Đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 72)

BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở HUYỆN THƯỜNG TÍN 4.3.1. Đánh giá quá trình thực hiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Thường Tín

4.3.1.1. Những kết quả đã đạt được

Trong những năm qua, việc quản lý ngân sách nói chung và quản lý vốn đầu tư XDCB nói riêng của huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đã có nhiều cố gắng để hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh tế - xã hội được giaọ Chi ngân sách nhà nước cho đầu tư XDCB ngày càng tăng và được quản lý và sử dụng ngày càng chặt chẽ, hiệu quả, hạn chế thất thoát, lãng phí, chống tham ô, tham nhũng. UBND huyện đã bố trí kịp thời cho công tác giải phóng mặt bằng, các dự án giải quyết nhu cầu dân sinh bức xúc đã được quan tâm chỉ đạo kịp thời, tạo sự phấn khởi trong nhân dân.

Công tác quản lý vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước đã góp phần tăng trưởng kinh tế, cải thiện bộ mặt của huyện Thường Tín, phát triển cơ sở hạ tầng; an sinh xã hội, tạo điều kiện về cơ sở vật chất để phát triển sự nghiệp giáo dục, văn hóa, y tế, thể dục thể thao; nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân…

Công tác quản lý vốn đầu tư XDCB của huyện Thường Tín đã đạt được một số thành tựu thể hiện qua những kết quả có được công tác đầu tư XDCB của huyện đó là:

- Công tác lập kế hoạch phân bổ vốn: Việc xây dựng kế hoạch vốn đầu tư

xây dựng cơ bản được quản lý chặt chẽ, giai đoạn xây dựng dự thảo kế hoạch, thảo luận, quyết định phân bổ;

- Công tác tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư: Việc tăng mức tạm ứng cho nhà thầu tại các hợp đồng xây lắp ở huyện Thường Tín trong những năm vừa qua là chủ trương đúng đắn nhằm tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn về mặt tài chính cho các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, đáp ứng tiến độ giải ngân chung của toàn ngành. Việc tạm ứng “thoáng” và linh hoạt hơn này đã góp phần không nhỏ trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

- Công tác quyết toán vốn đầu tư: Trong những năm gần đây, thực hiện theo hướng dẫn của thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/2/2011 của Bộ Tài chính, công tác lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB dự án công trình hoàn thành thuộc nguồn vốn NSNN của huyện Thường Tín đã có nhiều tiến bộ. Chất lượng hồ sơ báo cáo quyết toán của các chủ đầu tư đảm bảo cho công tác thẩm tra theo đúng quy định tại Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/2/2011 của Bộ Tài chính. Các chủ đầu tư đã chú ý đến công tác lưu trữ hồ sơ, phê duyệt pháp lý đúng trình tự thời gian nên tạo điều kiện cho công tác quyết toán nhanh, đúng thời hạn.

- Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán vốn đầu tư XDCB: Trong những

năm qua, cơ quan thanh tra huyện và các đoàn thanh tra của tỉnh đã thực hiện một số cuộc kiểm tra, thanh tra đã phát hiện ra những sai phạm trong quản lý đầu tư XDCB như: lập phí quyết toán khống, lập dự án chưa sát năng lực tài chính, thi công không đúng thiết kế dự toán được duyệt, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại như thiết kế, dự toán, hồ sơ dự thầu được duyệt dẫn đến thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB,…điều này sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng các công trình XDCB trên địa bàn huyện và chống lãng phí nguồn vốn NSNN của huyện.

4.3.1.2. Những hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện cũng còn không ít những hạn chế, khó khăn, vướng mắc cần được khắc phục để đẩy mạnh hơn nữa công tác đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện, tránh tình trạng để kết dư quá lớn trong khi đó nhu cầu đầu tư thực tế là rất lớn. Tỉ lệ chi cho đầu tư so với tổng chi ngân sách vẫn còn rất khiêm tốn, chỉ khoảng hơn 20%.

ạ Hạn chế trong công tác kế hoạch vốn đầu tư xây dựng

Công tác xây dựng kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cấp huyện còn chậm và thường phải điều chỉnh nhiều lần trong mỗi năm ngân sách 2012- 2014.

