Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Ứng dụng cơ giới hóa cho sản xuất lúa trong các hộ nông dâ nở huyện
4.2.3. Tình hình ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở huyện Bình Giang
Do huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợi và khí hậu đất đai thích hợp cho việc canh tác lúa nên chủ yếu đất ở địa phương hầu như đều sử dụng cho việc trồng và sản xuất lúa, diện tích trồng lúa của huyện là 58,794ha. Theo tập quán canh tác tại địa phương và theo những cán bộ khuyến nông khuyến khích là chỉ trồng lúa hai vụ là Đông xuân và Hè thu do tình trạng mùa nước lũ dâng cao.
Ở những vùng canh tác 2 vụ hoặc 3 vụ mỗi năm cần phải ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất để giải quyết kịp thời vụ, tránh ảnh hưởng của thời tiết. Bên cạnh đó, nó còn nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật, giảm bớt lực lượng lao động và cường độ lao động nặng nhọc cho nông dân. Áp dụng cơ giới hóa đạt hiệu quả là nhờ sử dụng máy móc như máy bơm nước, máy cày, máy kéo mấy xới, máy gặt đập liên hợp.
Vì thế, trong canh tác lúa việc cơ giới hóa chủ yếu được áp dụng vào khâu làm đất, gieo sạ, tưới tiêu, chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển, bảo quản và chế biến. Tuy nhiên việc triển khai ứng dụng cho nông dân trong nhiền năm nay còn gặp không ít khó khăn.
4.2.3.1. Tình hình ứng dụng cơ giới hóa trong khâu làm đất lúa,gieo cấy
Làm đất là một khâu không kém phần quan trọng trong canh tác cây lúa. Nó nhằm mục đích duy trì và nâng cao độ phì nhiêu cho đất tạo điều kiện cho sự sinh trưởng và phát triển của hạt giống và cây trồng. Theo kết quả phỏng vấn cho thấy 90/90 hộ đã áp dụng cơ giới hóa vào khâu làm đất, tỷ lệ cơ giới hóa là 100%, trong đó có 2 hộ có máy xới, 10 hộ có máy cày, còn lại 78 hộ đều thuê ngoài. Nhìn chung thì tất cả các hộ sản xuất lúa ở địa bàn huyện đều ứng dụng cơ giới hóa vào khâu làm đất, chủ yếu là thuê ngoài (trong đó vụ Đông xuân khâu làm đất khoảng 100.000 đồng/công trở xuống, còn vụ Hè thu là 200.000 đến 220.000 đồng/công). Chi phí làm đất vụ Đông xuân ít hơn Hè thu là do sau đợt mùa mưa lũ thì đất màu mỡ có nhiều dinh dưỡng ít chai cứng nên không cần làm nhiều công đoạn như cày, xới, trục, san bằng đất, do đó chi phí làm đất ít hơn. Còn vụ Hè thu tốn nhiều chi phí làm đất do vụ trước vừa làm xong đất còn nhiều rạ lúa và chai cứng nên cần trải qua nhiều công đoạn làm đất để cho đất mềm và dễ hấp thu chất dinh dưỡng cần cho cây lúa.
