Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 44)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm cơ bản huyện thường tín, thành phố hà nội

3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

Huyện Thường Tín có hệ thống giao thông Quốc gia chạy dọc trung tâm huyện như đường Quốc lộ 1A dài 17,2 km và đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ. Chạy ngang huyện là tuyến đường tỉnh lộ 427 (đường 71 cũ) từ dốc Vân La (Hồng vân) qua cầu vượt Khê Hồi đến Thị trấn Thường Tín sang phía tây huyện và tỉnh lộ 429 (73 cũ) từ Thị trấn Phú Minh (Phú Xuyên) qua gầm cầu vượt Vạn Điểm đến Ngã ba Đỗ Xá giao với quốc lộ 1A cũ. Trên Huyện có tuyến đường sắt Bắc Nam dài gần 20 km với 3 nhà gă Thường Tín, Chợ Tía và Đỗ Xá). Cùng với tuyến đường thủy trên sông Hồng và sông Nhuệ Qua đi Tứ Dân, Khoái Châu, Phố Nối và thành phố Hưng Yên (với cảng Hồng Vân, cảng Vạn Điểm). Đây là điều kiện hết sức thuận lợi của Thường Tín trong việc liên kết kinh tế, giao lưu hàng hóa với trung tâm Thủ đô và huyện khác thuộc thành phố và các tỉnh lân cận.

Thêm vào đó, Thường Tín có bề dày văn hóa lịch sử lâu đời và có nhiều làng nghề truyền thống ... nên đã tạo điều kiện thuận lợi để Thường Tín vững bước trên con đường hội nhập và phát triển.

Trong lĩnh vực công nghiệp –tiểu thủ công nghiệp có sự tăng trưởng vững chắc. Một số ngành nghề truyền thống như: sơn mài, tiện gỗ, thêu tay, sản xuất chăn ga, gối, đệm, đồ mộc cao cấp, giày da,... là những nghề đem lại giá trị kinh tế cao, cùng với đó là các doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp trên địa bàn tiếp tục xây dựng và củng cố, đầu tư hoạt động sản xuất, ...điều này khiến tổng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện ngày một tăng caọ Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 18,74 triệu đồng/người/năm tăng gấp 1,5 lần so với năm 2013 (đạt 12,44 triệu đồng/người/năm).

- Về sản xuất nông nghiệp, huyện Thường Tín đã cơ cấu lại các ngành sản xuất nông nghiệp theo hướng phát huy các lợi thế của địa phương; Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2005-2010, định hướng 2015, đã hình thành vùng sản xuất lúa hàng hoá, quy hoạch những diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cây cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi tập trung, sản xuất rau an toàn, vùng hoa cây cảnh với tổng diện tích đã chuyển đổi 649 hạ Huyện đã đầu tư kinh phí 23 tỷ đồng khuyến khích sản xuất và hoàn thiện hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng và có chính sách hỗ trợ nông dân về vốn, giống và kỹ thuật. Qua đó, nền sản xuất nông nghiệp của huyện bước đầu phát triển toàn diện, theo hướng hiện đại hóạ Giá trị sản xuất bình quân tăng 3,3%; Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đạt 93 triệu đồng/ha/năm; Sản lượng lương thực trên 71.000 tấn/năm. Tổng diện tích lúa vụ xuân 2014 của huyện đạt 5.600 ha, đạt năng suất bình quân 64,1 tạ/hạ Huyện đã thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp với tổng kinh phí 1,2 tỷ đồng. Năm 2014, toàn huyện đã giảm được 1.294 hộ nghèo, hiện còn: 2.483 hộ nghèo chiếm 4% trên tổng số hộ.

- Lĩnh vực công nghiệp, trong giai đoạn 2012 đến năm 2015, huyện Thường Tín đã tiến hành đầu tư xây dựng thêm Cụm công nghiệp Quất Động mở rộng với diện tích 43,4 ha; Đến nay, cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy là 77,4%. Thường Tín hiện có 126 làng nghề thủ công, trong đó có 46 làng được công nhận làng nghề cấp thành phố, đã giải quyết việc làm cho 28.929 lao động, mức thu nhập bình quân năm 2014 trong làng nghề đạt 2,3 triệu đồng/người/tháng. Tổng doanh thu của các làng nghề được công nhận đạt 3.629,5 tỷ đồng, giá trị sản xuất chiếm hơn 50% giá trị công nghiệp toàn huyện. Năm 2014, tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ước thực hiện 5.993,4 tỷ đồng tăng 12% so với năm 2013; Tổng giá trị thương mại-dịch vụ đạt trên 4.411tỷ đồng, tăng 12 % so với năm 2013.

- Thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới đến nay, huyện đã hoàn thành và phê duyệt đề án NTM cấp huyện, 28 đề án cấp xã và 28 đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã của Huyện; xã Nhị Khê thực hiện điểm xây dựng nông thôn mới đã đạt được 19/19 tiêu chí; 03 xã cơ bản đạt (18 tiêu chí) và 10 xã đạt trên 14 tiêu chí.

- Huyện đã phê duyệt phương án dồn điền đổi thửa cho 28/28 xã, dồn được tổng diện tích là 4.302,1 ha đạt 106,5% kế hoạch. Đã có 02 xã Nghiêm Xuyên, Duyên Thái đã tổ chức thực hiện dồn điền đổi thửa xong toàn xã với diện tích là 337,6 hạ Các xã huy động đóng góp nguồn lực trong nhân dân tốt như xã Nhị Khê huy động được 400 triệu đồng và 600m2 đất; xã Vạn Điểm huy động các doanh nghiệp ủng hộ xây dựng 1 tuyến đường giao thông nông thôn với kinh phí trên 2 tỷ đồng; xã Hồng Vân nhân dân tham gia hiến 25.000m2 đất làm đường giao thông thủy lợi nội đồng; xã Minh Cường nhân dân và các doanh nghiệp ủng hộ 1,5 tỷ đồng xây dựng nghĩa trang liệt sỹ, hơn 800 triệu đồng xây dựng đường thôn Trần Phú…

- Cùng với phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, huyện Thường Tín thường xuyên quan tâm thực hiện tốt, đời sống văn hóa tinh thần và mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Cuộc vận động “Xây dựng dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” được triển khai sâu rộng và có hiệu quả. Chất lượng làng văn hóa, gia đình văn hóa ng bước được nâng cao; các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo tồn và phát huy giá trị, đặc biệt làm tốt công tác quản lý và phát huy giá trị của các lễ hội truyền thống của Huyện… Các thiết chế văn hóa được đầu tư xây dựng theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới, công tác an sinh xã hội được đảm bảọ Năm 2014, huyện đã có 85,6% hộ đạt gia đình văn hóa; có 95/169 làng đạt danh hiệu văn hoá; có 118/169 nhà văn hóa làng xây mới, cải tạo và hoàn thành và đưa vào sử dụng. Kết quả sau 5 năm thực hiện kết luận Hội nghị TW6 (Khóa X) và Nghị quyết số 15 của Quốc hội (Khóa XII) về điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, huyện Thường Tín đã có sự chuyển biến rõ rệt về kinh tế - xã hội, đời sống của nhân dân ng bước được nâng lên rõ rệt, bộ mặt nông nghiệp, nông thôn có nhiều khởi sắc, góp phần xây dựng hủ đô Hà Nội ngày càng văn minh, hiện đạị

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.2.1 Khung phân tích của đề tài 3.2.1 Khung phân tích của đề tài

lý thuyết và thực tiễn được trình bày ở trên tôi đưa ra khung phân tích về công tác quản lý vốn đầu tư XDCB nguồn NSNN trong phạm vi đề ài này được thể hiện qua sơ đồ 3.1.

Sơ đồ 3.1. Khung phân tích của đề tài về quản lý vốn đầu tư XDCB nguồn NSNN 3.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu/thông tin

3.2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Đề tài thu thập các thông tin thứ cấp thông qua các luồng chính: Các báo cáo phát triển kinh tế xã hội của địa phương các năm; báo cáo đại hội đảng bộ huyện, xã; Các báo cáo HĐND huyện, xã của huyện Thường Tín và của các công trình nghiên cứụ Số liệu thống kê về đất đai, dân số, lao động và số liệu thống kê về các chỉ tiêu kinh tế, xã hội của huyện. Thu thập số liệu quyết toán chi ngân sách cho đầu tư XDCB huyện giai đoạn 2012-2014.

QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN NSNN

Khái quát về quản lý vốn đầu tư XDCB nguồn NSN

Nội dung công tác quản lý vốn

đầu tư XDCB nguồn NSNN Các yếu tốn ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB

Khái niệm và đặc điểm Quy trình quản lý vốn Nguyên tắc quản lý vốn Phần cấp quản lý Lập kế khoạch và phân bố vốn Tổ chức thực hiện kế hoạch Phê duyệt quyết toán vốn đầu tư Thanh Tra, kiểm toán vốn Yếu tố khác quan Yếu tố chủ quan

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB nguồn NSNN

3.2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Đề tài thu thập thông tin sơ cấp quá trình phỏng vấn các cán bộ thuộc các phòng ban của huyện Thường Tín (Đại diện cho chủ đầu tư); đại diện các doanh nghiệp đang triển khai thực hiện các dự án xây dựng cơ bản; và đại diện đơn vị sử dụng các công trình XDCB trên địa bàn huyện Thường Tín.

Bảng 3.1. Số lượng mẫu điều tra

STT Đơn vị điều tra Số lượng mẫu điều tra

I Đại diện chủ đầu tư 25

1 UBND huyện Thường Tín 5

2 Kho bạc Nhà nước huyện Thường Tín 3

3 Ban quản lý dự án 5

4 Phòng Tài chính kế toán 3

5 Phòng Kinh tế 2

6 Phòng Tài nguyên và Môi trường 2

7 Phòng thanh tra huyện 2

8 Phòng Quản lý đô thị 2

9 Ban Giải phóng mặt bằng 1

II Đại diện các đơn vị thi công 30

1 Cán bộ quản lý, lãnh đạo 10

2 Cán bộ chuyên môn kế toán tài chính 10

3 Cán bộ thực hiện công trình 10

III Đại diện đơn vị sử dụng công trình 25

Đối với UBND huyện: 05 phiếu gửi Thường trực UBND huyện. Đối với mỗi cơ quan đại diện chủ đầu tư, nghiên cứu sẽ tiến hành phỏng vấn, xin ý kiến của 01 lãnh đạo, quản lý cơ quan; 01 cán bộ có nhiệm vụ công tác liên quan đến quản lý vốn đầu tư XDCB của huyện. Đối với các đơn vị thi công, đề tài sẽ lựa chọn ra 10 đơn vị thi công đang thực hiện các dự án XDCB trên địa bàn huyện. Cụ thể trong đó, mỗi đơn vị đề tài tiến hành phỏng vấn 01 lãnh đạo công ty; 01 cán bộ chuyên môn kế toán tài chính có lên quan đến công tác quản lý vốn XDCB của đơn vị, và 01 cán bộ đại diện người trực tiếp thực hiện xây dựng công trình trên địa bàn huyện..

3.2.3. Phương pháp phân tích

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được vận dụng trong chọn điểm nghiên cứu, phân tổ thống kê các loại lao động bao gồm: Loại hình doanh nghiệp, loại công trình, dự án đầu tư XDCB, cán bộ quản lý vốn đầu tư XDCB phân theo giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn. Phương pháp này cũng dùng để lựa chọn các tiêu thức để so sánh và phân tích như loại công trình, dự án XDCB ưu tiên, thời gian giải ngân vốn, khối lượng vốn đầu tư…

3.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh

Công tác quản lý vốn đầu tư XDCB nguồn NSNN được nghiên cứu trong đề tài sẽ được so sánh thông qua phương pháp thống kê so sánh nhằm chỉ ra sự khác biệt về kết quả bố trí vốn đầu tư XDCB theo các năm.

So sánh thực hiện với kế hoạch vốn đầu tư XDCB theo các năm và theo các lĩnh vực, ngành kinh tế...

So sánh số liệu năm nay với số liệu năm trước giúp ta biết được nhịp độ biến động như: tốc độ phát triển (so sánh 2014/2013; 2013/2012) và bình quân

Phân tích so sánh sự khác biệt về các vấn đề có liên quan, những vấn đề phát sinh trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB nguồn NSNN.

đó đưa ra kết luận có căn cứ khoa học cho các giải pháp đồng thời đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB nguồn NSNN đối với huyện Thường Tín.

