Đánh giá về hiệu quả công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản nguồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 82 - 86)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3. Đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà

4.3.2. Đánh giá về hiệu quả công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản nguồn

nguồn ngân sách nhà nước ở huyện Thường Tín

Hiệu quả công tác quản lý vốn đầu tư XDCB nguồn ngân sách trên địa bàn huyện Thường Tín là nhiệm vụ công tác quản lý vốn đầu tư XDCB “ Chi đúng, chi đủ, chi kịp thời” tạo điều kiện cho kết quả của quá trình đầu tư XDCB đạt hiệu quả cao trong sử dụng. Ta đánh giá hiệu quả trên các khía cạnh là tiến độ công trình, chất lượng công trình, Chi phí đầu tư cho công trình có bị tăng so với dự toán ban đầu không và công tác quản lý vốn có đúng chính sách chế độ không.

4.3.2.1. Công tác quản lý tiến độ thực hiện công trình

Những hạn chế và bất cập trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB nguồn NSNN nêu trên đã gây ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện các công trình, dự án trong thời gian quạ Trong giai đoạn 2012 đến 2014, toàn huyện có 09 công trình chậm tiến độ, trong đó chủ yếu tập trung ở các công trình thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo, tiếp đó là công trình giao thông, thuỷ lợị Nguyên nhân chủ yếu là quá trình giải ngân chậm, nhiều công trình chờ điều chỉnh phê duyệt bổ sung và công tác giải phóng mặt bằng chậm. Đặc biệt trường mầm non Dũng Tiến thời gian thi công trong hợp đồng là 360 ngày, nhưng thời gian thực tế 720 ngày điều này gây khó khăn trong công tác giáo dục ở địa phương cụ thể là học sinh phải tăng ca trong hơn một năm, điều này gây bức xúc cho phụ huynh và công tác quản lý giáo dục của huyện. Dù UBND huyện đã có công văn yêu cầu nhà thầu khẩn trương trong công tác thi công nhưng nhà thầu chây ỳ đổ tại thiếu vốn để triển khai thi công. Việc thiếu vốn triển khai thi công này là do công tác lập kế hoạch phân bổ vốn chưa thật sự hiệu quả. Luật đầu tư công ban hành năm 2015 đã cơ bản giải quyếtđược tình trạng thiếu vốn vì chỉ khi xác định được đủ nguồn vốn để triển khai công trình mới được phê duyệt để triển khai thi công. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nguồn vốn ở huyện vốn đã hạn chế thì việc triển khai luật đầu tư công có gặp khó khăn?. Ba cơ quan thường trực đã họp và thống nhất áp dụng đúng luật đầu tư công trong công tác đầu tư XDCB trên địa bàn, thống nhất xử lý dứt điểm nợ XDCB trong quý Ị2016, chỉ bố trí vốn cho công trình mới khi xác định được nguồn. Tập trung khai thác nguồn đấu giá đất trên địa bàn huyện để tạo nguồn cho công tác xây dựng.

Vốn đầu tư XDCB NSNN là khoản vốn đầu tư chủ yếu trong cơ cấu vốn đầu tư của huyện. Nó có vai trò quyết định, tác động rất lớn đến sự phát triển

lý. Với quy mô đầu tư XDCB ngày càng lớn thì việc quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện càng phải được tăng cường nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn đầu tư XDCB chống thất thoát, lãng phí, góp phần vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội của huyện.

Bảng 4.12. Các công trình, dự án trong giai đoạn 2012-2014 chậm tiến độ

TT Danh mục công trình Thời gian ghi trong hợp đồng (ngày) Thời gian thi công thực tế (ngày) Nguyên nhân

I Công trình Nông nghiệp thuỷ lợi 1 Trạm bơm Kênh tưới hậu làng A

thôn Gia Khánh, xã Nguyễn Trãi 90 120 GPMB chậm

2 Trạm bơm Trung thôn xã Nhị Khê 90 135 GPMB chậm

3 Kiên cố kênh tiêu xã Tiền Phong 60 140 Giải ngân chậm

II Công trình giao thông, giáo dục

1 Đường trục xã Nhị Khê 360 420 Giải ngân chậm

và GPMB chậm 2 Đường liên xã Vân Tảo Ninh Sở 180 240 Giải ngân chậm và GPMB chậm

3 Trường mầm non Dũng Tiến 360 720 Giải ngân chậm

4 Trường mầm non Hà Hồi 300 450

Giải ngân chậm, chờ thủ tục điều chỉnh, bổ sung

5 Trường tiểu học Nhị Khê 240 360 Giải ngân chậm

Và GPMB chậm

6 Trường THCS Khánh Hà 320 420

Giải ngân chậm, chờ thủ tục điều chỉnh, bổ sung Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Thường Tín (2012-2014)

4.3.2.2. Chất lượng công trình XDCB tại Huyện Thường Tín

Công tác giám sát công trình chưa thực sự đạt hiệu qủa cao, vẫn tồn tại tình trạng ăn bớt nguyên vật liệu dẫn đến chất lượng công trình kém. Một số công trình nhà (Trường tiểu học xã Dũng Tiến xây dựng năm 2012, Trường mầm non xã Vạn Điểm…) chưa quyết toán đã xảy ra hiện tượng nứt, lún, thấm, dột. Trong đó trường tiểu học xã Dũng Tiến khi đưa vào sử dụng đã xảy ra sự cố bong một số mảng trần nhà lớp học gây bị thương cho một số cháu học sinh. Thêm vào đó một số công trình công trình đường giao thông chỉ sau khi nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng một thời gian ngắn đã bị lún, xuống cấp trầm trọng. Ví dụ, năm 2012 ngân sách huyện đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến đường liên thôn Vân Tảo – Ninh Sở đức với tổng mức đầu tư gần 48.329 triệu đồng, chỉ sau một thời gian ngắn đưa vào khai thác, sử dụng đã xảy ra hiện tượng nứt và gãy, nghiêng một phần đường gây mất an toàn cho người dân tham gia giao thông trên tuyến đường.