Bảng 4.12. Tình hình ứng dụng máy móc dụng cụ vào khâu làm đất, gieo sạ trong sản xuất lúa ở huyện Bình Giang
ĐVT: Hộ
Loại máy móc, phương tiện Tự có Thuê ngoài Không sử dụng
Máy xới đất, máy cày, máy trục 12 78 0
Dụng cụ sạ hàng 39 0 51
Nguồn: Số liệu điều tra (2015)
Song song với việc chuẩn bị đất là chuẩn bị hạt giống để gieo sạ. Trong khâu gieo sạ có khoảng 63,75% số hộ vẫn giữ nguyên tập quán truyền thống là sạ tay, còn lại 36,25% số hộ áp dụng cơ giới hóa là sử dụng dụng cụ sạ hàng vào gieo sạ. Với tập quán sạ tay là sạ lan ứng với mật độ dày khoảng 18 – 20 kg/công còn sạ hàng chỉ cần đến 10 - 15 kg/công. Việc gieo sạ vụ Đông Xuân diễn ra khoảng từ tháng 10 đến tháng 2 (âm lịch), do vụ này được thiên nhiên ưu đãi, điều kiện khí hậu thuận lợi nên đạt năng suất lợi nhuận cao, bên cạnh đó đa số các hộ ở vùng này đều trồng lúa Jasmine 85 chất lượng cao có giá trị kinh tế nhưng lại khó chăm sóc do dễ nhiễm dịch rầy nâu. Vụ Hè thu gieo sạ từ tháng 2 đến tháng 6 (âm lịch), vụ này cho năng suất không cao, chi phí đầu tư lại nhiều cộng thêm điều kiện khí hậu khắc nghiệt không thuận lợi, do đó hầu hết diện tích gieo sạ đều được các nông hộ sử dụng các giống lúa thường và ngắn ngày phẩm chất gạo cũng tốt, năng suất cũng cao.
Bảng 4.13. Tình hình tiếp cận dịch vụ trong khâu làm đất cho sản xuất lúa của hộ điều tra
STT Nội dung dịch vụ ĐVT Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Diện tích thuê làm đất thủ công m2//hộ 25.200 5,78
2 Diện tích thuê làm đất bằng máy m2
//hộ 354.782 81,22
3 Diện tích tự làm đất bằng máy m2//hộ 15.270 3,49
4 Diện tích không thuê làm đất m2//hộ 41.542 9,51
Tổng m2//hộ 436.794 100
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)
Qua bảng 4.12 cho thấy đa số các hộ nông dân điều tra đã phải đi thuê lao động thủ công hoặc thuê các dịch vụ cơ giới hoá trong sản xuất lúa của gia đình mình. Đối với khâu làm đất thì 100 % các hộ được hỏi đã tiếp cận và thuê máy làm đất phần lớn diện tích trồng lúa của gia đình (đạt 81,22 % tổng diện tích). Tổng diện tích gieo trồng lúa của nhóm hộ điều tra được ứng dụng cơ giới hóa khâu làm đất đạt 84,71 %.
Biểu đồ 4.2. Số hộ tiếp cận dịch vụ trong khâu gieo cấy của hộ điều tra
Nguồn: Số liệu điều tra (2015)
Trong khâu gieo trồng số hộ phải đi thuê gieo cấy là tương đối cao (chiếm 61,05 %), nhưng số hộ có thuê dịch vụ gieo sạ bằng giàn sạ hàng còn tương đối ít (4 hộ), diện tích thuê gieo bằng giàn sạ hàng cũng còn rất hạn chế (5.184 m2 chiếm 2,14% tổng diện tích gieo trồng lúa). Trong đó có 3 hộ vừa thuê lao động thủ công lại vừa thuê giàn sạ hàng để gieo sạ lúa. Nguyên nhân số hộ thuê gieo sạ bằng giàn sạ còn ít là do người dân vẫn chưa quen với loại hình dịch vụ này, hơn nữa các chủ giàn sạ cũng chưa chủ động trong việc ngâm ủ mạ giống để làm đi làm dịch vụ.