Kế hoạch vốn đầu tư được giao cơ bản không vượt thời hạn giao kế hoạch hàng năm, tuy nhiên việc giao kế hoạch hàng năm thường vào những ngày cuối cùng của tháng 12 do phải chờ UBND Thành phố giao chỉ tiêu kinh tế xã hội và dự toán thu chi ngân sách cho huyện. Trên cơ sở kế hoạch giao của Thành phố, UBND huyện mới có số liệu xây dựng kế hoạch của huyện; thời gian cuối năm thường dồn rất nhiều việc nên việc xây dựng kế hoạch cũng gặp rất nhiều khó khăn do sức ép về thời gian.

Việc giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng của huyện về cơ bản đã bám sát các quy định của nhà nước, thành phố. Tuy nhiên, đối với một số dự án chuyển giai đoạn chuẩn bị đầu tư sang thực hiện đầu tư, việc bố trí kế hoạch vốn chưa thực hiện đầy đủ theo quy định, cụ thể: Theo quy định các dự án thực hiện đầu tư phải có quyết định phê duyệt dự án trước 31 tháng 10 năm trước năm kế hoạch. Tuy nhiên, đối với các dự án đầu tư thuộc huyện, toàn bộ các dự án được phê duyệt trước khi Hội đồng nhân dân họp kỳ cuối năm đều được tổng hợp để bố trí kế hoạch vốn thực hiện đầu tư.

Việc phê duyệt dự án chậm đó là do yếu kém trong khâu chuẩn bị đầu tư khi có chủ trương đầu tư, các phòng ban tiến hành thủ tục khảo sát, lập dự án, thẩm định phê duyệt dự án... Các bước này mất quá nhiều thời gian làm cho việc ra quyết định phê duyệt dự án chậm, không đảm bảo thời gian yêu cầu để có thể ghi vốn danh mục kế hoạch của năm. Do vậy, nhiều công trình dân sinh bức xúc, buộc phải đầu tư trong năm tiếp theọ Mặc dù không hoàn chỉnh về thủ tục để bố trí vốn nhưng Hội đồng nhân dân vẫn phải thông qua để tổng hợp vào kế hoạch thực hiện.

Ngoài ra, một số dự án chưa được phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật hay chưa có quyết định phê duyệt dự án đầu tư cũng vẫn được bố trí kế hoạch vốn thục hiện dự án ngay đầu năm, ví dụ đầu năm 2012, một số dự án chưa được phê duyệt dự án nhưng đã được bố trí kế hoạch vốn như: Cải tạo, nâng cấp đường trục xã Hà Hồi, Cải tạo sửa chữa UBND xã Liên Phương, .. Tuy nhiên, đến cuối năm phải điều chỉnh giảm toàn bộ kế hoạch đã bố trí do chưa hoàn chỉnh thủ tục.

Vẫn còn các dự án vi phạm điều kiện về thời gian bố trí kế hoạch: dự án nhóm C là không quá 3 năm, nhóm B không quá 5 năm (trước đây, theo quy định tại Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 17/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, người quyết định đầu tư có trách nhiệm bố trí đủ vốn theo tiến độ thực hiện dự án, nhưng không quá 2 năm đối với dự án nhóm C, 4 năm đối với dự án nhóm B).

Việc bổ sung, điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư thường thực hiện nhiều lần trong năm. Đầu năm kế hoạch, huyện thường phân bổ vốn hết nguồn Thành phố giaọ Trong năm kế hoạch, một số dự án có nhu cầu bổ sung kế hoạch đã được bố sung kịp thời nguồn kết dư ngân sách. Tuy nhiên, đến cuối năm một số dự án được bố trí kế hoạch đầu năm không có khả năng thực hiện hoặc khối lượng thực hiện thực tế nhỏ hơn kế hoạch đã bố trí nên phải thực hiện điểu chỉnh giảm kế hoạch làm giảm tổng kế hoạch vốn đầu tư cuối năm lại nhỏ hơn so với tổng kế hoạch vốn các đợt bổ sung, điều chỉnh trong năm.