3.2.3.3. Một số chỉ tiêu chủ yếu dùng trong phân tích

ạ Mức tăng, giảm đầu tư XDCB năm nay so với năm trước:

Mức tăng, giảm đầu tư

vốn XDCB =

Vốn đầu tư XDCB năm nay-Vốn đầu tư XDCB năm trước

b. Tốc độ phát triển vốn đầu tư XDCB so với năm trước:

Tốc độ phát triển = Vốn đầu tư XDCB năm nay x100 Vốn đầu tư XDCB năm trước

c. Tỷ lệ thực hiện vốn so với kế hoạch vốn hàng năm:

Tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư

XDCB

=

Vốn XDCB thực hiện năm nay

x100 Tổng vốn XDCB giao kế hoạch năm nay

d. Cơ cấu phân bổ vốn đầu tư cho các công trình XDCB:

Cơ cấu phân bổ vốn =

Vốn đầu tư XDCB năm nay

x100 Tổng vốn đầu tư XDCB năm nay

ẹ Giá trị vốn còn nợ chưa thanh toán cho các công trình XDCB (Nợ XDCB)

Giá trị vốn còn nợ= Giá trị vốn đã quyết toán – Giá trị vốn đã thanh toán

f. Tỷ lệ vốn tiết kiệm so với dự toán các công trình hoàn thành

Tỷ lệ vốn tiết kiệm =

Giá trị quyết toán đực duyệt

x100 Giá trị đề nghị quyết toán

g. Tỷ lệ ý kiến trả lợi đánh giá về công tác quản lý vốn ĐTXDCB

Tỷ lệ ý kiến trả lời =

Số lượng ý kiến trả lời

x100 Tổng số ý kiến trả lời

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN THƯỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

4.1.1 Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Thường Tín

Thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội Khóa XII về điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan. Huyện Thường Tín hợp nhất trở thành huyện ngoại thành Thành phố Hà Nộị Bước đầu đã thực hiện tốt các quy định về quản lý kinh tế - xã hội phục vụ công tác như: Công tác cải cách hành chính; quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; hoạt động mua sắm công và công tác thu, chi ngân sách. năm 2008 đến nay được Thành phố quan tâm đã hỗ trợ huyện, các xã, thị trấn để đầu tư các dự án xây dựng đặc biệt đối với sự nghiệp giáo dục, giao thông, nâng cấp cơ sở hạ tầng của huyện.

- Về giáo dục: Đầu tư xây dựng, sửa chữa và nâng cấp 107 trường; tổng số phòng học là 810 phòng với tổng mức đầu tư là 441,91 tỷ đồng và các hạng mục khác nhằm xóa bỏ các phòng học tạm, tiếp tục phấn đấu để đạt trường chuẩn quốc gia theo tiêu chí mới của Thành phố. Đã được công nhận trường chuẩn quốc gia theo tiêu trí mới là 5 trường; Trong năm 2015 triển khai xây dựng cơ vật chất và công nhận trường chuẩn quốc gia thêm 5 trường.

- Về y tế: Đã có 22 trạm y tế các xã được đầu tư nâng cấp với tổng số nguồn vốn đầu tư 18 tỷ đồng. Trong đó có 10 trạm y tế xã được đầu tư xây mới và 12 trạm y tế xã được sửa chữa nâng cấp phục vụ tốt nhu cầu khám, chữa bệnh trong nhân dân ngay tuyến cơ sở.

- Về giao thông:

+ Cải tạo xây dựng các trục đường giao thông chính, huyết, mạch do Huyện quản lý là 15 dự án với tổng mức đầu tư là: 342,5 tỷ đồng nhằm phát triển lưu thông hàng hóa phục vụ đi lại của nhân dân.

+ Bên cạnh đó tổ chức thực hiện cứng hóa cơ bản xong các tuyến đường trục xã, liên xã và các đường trục thôn xóm gồm: 212 dự án giao thông nông thôn, giao thông nội đồng (trong đó năm 2013 thực hiện đào đắp và cứng hóa 103 tuyến đường giao thông nội đồng cho 28 xã với tổng mức đầu tư khoảng 65

tỷ đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp và dồn ô đổi thửa tại huyện Thường Tín, TP Hà Nội theo chương trình mục tiêu quốc gia).

+ Đồng thời năm 2013 sau khi nghiên cứu, học tập mô hình nhiều địa phương trong xây dựng nông thôn mới, Huyện đã vận dụng và áp dụng cơ chế đặc thù xây dựng nông thôn mới theo quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21/3/2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)