Bảng 4.14. Tình hình tiếp cận dịch vụ trong khâu gieo cấy cho sản xuất lúa của hộ điều tra
STT Nội dung dịch vụ ĐVT Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Số hộ tự gieo bằng giàn sạ Hộ 19 20,00
2 Số hộ thuê cấy thủ công Hộ 54 56,84
3 Số hộ thuê gieo bằng giàn sạ Hộ 1 1,05
4 Số hộ thuê cả 2 hình thức Hộ 3 3,16
5 Số hộ không thuê Hộ 13 18,94
Tổng Hộ 90 100
6 Diện tích thuê cấy thủ công m2/hộ 54.000 12,37
7 Diện tích thuê gieo bằng giàn sạ m2/hộ 5.184 1,05
8 Diện tích tự gieo bằng giàn sạ m2/hộ 33.576 7,69
9 Diện tích không thuê gieo cấy m2/hộ 344.035 78,76
Trong khâu thu hoạch thì các hộ nông dân cũng phải đi thuê gặt bằng thủ công tương đối cao (chiếm 58,95%) diện tích thuê gặt thủ công nhiều. Bên cạnh việc thuê lao động gặt thủ công một số hộ nông dân cũng đã chủ động thuê máy gặt đập liên hợp để thu hoạch. Tuy nhiên, số hộ đã ứng dụng thuê máy gặt đập còn hạn chế (16 hộ).
Biểu đồ 4.3. Diện tích đồng ruộng được hộ nông dân tiếp cận dịch vụ trong khâu gieo cấy
Nguồn số liệu điều tra (2015)
Điều này là do số lượng máy gặt đập liên hợp tại các địa phương còn ít, một số người dân muốn thuê nhưng vẫn còn gặp khó khăn. Bên cạnh đó, vào những ngày thời tiết không thuận lợi, trời có mưa to thì không thể thuê máy gặt đập được, người dân phải thuê lao động thủ công để gặt, tránh hiện tượng lúa bị ngập úng thất thu.
4.2.3.2. Tình hình ứng dụng cơ giới hóa trong khâu tưới tiêu, chăm sóc, bón phân, thuốc BVTV
Trong quá trình tăng trưởng và phát triển thì cây lúa không thể thiếu nước, nước cần được cung cấp đúng lúc đủ số lượng cho cây lúa. Ở vùng địa phương huyện Bình Giang việc tưới tiêu trong sản xuất có nhiều thuận lợi do tận dụng nguồn nước từ mùa mưa, vụ Hè Thu thì giảm chi phí bơm tưới do vào mùa mưa, vụ Đông Xuân thì cần chủ động đặt máy bơm nước để bơm rút nước ra.
Biểu đồ 4.4. Tình hình sử dụng máy bơm nước trong sản xuất của hộ điều tra
Nguồn: Số liệu điều tra (2015)
Ở khâu này đã đạt 100% tỷ lệ cơ giới, trong đó số hộ tự có máy nổ sử dụng để bơm nước là 50 hộ chiếm 62,5%, còn lại 40 hộ là thuê ngoài. Trong vùng này hầu hết đa số các hộ chỉ sử dụng máy nổ mà không sử dụng motor điện như ở các vùng khác.
Bảng 4.15. Tình hình sử dụng máy bơm nước trong sản xuất lúa ở huyện Bình Giang ở huyện Bình Giang Chỉ tiêu Số hộ Tỷ trọng (%) Máy nổ 50 55,56 Motor điện 0 0 Thuê ngoài 40 44,44 Tổng 90 100
Nguồn: Số liệu điều tra (2015)
Bên cạnh công việc tưới tiêu là khâu chăm sóc cũng góp phần quyết định đến năng suất của cây lúa như phun xịt thuốc bảo vệ thực vật, bón phân. Trong khâu này việc kết hợp giữa sự hiểu biết và kinh nghiệm trồng lúa của nông dân về các tiến bộ KHKT trong các đợt tập huấn kỹ thuật về cây lúa từ các cán bộ khuyến nông, công ty thuốc bảo vệ thực vật đã tổ chức nhằm giúp nông dân có cách thức sử dụng phân bón, thuốc hóa học có hiệu quả nhất. Qua khảo sát phỏng vấn, ta có số liệu khái quát về tình hình sử dụng bình xịt thuốc như sau:
Bảng 4.16. Tình hình sử dụng máy trong khâu BVTV của nông hộ huyện Bình Giang Chỉ tiêu Số hộ Tỷ trọng (%) Bình xịt tay 42 46,67 Bình xịt có động cơ 48 53,53 Tổng 90 100
Nguồn: Số liệu điều tra (2015)
Theo bảng 4.16. cho thấy số hộ sử dụng xịt tay chiếm 46,67%, còn lại 53,53% là 48 hộ đều sử dụng bình xịt có động cơ (bình máy). Tuy nhiên, trong 48 hộ dó không phải đều tự có hết, mà chỉ có khoảng 18 hộ là tự có chiếm 22,5%, còn lại 30 hộ đều thuê ngoài chiếm 25% do không có bình xịt máy, với tiền thuê cho phun xịt là khoảng 8.000 – 10.000 đồng/bình.