Và ngược lại, do khâu khảo sát và lập dự án không tốt nên nhiều dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện thường xảy ra tình trạng khi quyết toán vốn thì lớn hơn rất nhiều so với tổng mức đầu tư lập và bố trí ban đầụ Một số công trình Cải tạo thì đó là do công tác khảo sát không kỹ nên chưa phát hiện được toàn bộ những công việc cần tiến hành đầu tư , và khảo sát thường tiến hành trước đó một khoảng thời gian khá dàị Khi làm xong thủ tục chuẩn bị đầu tư và bố trí vốn thực hiện dự án thì có nhiều hạng mục mới phát sinh cần phải đầu tư. Do vậy tổng mức đầu tư thường tăng, nhiều khi vượt dự phòng phí làm tổng mức đầu tư khi thực hiện dự án vượt quá bố trí vốn đầu năm. Đối với những công trình khởi công xây mới cũng vậy, ngoài ra yếu tố trượt giá và điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng nên buộc phải điều chỉnh lại dự án. Theo đó, tổng mức đầu tư của nhiều dự án tăng đáng kể (Có nhiều dự án tổng mức đầu tư tăng 30%-50%). Việc bố trí vốn điều chỉnh giữa năm gặp nhiều khó khăn, và phải cơ cấu lại đối với nhiều công trình, hạng mục công trình. Hiện tại, nguồn kết dư của UBND huyện Thường Tín còn đủ để đáp ứng được những thay đổi và những phát sinh về đầu tư. Nhưng thời gian tới đây 2016- 2020, tình trạng thu ngân sách của huyện ngày càng giảm, vốn phân cấp của thành phố về cho Huyện cũng hạn chế dần, thêm vào đó nguồn kết dư cũng cạn dần thì việc bố trí hay điều chỉnh như vậy sẽ rất khó khăn. Nhiều công trình có thể dẫn đến tình trạng nợ đọng cơ bản. Tình trạng này đã diễn ra ở

nhiều huyện khác như huyện Phú Xuyên, Thanh Oaị.. rất nhiều công trình có tổng mức đầu tư rất lớn, thi công xong chi phí thực hiện dự án vượt tổng mức đầu tư, việc bố trí vốn theo kế hoạch là chưa đủ, ngân sách huyện chưa chủ động được nên dẫn đến tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản. Nếu thời gian tới UBND huyện Thường Tín không tiến hành hoạt động lập kế hoạch chuyên nghiệp và nghiêm túc thì khả năng nợ đọng về đầu tư XDCB là hoàn toàn có thể xảy rạ

Đồng thời, trong 2 năm gần đây, Công tác kế hoạch vốn đầu tư xây dựng đối với các quận, huyện của Thành phố Hà Nội được kiểm soát chặt chẽ hơn. Sau khi có kế hoạch vốn, phòng Tài chính kế hoạch phải nhập số liệu vào phần mềm quản lý XDCB liên ngành, sau đó ng dự án sẽ được kiểm soát qua hệ thống Tabmis. Đây là một chương trình liên ngành giữa Kho bạc nhà nước và phòng tài chính các huyện huyện. Theo đó, ng dự án sẽ được mở một mã đầu tư riêng, gọi là mã đơn vị quan hệ ngân sách. Mã số này được Sở tài chính cấp sau khi kiểm soát kỹ lưỡng về thủ tục chuẩn bị đầu tư, nguồn vốn bố trí trong kế hoạch và thời gian phê duyệt dự án. Chính vì thế khâu lập dự án càng phải được chú trọng, nghiêm túc và chuyên nghiệp. Tình trạng đánh trống ghi tên các dự án đầu tư vào danh mục dự án đầu tư XDCB vào kế hoạch năm sẽ không còn nữạ Tuy nhiên hiện nay phần mềm liên ngành mới triển khai đến cấp huyện chưa triển khai đến cấp xã. Nên việc quản lý các công trình cấp xã vẫn gặp nhiều khó khăn.

b. Hạn chế trong khâu tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư

Sau khi ban hành quyết định giao chỉ tiêu kinh tế xã hội và dự toán thu chi ngân sách Huyện, UBND huyện Thường Tín cũng tiến hành giao chủ đầu tư đối với những công trình nằm trong danh mục đầu tư XDCB ngân sách nhà nước. Phần lớn những dự án xây dựng mới, dự án cải tạo sửa chữa có quy mô lớn thì giao cho Ban quản lý dự án huyện Thường Tín làm chủ đầu tư, đối với những dự án mua sắm trang thiết bị hay công trình cải tạo sửa chữa nhỏ thì giao đơn vị sử dụng làm chủ đầu tư. Tiếp đến chủ đầu tư tiến hành các bước tiếp theo để thực hiện dự án như đấu thầu, chỉ định thầu đơn vị thi công, đơn vị tư vấn giám sát hay cung cấp trang thiết bị ....

