Một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa cho sản xuất lúa ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 108 - 121)

đảm bảo chất lượng giống và nông sản hàng hoá.

Đó là những điều kiện rất thuận lợi, là tiền đề để người nông dân sản xuất lúa ở huyện Bình Giang có điều kiện tiếp cận, được hỗ trợ đầu tư các phương tiện cơ giới vào công việc sản xuất của mình làm tăng năng suất, hiệu quả và cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống.

4.3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa cho sản xuất lúa ở Huyện Bình Giang Huyện Bình Giang

Từ những nghiên cứu thực trạng của việc ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất lúa ở huyện Bình Giang trong thời gian qua, thấy được tác dụng, nguyên nhân tồn tại của việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa cần phải khẳng định lại lần nữa vai trò to lớn của việc cơ giới hoá nông nghiệp nói chung và trong sản xuất lúa nói riêng. Trong thời gian trước mắt (2013-2020) để góp phần hoàn thành mục tiêu của huyện Bình Giang “Phần lớn lao động thủ công được thay thế bằng lao động máy móc” cần đặt vấn đề phát triển cơ giới hoá vững chắc với nội dung và mức độ phù hợp với yêu cầu và khả năng kinh tế của tỉnh. Xuất phát từ yêu cầu đó, đề tài mạnh dạn đưa ra một số giải pháp chính như sau:

(1)Tiếp tục hoàn thiện công tác dồn điền đổi thửa

Tập trung đẩy nhanh tiến độ dồn điền, đổi thửa đáp ứng yêu cầu. Ban Chỉ đạo mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới cho biết, trong 5 tháng đầu năm

thửa và đạt được kết quả nhất định, tuy nhiên về tiến độ và kết quả chung còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Do đó, Ban Chỉ đạo đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo Tổ công tác dồn điền, đổi thửa của huyện, UBND các xã, Ban Quản lý các thôn đã đăng ký dồn điền, đổi thửa tập trung đẩy nhanh tiến độ, thực hiện thu thập tài liệu về quản lý sử dụng đất hiện có; đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất; quy hoạch đồng ruộng; xây dựng phương án và lấy ý kiến rộng rãi toàn thể nhân dân về công tác dồn điền, đổi thửa trước khi phê duyệt làm cơ sở thực hiện việc chỉnh trang đồng ruộng (xây dựng kênh mương, hạ tầng nội đồng) và hoàn thành giao ruộng trên thực địa cho nhân dân xong trước vụ Chiêm xuân năm 2015.

Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, nắm bắt tiến độ, hướng dẫn tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình thực hiện. Tiếp tục quan tâm, bố trí kịp thời nguồn kinh phí hỗ trợ cho các xã thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa. Bên cạnh đó, hoàn thiện hồ sơ dồn điền, đổi thửa đối với diện tích đã thực hiện xong theo đúng Hướng dẫn số 175/HD- TNMT ngày 21/01/2014 của Sở Tài nguyên và Môi trường.

Chính sách đất đai hiện nay, đất đai ở huyện Bình Giang được giao cho các hộ nông dân quản lý, sử dụng nhưng còn rất manh mún, nhỏ lẻ, chưa tập trung. Để đẩy nhanh ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất lúa cần phải tích tụ ruộng đất, dồn điền đổi thửa thành những ô thửa lớn, vùng sản xuất lớn thông qua hoạt động trao đổi đất (chuyển nhượng hoặc cho thuê). Để đảm bảo cho chính sách này diễn ra thuận lợi và khuyến khích được nông dân tự nguyện tiến hành trao đổi đất thì UBND tỉnh kết hợp cùng UBND huyện, phòng khuyến nông cần: Bổ sung và hoàn thiện chính sách về quy trình trao đổi đất dựa trên Luật đất đai 1993 đã được sửa đổi. Kết hợp tốt việc thực hiện trao đổi đất với tổ chức quản lí đất đai, thiết lập hồ sơ, cấp lại giấy chứng nhận ruộng đất. Tuyên truyền về chính sách đất đai cho người dân hiểu, nhất là vấn đề về thời hạn sử dụng đất, tạo điều kiện cho việc sử dụng đất đai ngày càng hợp lý và hiệu quả.

Đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức về ứng dụng máy, thiết bị máy nông nghiệp vào thực hiện cơ giới hoá trong sản xuất lúa. Tuyên truyền và vận động nhân dân thực hiện công tác dồn điền đổi thửa hoặc phá bỏ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn phục vụ cơ giới hóa. Chỉ đạo tuyên truyền, quảng bá sản phẩm nông nghiệp được cơ giới hóa đồng bộ nhằm tạo điều kiện tăng khả năng tiêu thụ nông sản đảm bảo chất lượng và an toàn ngày càng

(2) Đẩy mạnh hoạt động của công tác khuyến nông

Để xây dựng mô hình khuyến nông đạt chất lượng, hiệu quả và được nhân rộng ra sản xuất, trước hết cần thực hiện tốt công tác lập kế hoạch nhằm xác định nội dung mô hình, quy mô dự kiến thực hiện, địa điểm triển khai, đối tượng tham gia, thời gian thực hiện, kinh phí thực hiện và biện pháp tổ chức thực hiện. Về nội dung mô hình, cần bám sát chủ trương, định hướng, quy hoạch của địa phương và nhu cầu thực tế sản xuất; đối tượng cây trồng,vật nuôi của mô hình phải phù hợp với điều kiện sinh thái, có tiềm năng thị trường và có khả năng phát triển nhân rộng. Quy mô của mô hình cần bố trí phù hợp tùy theo đối tượng nhằm đảm bảo tính chính xác, tính khoa học và tiết kiệm chi phí đầu tư. Địa điểm triển khai cần chọn nơi có điều kiện đất đai, khí hậu đại diện cho tiểu vùng sinh thái; ưu tiên thực hiện tại các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, có sẵn thị trường tiêu thụ sản phẩm. Mô hình cần được bố trí nơi gần đường giao thông, thuận tiện cho việc triển khai mô hình và tham quan học tập của bà con nông dân. Đối tượng tham gia mô hình cần chọn các nông hộ có đủ điều kiện theo yêu cầu như: đất đai (hoặc ao, chuồng…), lao động, vốn đối ứng đặc biệt là nông hộ phải thực sự có nhu cầu, ham thích và tâm huyết trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Ưu tiên cho các nông hộ tham gia các hình thức hợp tác sản xuất như hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm liên kết sản xuất. Nông hộ tham gia mô hình phải được tập huấn chuyển giao kỹ thuật về các nội dung liên quan. Thời gian triển khai mô hình phải tuân thủ đúng thời vụ theo yêu cầu nhằm đạt năng suất, chất lượng sản phẩm, thuận lợi trong khâu tiêu thụ và nâng cao hiệu quả kinh tế. Trong quá trình triển khai xây dựng mô hình, cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương liên quan; thực hiện đầu tư hỗ trợ cây con giống, vật tư đảm bảo chất lượng và kịp thời, đồng thời theo dõi, hướng dẫn nông hộ thực hiện phần đối ứng để mô hình đạt kết quả tốt. Cán bộ khuyến nông phải thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, theo dõi và hướng dẫn nông hộ trong quá trình thực hiện mô hình, kịp thời giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc phát sinh (thiên tai, sâu bệnh, dịch hại...). Khi mô hình đạt kết quả, cần tổ chức hội thảo đầu bờ để nông dân đến tham quan học tập nhân rộng; đồng thời tiến hành tổng kết mô hình nhằm đánh giá kết quả, hiệu quả, rút ra bài học kinh nghiệm và đánh giá khả năng nhân rộng để thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng giúp cho người dân biết và tới tham

Hiện nay việc ứng dụng máy móc vào cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp chưa được phổ biến đến tất cả các hộ nông dân, nguyên nhân là do một số hộ còn thiếu vốn đầu tư sản xuất, am hiểu về các kỹ thuật sản xuất, phương tiện máy móc còn thấp bởi vậy họ chưa dám mạnh dạn áp dụng phương pháp cơ giới hóa trong sản xuất lúa mà vẫn tận dụng sức lao động và những công cụ dụng cụ thủ công sẵn có của gia đình vào sản xuất lúa. Bởi vậy phòng NN & PTNT huyện Bình Giang, ban khuyến nông huyện cần có những chính sách hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thông qua hệ thống khuyến nông của tỉnh để có thể hỗ trợ trang bị máy móc cũng như thiết bị thay thế đến tận tay hộ nông dân. Tiến hành xã hội hóa công tác khuyến nông để mọi thành phần xã hội có thể tham gia, hỗ trợ cho người nông dân thêm kinh phí và kỹ năng sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới nhất là ứng dụng cơ giới hóa.