Trong khâu bón phân, gần như hầu hết các hộ nông dân đều sử dụng công lao động nhà để bón phân nhằm giảm chi phí, bón phân với chi phí khoảng 1 ngày công/công cho mỗi đợt bón. Kế đến là khâu dặm lúa, làm cỏ. Trong đó, dặm lúa khoảng 18 -20 ngày sau khi sạ tùy theo mật độ sạ và tình hình phát triển của cây lúa, các hộ sử dụng công lao động nhà hoặc lao động thuê từ 2 - 4 ngày công cho 1 công lúa. Làm cỏ sử dụng khoảng 1 - 2 ngày công để làm xung quanh ruộng và nhổ cỏ trên ruộng.
Nhìn chung, trong khâu chăm sóc, bón phân, thuốc bảo vệ thực vật thì đa số các hộ sản xuất lúa hầu như không áp dụng cơ giới hóa vào các khâu như dặm lúa, bón phân, làm cỏ. Tuy nhiên, chỉ có khâu phun xịt là được các hộ áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất lúa nhưng ở mức thấp.
4.2.3.3. Tình hình ứng dụng cơ giới hóa trong khâu thu hoạch, vận chuyển
Việc thu hoạch lúa trên đồng ruộng chiếm một khoảng thời gian khá dài trong quá trình thu hoạch, không những thế mà còn dẫn đến tình trạng thiếu nhân công gặt lúa. Sau này với sự hỗ trợ của của cơ giới hóa thì tình trạng này đã và đang được khắc phục dần. Ở khâu thu hoạch được nông dân huyện Bình Giang sử dụng 2 loại máy là máy gặt đập liên hợp (GĐLH) và máy tuốt lúa(sử dụng lao động thủ công cắt bằng tay cắt lúa bằng lưỡi liềm sau đó đưa vào máy tuốt lúa).
Máy tuốt lúa là loại máy có cấu tạo phức tạp, lúa được gặt thủ công sau đó mới cho vào máy là bộ phận đập, phóng ra rơm. Thu hoạch bằng máy này có nhược điểm là thu hoạch chậm, còn phụ thuộc lao động thủ công, năng suất lao động thấp,
máy rất phức tạp phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp, chất liệu và công nghệ chế tạo máy phải đạt tiêu chuẩn cao mới đảm bảo hoạt động tốt. Bên cạnh đó, tuy máy này có sàn làm sạch sơ bộ nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu tốt vì khi tuốt lúa xong cho ra hạt lúa chưa sạch vẫn còn rơm, cộng ra theo cùng hạt lúa nên giá bán khi bán không cao và chi phí thu hoạch cao hơn giá công cắt lúa thủ công và máy tuốt lúa khoảng 320.000 đồng/công. Và quan điểm của nó là phù hợp với mọi tình huống lúa đứng hay lúa ngã do thu hoạch bằng phương pháp thủ công trước và loại máy này dễ di chuyển trên đất bùn lầy, ẩm ướt. Ưu điểm khi thu hoạch bằng máy gặt - đập liên hợp thu hoạch nhanh, không lệ thuộc vào lao động thủ công, giảm thất thoát hao hụt so với thu hoạch thủ công và hiệu quả cao, chi phí thấp hơn. Nhược điểm là khi thu hoạch cần rút nước thật khô để cho đất cứng, khi đất ẩm ướt sẽ dễ bị sa lầy, bị lún, khó vận hành trên đất ruộng chia nhỏ, manh mún, máy đa phần là máy nhập ngoại nên chi phí thu hoạch có phần cao.
