nghiêm Xuyên 6.629

15

2013

Nghĩa trang liệt sỹ xã Khánh Hà 4.986

16 Nghĩa trang liệt sỹ xã Vạn Điểm 6.732

17 Nghĩa trang liệt sỹ xã Minh Cường 6.563

18 Trường mầm non xã Nhị Khê 24.898

19 Trường tiểu học xã Liên Phương 5.903

20

2014

Trường mầm non Trung tâm xã Hồng Vân 10.216

21 Trường tiểu học Duyên Thái 6.613

22 Trường tiểu học Vạn Điểm 6.929

23 Trường tiểu học Thống Nhất 7.054

24 Trường tiểu học Hà Hồi 7.187

25 Cầu Gộc xã Nghiêm Xuyên 10.206

- Xây dựng mới trụ sở: Xây trụ sở cho 05 UBND xã, với tổng mức đầu tư là: 16,45 tỷ đồng. Bên cạnh đó duy tu, sửa chữa trụ sở Huyện ủy, UBND huyện và nâng cấp toàn bộ hệ thống các trụ sở, cơ quan làm việc cho các địa phương các xã, thị trấn.

- Xây dựng nghĩa trang liệt sỹ: 8 dự án với tổng mức đầu tư 33,7 tỷ đồng do huyện làm chủ đầu tư.

4.1.2. Tình hình nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Huyện Thường Tín

Về nguồn vốn đầu tư phát triển của huyện Thường Tín thời kỳ 2012 – 2014 ta thấy qua bảng 4.2, nguồn vốn dành cho XDCB năm 2013 tăng mạnh so với năm 2012, năm 2014, nguyên nhân là do năm 2013 huyện tập trung cho công tác xây dựng Nông thôn mớị Vốn tăng chủ yếu ở nguồn vốn kết dư các năm trước để lạị có thể nói đây là một hạn chế trong việc phân bố vốn đầu tư XDCB các năm trước. để lại khoản kết dư lớn làm ảnh hưởng đến công tác phân bổ của các năm trước. Năm sau không xử lý dứt điểm nguồn kết dư năm trước. Còn nhìn chung mức vốn dành cho đầu tư XDCB huyện ổn định trong các năm ngân sách thời kỳ ổn định 2011-2015. Thông thường tổng vốn đầu tư XDCB thay đổi lên xuống chủ yếu do nguồn vốn thành phố hỗ trợ có mục tiêu, hỗ trợ MTQG, và nguồn ĐGĐ thay đổi lên xuống. Trách nhiệm của huyện là khai thác nhiều hơn nữa vốn ĐGĐ để có thể đảm bảo nguồn chi cho XDCB năm 2014 nguồn thu ĐGĐ tăng 3,44 lần so với năm 2013. Tuy nhiên công tác này ngoài sự cố gắng các thủ tục phía các phòng ban UBND huyện thì lại bị ảnh hưởng của thị trường đất trên địa bàn huyện. Những năm gần đây và giai đoạn sau 2016-2020 sức mua của thị trường giảm, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn vốn đầu tư XDCB. Chính vì nguồn vốn tương đối ổn định và tương đối thấp so với mặt bằng quận, huyện khác. UBND huyện cần phải chú trọng hơn nữa đến công tác quản lý vốn XDCB để đem lại hiệu quả sử dụng vốn XDCB cao nhất.

Bảng 4.2. Tổng hợp nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện tại huyện Thường Tín giai đoạn 2012-2014 Diễn giải 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%) Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%) Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%) Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%) 2014/2013 2013/2012

Tổng vốn chi đầu tư XDCB 256.559 100 360.022 100 277.913 100 0,77 1,40

Vốn thành phố hỗ trợ có mục tiêu 76.880 30 89.601 25 22.486 8 0,25 1,17

Nguồn mục tiêu quốc gia 24.110 9 30.971 9 33.579 12 1,08 1,28

Vốn XDCB tập trung theo phân cấp 78.356 31 78.491 22 69.864 25 0,89 1,00

Vốn đấu giá đất 42.321 16 15.091 4 51.872 19 3,44 0,36

Vốn đền bù khi nhà nước thu hồi đất 2.132 1 1.332 0,4 2.385 0,9 1,79 0,62

Chuyển nguồn vốn XDCB năm trước 2.561 1 40.515 11 35.217 13 0,87 15,82

Vốn kết dư, tăng thu năm trước 29.099 11 101.858 28 60.014 22 0,59 3,50

Nguồn tiết kiệm chi thường xuyên của xã 1.100 0,4 2.163 0,6 2.496 0,9 1,15 1,97

Nguồn: Phòng tài chính-kế hoạch huyện Thường Tín năm (2012-2014)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)