Đối với Bình Giang ngoài chính sách đã có theo Quyết định 166/2010/QĐ- UBND ngày 29/12/2010 của UBND huyện Bình Giang về việc ban hành “Quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn huyện Bình Giang” cần bổ sung chính sách nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân ứng dụng cơ giới hoá vào sản xuất lúa như sau:

- Hỗ trợ 100 % kinh phí mở lớp tập huấn, đào tạo nghề nông nghiệp trồng lúa và cấp chứng chỉ cho nông dân.

- Hỗ trợ 70% kinh phí xây dựng mô hình trình diễn cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa để tuyên truyền cho nông dân học tập mở rộng sản xuất. Ngoài ra, hỗ trợ từ 30 - 70 % kinh phí mua các loại máy móc thiết bị cơ giới mới, đặc biệt là những loại máy có giá trị được đưa vào áp dụng trên địa bàn tỉnh.

Việc ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất lúa ở Bình Giang trong giai đoạn qua có bước phát triển tuy nhiên vẫn mang tính chất tự phát. Do đó, công tác tuyên truyền tập huấn cho người nông dân để họ hiểu rõ hơn lợi ích và kỹ thuật áp dụng là điều vô cùng quan trọng. Một số công việc cần làm:

+ Tăng cường mở các lớp tập huấn, đào tạo nghề nông nghiệp (canh tác lúa) cho nông dân, đồng thời xây dựng các mô hình trình diễn áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và cơ giới hoá trong sản xuất. Trong quá trình đào tạo, tập huấn cần kết hợp tốt giữa lý thuyết và thực tế để người nông dân dễ tiếp thu và ứng dụng. Ví dụ như phương pháp và thời gian ngâm ủ mạ sao cho phù hợp tránh xảy ra hiện tượng mầm mạ quá dài khi gieo bằng giàn sạ hàng sẽ khó chui qua, hoặc nếu mầm mạ quá ngắn sẽ bị ngập úng, cây mạ khó phát triển. Tạo điều kiện cho nông dân các

+ Đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài phát thanh truyền hình địa phương, nêu gương điển hình sản xuất giỏi để nâng cao nhận thức của người nông dân chủ động áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, máy móc mới vào sản xuất lúa.

+ Nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ khuyến nông, cán bộ chuyển giao kỹ thuật. Phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ cán bộ chính quyền để làm cầu nối chuyển giao KHKT và đẩy nhanh triển khai quá trình cơ giới hoá.

(3) Quy hoạch vùng sản xuất lúa

Do đặc thù là tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nước, diện tích đất nông nghiệp nói chung và diện tích trồng lúa nói riêng của Bình Giang ngày càng giảm, số ô thửa còn nhiều, diện tích manh mún chưa tập trung. Việc ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất lúa còn mang tính chất tự phát gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc tiếp tục tiến hành dồn điền đổi thửa, quy hoạch vùng sản xuất lúa là điều kiện vô cùng cần thiết để có thể tiến hành ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất. Công tác “dồn điền đổi thửa” đã mang lại hiệu quả thiết thực đối với sản xuất lúa trong thời gian qua. Tuy nhiên, kết quả trên mới chỉ phần nào khắc phục được những hạn chế ban đầu là giảm số ô thửa, tạo thuận lợi hơn trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa vào sản xuất. Về lâu dài, thực trạng sử dụng ruộng đất như hiện nay ở huyện Bình Giang vẫn còn nhỏ lẻ, phân tán, khó có thể sản xuất quy mô lớn với chất lượng sản phẩm đồng đều, đáp ứng yêu cầu thị trường. Do vậy, thời gian tới cần tiếp tục tích tụ ruộng đất bằng nhiều hình thức:

Thứ nhất, Trên cơ cở quy hoạch nông nghiệp, thủy sản đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt, các địa phương cần rà soát lại quy hoạch theo tiêu chí quy hoạch nông thôn mới, nắm chắc điều kiện canh tác của mỗi vùng để bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, quy hoạch riêng vùng trồng lúa và trồng màu tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa vào sản xuất. Thực hiện quy hoạch cấp vùng trước làm cơ sở xét duyệt các sáng kiến của địa phương trong quy hoạch sử dụng đất.