Bảng 4.17. Tình hình áp dụng máy cắt vào thu hoạch lúa ở huyện Bình Giang năm 2014
Chỉ tiêu Số hộ Tỷ trọng (%)
Tự có 13 14,44
Thuê ngoài 71 78,89
Không sử dụng 6 6,67
Tổng 90 100
Nguồn: Số liệu điều tra (2015)
Trong 90 hộ được điều tra, có 84 hộ là có sử dụng máy cắt vào việc gặt lúa, trong đó có 13 hộ tự có còn lại 71 hộ là thuê ngoài. Máy cắt được các hộ thuê là máy GĐLH với giá thuê từ 280.000 – 300.000 đồng/công. Còn lại 6 hộ không sử dụng máy cắt có thể là do diện tích đất quá ít nên phải thuê lao động thủ công để cắt lúa với giá từ 180.000 – 200.000 đồng/công, rồi sau đó đến công đoạn suốt lúa tiền thuê máy suốt khoảng 100.000 – 120.000 đồng/công.
Số hộ sản xuất không áp dụng máy cắt trong thu hoạch lúa là do các hộ sản xuất có diện tích nhỏ lẻ, đất manh mún, hoặc ranh đất không liền nhau nên khó thuê máy cắt để thu hoạch, hay do lúa ngã sát mặt đất (độ nghiêng <15 độ) không thu hoạch bằng máy cắt được. Bên cạnh đó, có thể do các hộ sản xuất lúa trong cùng khu vực làm không đồng bộ, thiếu sự liên kết nên sẽ gặp khó khăn trong việc vận chuyển máy móc vào ruộng lúa. Lúa sau khi thu hoạch sẽ được vận chuyển về nhà hoặc bán lúa tươi tại ruộng cũng phải tốn tiền vận chuyển, thường được các hộ thuê lao động thủ công để gom và vác lúa.
Tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu vận chuyển từ ngoài đồng về đạt khoảng 70%, do có sử dụng máy kéo để vận chuyển. Không chỉ vận chuyển trên đồng ruộng mà còn vận chuyển theo đường thủy, khi vận chuyển lúa bằng đường thủy được người dân sử dụng bằng nhiều phương tiện khác nhau. Vì đây là vùng sông nước nên tàu thuyền ở đây có số lượng khá nhiều. Chi phí vận chuyển lúa khoảng 100.000 đồng trên 1 công lúa và có thể trên khoảng này nữa tùy theo khoảng cách ruộng lúa.
Bảng 4.18. Tình hình tiếp cận dịch vụ trong khâu thu hoạch cho sản xuất lúa của hộ điều tra
STT Nội dung dịch vụ ĐVT Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Số hộ thuê gặt thủ công Hộ 14 15,56
2 Số hộ thuê máy GĐLH Hộ 23 25,56
3 Số hộ tự gặt bằng máy GĐLH Hộ 12 12,33
4 Số hộ thuê cả 2 dịch vụ Hộ 21 23,33
5 Số hộ không thuê thu hoạch Hộ 20 22,22
Tổng Hộ 90 100
6 Diện tích thuê gặt thủ công m2 129.048 29,54
7 Diện tích thuê máy GĐLH m2 16.188 3,70
8 Diện tích tự thu hoạch bằng máy GĐLH m2 7.020 1,61
9 Diện tích không thuê thu hoạch m2 284.539 65,14
Tổng 436.794 100
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)
Qua bảng 4.18 cho thấy số hộ sử dụng dịch vụ thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp chiếm tỷ lệ cao (25,56%). Chỉ có 12,33% số hộ tự đầu tư mua máy GĐLH về để sử dụng. Họ cho rằng việc sử dụng máy GĐLH vào thu hoạch là