Bảng 4.13. Tổng hợp ý kiến trả lời của đại diện người sử dụng các công trình về chất lượng công trình giai đoạn 2012-2014

Chất lượng công trình khi đưa vào sử dụng Số ý kiến (N=25)

Tỷ lệ %

Chất lượng công trình đảm bảo, 3 12

Hư hỏng nhẹ không đáng kể 7 28

Hư hỏng trung bình phải bảo hành 13 52

Hư hỏng nặng 2 8

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, (2015) Nhìn nhận công tác quản lý chất lượng công trình ở góc độ người thực hiện công tác này trong các cơ quan có liên quan, nghiên cứu nhận thấy một số tình hình nổi bật trong công tác này đó là: a) Chất lượng công trình bảo đảm (12% ý kiến đánh giá). Hiện tượng công trình hư hỏng nhẹ (không đáng kể) (28% ý kiến đánh giá), c) Chất lượng công trình có hư hỏng tương đối cần phải bảo hành mới sử dụng hiệu quả 52% và 8% công trình hư hỏng nặng. Điều này cho thấy đơn vị thực hiện dự án còn yếu trong công tác quản lý giám sát thi công. Ngoài ra qua điều tra còn

bảo hành (52% ý kiến đánh giá). Câu hỏi đặt ra liệu việc giữ lại tiền bảo hành 5% là số tiền nhỏ khiến nhà thầu thi công chưa có trách nhiệm cao trong công tác bảo hành công trình.

4.3.2.3. Về việc điều chỉnh chi phí khi xây dựng công trình XDCB tại Huyện Thường Tín

Nhìn chung trong giai đoạn 2012-2014, vẫn tồn tại tình trang một số công trình phải điều chỉnh thiết kế bản vẽ thi công và đặc biện hiện tượng điều chỉnh tổng mức đầu tư vẫn còn tồn. Việc điều chỉnh tổng mức đầu tư gây ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý vốn. Điều chỉnh tổng mức cao vượt dự toán dẫn đến tình trạng không bố trí được nguồn để thanh quyết toán công trình làm giảm hiệu quả công tác quản lý vốn. Sở dĩ còn tồn tại vấn đề trên là do khâu khảo sát và lập dự án không tốt nên nhiều dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện thường xảy ra tình trạng khi quyết toán vốn thì lớn hơn rất nhiều so với tổng mức đầu tư lập và bố trí ban đầụ Một số công trình Cải tạo thì đó là do công tác khảo sát không kỹ nên chưa phát hiện được toàn bộ những công việc cần tiến hành đầu tư, và khảo sát thường tiến hành trước đó một khoảng thời gian khá dàị Khi làm xong thủ tục chuẩn bị đầu tư và bố trí vốn thực hiện dự án thì có nhiều hạng mục mới phát sinh cần phải đầu tư. Do vậy tổng mức đầu tư thường tăng, nhiều khi vượt dự phòng phí làm tổng mức đầu tư khi thực hiện dự án vượt quá bố trí vốn đầu năm. Đối với những công trình khởi công xây mới cũng vậy, ngoài ra yếu tố trượt giá và điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng nên buộc phải điều chỉnh lại dự án. Theo đó, tổng mức đầu tư của nhiều dự án tăng đáng kể (Có nhiều dự án tổng mức đầu tư tăng 30%-50%). Việc bố trí vốn điều chỉnh giữa năm gặp nhiều khó khăn, và phải cơ cấu lại đối với nhiều công trình, hạng mục công trình. Tình trạng này đã diễn ra ở nhiều quận, huyện khác như quận Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, huyện Thanh Oai, huyện Phú Xuyên... rất nhiều công trình có tổng mức đầu tư rất lớn, thi công xong chi phí thực hiện dự án vượt tổng mức đầu tư, việc bố trí vốn theo kế hoạch là chưa đủ, ngân sách huyện chưa chủ động được nên dẫn đến tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản. Nếu thời gian tới UBND huyện Thường Tín không tiến hành hoạt động lập kế hoạch vốn chuyên nghiệp và công tác khảo sát thiết kế, quản lý tiến độ không quan tâm sâu thì khả năng nợ đọng về đầu tư XDCB sẽ không được xử lý dứt điểm.

4.3.2.4. Đánh giá về việc chi XDCB trên địa bàn có đúng chính sách chế độ

Nhìn chung, Công tác quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện so với mặt bằng quận, huyện khác là tương đối bám sát với tình hình thực tế mang lại hiệu quả caọ Tuy nhiên đối với chủ đầu tư là UBND huyện do có Ban quản lý dự án là ban chuyên lên công tác quản lý vốn sau khi phân bổ mang lại hiệu quả caọ Tuy nhiên đối với các công trình do UBND xã làm chủ đầu tư trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB vẫn để xẩy ra tình trạng. Vốn chi đầu tư XDCB chuyển sang chi thường xuyên (tình trạng này xảy ra cả với nguồn vốn ngân sách xã và nguồn ngân sách cấp trên hỗ trợ. Đây là tình trạng tuy không phổ biến nhưng cần phải chấn chỉnh ngay vì đây là việc chi sai chế độ chính sách. Trong thời gian tới UBND huyện cần xử lý nghiêm minh gắn trách nhiệm cụ thể với cán bộ lãnh đạo cấp xã không để xảy ra tình trạng trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)