sản xuất lúa
Công tác tuyên truyền, tập huấn là vấn đề rất quan trọng để có thể đẩy nhanh ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất. Nhận thức được điều này, tỉnh Hải Dương đã quan tâm, chú trọng đến công tác này. UBND tỉnh chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh như Đài truyền hình Hải Dương, báo Hải Dương, tạp chí Khuyến nông - Khuyến ngư, tổ chức tuyên truyền cho người dân về việc ứng dụng cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp. Do đó, trên các chương trình của Đài truyền hình Hải Dương, Báo Hải Dương thường xuyên đưa tin, hình ảnh về vấn đề ứng dụng cơ giới hóa và hiệu quả của nó mỗi khi tổ chức trình diễn hoặc tổng kết rút kinh nghiệm để người dân biết và học tập nhân rộng. Bên cạnh đó, các cơ quan chuyên môn của tỉnh còn tổ chức các buổi tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp (Trong đó có tập huấn sử dụng và bảo quản các phương tiện cơ giới hóa). Tại các buổi tập huấn này áp dụng mức hỗ trợ theo Nghị định 02 là hỗ trợ 100
Tuy nhiên, theo Quyết định 118/2011/QĐ-UBND của tỉnh Hải Dương thì ngoài việc hỗ trợ 100 % kinh phí cho các buổi tập huấn thì mức hỗ trợ cho đại biểu tham dự tập huấn về cơ giới hóa trong nông nghiệp cũng cao hơn so với những lớp tập huấn kỹ thuật nông nghiệp thông thường, đó là 60.000 đồng/ đại biểu/ ngày trong khi đó mức hỗ trợ cho các lớp tập huấn khác là 25.000 đồng - 40.000 đồng/ đại biểu/ ngày. Điều này đã tạo tâm lý phấn khởi cho người nông dân tham gia tập huấn và khuyến khích họ tích cực tham gia. Trong giai đoạn 2012 - 2014, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Bình Giang, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện đã tổ chức và phối hợp với các đơn vị khác như Hội Nông dân tỉnh, Hội làm vườn tỉnh, Hội cựu chiến binh tỉnh tổ chức được 24 lớp tập huấn về kỹ thuật ngâm ủ mạ, sử dụng giàn sạ hàng, sử dụng và bảo dưỡng máy làm đất, máy gặt đập liên hợp cho 1.440 lượt người trên địa bàn toàn tỉnh tham gia. Điều đó đã góp phần nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân đối với vấn đề cơ giới hóa trong sản xuất lúa.
Bên cạnh những biện pháp hỗ trợ của tỉnh, của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thì sự đóng góp của các doanh nghiệp cung ứng máy nông nghiệp trên địa bàn các tỉnh lân cận, công ty giống cây trồng, đại lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn là vô cùng có ý nghĩa để thúc đẩy quá trình ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất lúa ở huyện Bình Giang. Thực tế trên địa bàn huyện Bình Giang chưa có doanh nghiệp, đại lý máy nông nghiệp nào hoạt động. Đây là khó khăn cho người dân trong huyện muốn đến tận nơi tham quan, lựa chọn mua máy móc cho mình.
Bảng 4.7. Tình hình tập huấn của nông hộ
Chỉ tiêu Số hộ Tỷ trọng (100%)
Có tham gia tập huấn 71 78,88
Không tham gia tập huấn 19 21,12
Tổng 90 100
Nguồn: Số liệu điều tra (2015)
Qua điều tra kết quả cho thấy số hộ không tham gia là 21,12% và số hộ tham gia là 78,88% và có sự khác nhau về năng suất giữa những hộ có tham gia tập huấn với những hộ không tham gia tập huấn. Nhìn chung tình hình thực tế trên địa bàn huyện cho thấy mặc dù được các cán bộ xã có tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật cho nông dân nhưng các hộ lại không tham gia đầy đủ, các hộ chủ yếu tham gia hội thảo cho của các công ty thuốc bảo vệ thực vật. Các buổi
lúa, chưa có đi chuyên sâu vào cơ giới hóa trong sản xuất lúa nhiều. Vì vậy cần có những chính sách và phương châm mới để giúp nông hộ tiếp cận và ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nhằm góp phần nâng cao hiêu quả của việc trồng lúa để tăng thêm thu nhập cho những nông dân trồng lúa.
Nhờ chính sách hỗ trợ của nhà nước theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” “xã hội hoá công tác khuyến nông” nhiều khâu trong sản xuất lúa đã được đầu tư cơ giới, nhất là các khâu nặng nhọc, tốn nhiều công lao động như: Tưới tiêu, làm đất, gieo cấy, thu hoạch, nhằm giải phóng sức lao động, tranh thủ thời vụ và nâng cao hiệu quả sản xuất.
4.2. ỨNG DỤNG CƠ GIỚI HÓA CHO SẢN XUẤT LÚA TRONG CÁC HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN BÌNH GIANG