Tuy nhiên, các chủ đầu tư được giao là các xã, các trường, phòng giáo dục và một số đơn vị khác nhìn chung còn hạn chế trong việc quản lý công tác đấu

thầu (trừ Ban quản lý dự án huyện Thường Tín). Các chủ đầu tư này thường tiến hành ngay công tác chỉ định thầu mà không quan tâm tới các hình thức chọn thầu khác như Chào hàng cạnh tranh (với gói thầu thiết bị) hay đấu thầu rộng rãi với gói thầu xây lắp hay tổng thầụ Ban quản lý dự án huyện thường được giao nhiều công trình XDCB quy mô lớn hơn NSNN, họ làm tốt công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu nhưng khâu ký hợp đồng lại cũng hạn chế. Các điều khoản trong hợp đồng chưa thật rõ ràng và nhiều khi gây thất thoát vốn cho dự án. Chẳng hạn, đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh nhưng không quy định rõ phạm vi điều chỉnh, và phần lớn cũng không có các cam kết tiến độ cho ng hạng mục. Chính vì vậy khi có biến động giá hay có sự điều chỉnh của chính sách rất khó để thanh toán cũng như điều chỉnh giá cho các hạng mục trong hợp đồng. Đây cũng là kẽ hở cho các nhà thầu điều chỉnh theo hướng có lợi, làm thất thoát vốn NSNN khi thực hiện dự án.

Thêm vào đó, những tháng đầu năm kế hoạch khối lượng giải ngân còn thấp, việc giải ngân vốn đầu tư vấn thường dồn vào cuối năm, tạo sức ép lên bộ phận thanh toán chủ đầu tư đến Kho bạc Nhà nước. Các chủ đầu tư chưa quan tâm giải ngân các hợp đồng tư vấn khảo sát, thiết kế. Một số dự án đã hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư nhưng các nhà thầu tư vấn mới chỉ nhận được tiền tạm ứng. Thậm trí một số công trình đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng nhưng đơn vị tư vấn quản lý dự án vẫn chưa nhận được tiền tạm ứng.

Một số nhà thầu có tâm lý ngại thanh toán nhiều lần vì số tiền ít, nhưng khi ký hợp đồng vẫn quy định thanh toán nhiều lần. Do vậy, đến khi hoàn thành công việc làm thủ tục thanh toán một lần thì phải ký lại phụ lục hợp đồng. Hồ sơ chuyển đi chuyển lại cũng mất nhiều thời gian làm cho việc giải ngân vốn đầu tư bị chậm.

Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế vừa qua, mặc dù theo chủ chương trung của đảng và Nhà nước cũng như những chỉ đạo của Thành phố Hà Nội về việc hạn chế chi tiêu công. Tuy nhiên, quá trình khảo sát các doanh nghiệp tham gia các dự án, công trình XDCB trên địa bàn huyện Thường Tín, nghiên cứu nhận thấy công tác tạm ứng, thanh toán vốn vẫn chưa còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết triệt để để công tác tạm ứng, thanh toán vốn trở thành đòn bảy giúp doanh nghiệp yên tâm thi công công.

Bảng 4.9. Tổng hợp ý kiến của đại diện chủ đầu tư và đơn vị thực hiện dự án trả lời về tính kịp thời của công tác tạm ứng và thanh toán vốn

đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn (2012-2014)

Mức độ đánh giá Số ý kiến (N=55) Tỷ lệ % Nhanh 6 10,9 Kip thời 12 21,8 Bình thường 17 30,9 Chậm 15 27,3 Rất chậm 5 9,1

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2015) Nhìn nhận công tác tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư XDCB dưới góc độ là các doanh nghiệp, kết quả khảo sát ý kiến của các doanh nghiệp và 25 cán bộ các phòng ban có liên quan cho thấy có 10.9% ý kiến đánh giá cho rằng công tác tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư XDCB ở mức nhanh, 21,8% đánh giá các công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)