Thứ hai, Những địa phương có điều kiện tiếp tục thực hiện “dồn điền đổi thửa” nhằm giảm tối đa số ô thửa. Khuyến khích các hộ nông dân có ruộng ở một xứ đồng tập hợp lại để xây dựng thành vùng chuyên canh sản xuất lúa. Đồng thời khuyến khích các hộ nông dân có tiềm lực về vốn, khoa học công nghệ thuê mượn ruộng đất để tổ chức sản xuất lớn đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Thứ ba, củng cố hạ tầng của vùng quy hoạch như: hệ thống thủy lợi, hệ thống giao thông nội đồng đảm bảo cho máy làm đất, máy gặt đập liên hợp có thể

Thứ tư, vùng quy hoạch cần tiến hành sản xuất lúa theo phương châm “cùng giống, cùng trà” để thuận lợi cho việc tưới tiêu, gieo cấy, chăm sóc và thu hoạch cùng đợt. Có như vậy thì việc dùng máy làm đất, giàn sạ hàng hàng và máy thu hoạch mới không bị lầy thụt, có đường đi vào tận các ruộng nằm sâu phía bên trong. Công tác làm đất, ngâm ủ giống nên giao cho HTX dịch vụ nông nghiệp đảm nhiệm.

Thứ năm, Cần phải có biện pháp, chính sách để bảo vệ đất nông nghiệp, trong đó đặc biệt bảo vệ đất lúa. Cần tạo điều kiện để điều tiết việc sử dụng đất đạt hiệu quả cao theo hướng kéo dài thời gian sử dụng đất, tăng mức hạn điền, chấm dứt tình trạng chênh lệch giá khi chuyển đổi quỹ đất nông nghiệp sang các mục đích khác, tạo điều kiện để tập trung hóa ruộng đất mở rộng quy mô sản xuất. Hiện tại ở một địa phương nhân dân đã có rất nhiều sáng kiến nhằm đạt hiệu quả sản xuất cao như dồn điển đổi thửa, thực hiện “cùng trà khác chủ”... những việc này cần phải được khuyến khích tạo điều kiện để nông dân sản xuất quy mô lớn.

- Xây dựng và ban hành các chính sách liên quan đến cơ giới hóa nông nghiệp, như Chính sách khuyến khích xây dựng mô hình thí điểm cơ giới hóa nông nghiệp với việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới, Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào cơ giới hóa nông nghiệp,chính sách thuế, chính sách đất đai...

- Nghiên cứu để có những biện pháp tổ chức các hình thức hợp tác sản xuất và liên kết giữa sản xuất với chế biến, kinh doanh có hiệu quả. Tạo điều kiện để nông dân có thể kết nối trực tiếp với thị trường, tiếp cận nhiều thông tin từ đó không chỉ sản xuất được cái mà thị trường cần, mà còn biết tìm ra những kênh tiêu thụ phù hợp cho sản phẩm của mình một cách phù hợp nhất.

- Để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đời sống cho nông dân và thay đổi bộ mặt nông thôn hiện nay, cần có chính sách gắn kết công nghiệp với nông nghiệp, công nghiệp phải phục vụ nông nghiệp, đưa dịch vụ vê nông thôn, đa dạng hóa ngành nghề ở nông thôn để một mặt, công nghiệp hóa nông nghiệp (cung cấp máy móc cho nông nghiệp, chế biến sản phẩm của nông nghiệp), giải quyết vấn đề thừa lao động trong nông nghiệp, mặt khác, tăng thêm cơ hội cho người dân nâng cao đời sống của mình. Ngoài ra, cần nhanh chóng phát triển văn hóa, xây dựng các công trình công cộng, mở mang đường xá trên địa bàn nông thôn như: trường học,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 108 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)