Máy phục vụ cho sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 72 - 75)

STT Nội dung ĐVT Số lượng

1 Máy kéo lớn (trên 35 ML) Chiếc 106

2 Máy kéo lớn (12 ML đến 35 ML) Chiếc 684

3 Máy kéo nhỏ (dưới 12 ML) Chiếc 4.133

4 Máy nổ các loại Chiếc 845

5 Máy xay xát chế biến lương thực Chiếc 4.790

6 Máy bơm nước các loại Chiếc 16.527

7 Máy tuốt lúa Chiếc 4.874

8 Máy chế biến thức ăn chăn nuôi các loại Chiếc 623

9 Máy phát điện Chiếc 620

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hải Dương (2014)

Tỷ lệ cơ giới hoá làm đất đến nay đạt khoảng 70%, xay xát chế biến lương thực đạt khoảng 99%; cơ giới trong khâu tuốt lúa đã đạt 95%. Song tỷ lệ cơ giới hoá trong các khâu gieo trồng, cấy, gặt, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, tưới phun trong trồng rau quả thực phẩm, sục khí trong các ao nuôi trồng thuỷ sản còn chiếm tỷ lệ rất thấp (0 - 5%); nguyên nhân chủ yếu do thiếu vốn đầu tư, một số nơi ruộng đất còn manh mún, đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp, nông dân ít hiểu biết về các loại máy mới...(Trung tâm khuyến nông tỉnh Hải Dương, 2014). Trong đó các máy móc nông dân hiện đang dùng đa phần thuộc thế hệ cũ, loại rẻ tiền chất lượng kém, nguồn gốc chủ yếu từ sản xuất gia công, hoặc nhập không chính ngạch; đến nay qua nhiều năm sử dụng số máy trên đã phải sửa chữa chắp vá nhiều, kém hiệu quả trong sản xuất

Trước thời điểm năm 2014, khi chính sách hỗ trợ vốn cho nông dân đầu tư CGH nông nghiệp vào sản xuất chưa được triển khai, tỉnh Hải Dương cũng đã có một số dự án phát triển CGH nông nghiệp nhưng chưa đạt được kết quả như các dự án đã đề ra. Sau 5 năm thực hiện CGH nông nghiệp, số máy kéo làm đất tăng từ 4.148 chiếc, công suất 48.828 ML năm 2013 lên 4.477 chiếc, công suất 54.588 Ml năm 2014. Tỷ lệ làm đất bằng máy đã đạt 70%, trong đó diện tích lúa được làm đất bằng máy chiếm tỷ lệ 78,27%, tỷ lệ cơ giới hóa khâu tuốt lúa là 95%, xay sát đạt 99%, vận tải nông thôn đạt 50%. (Cục thống kê tỉnh Hải Dương, 2014).

Từ khi thực hiện chính sách đã tạo điều kiện về vốn, kỹ thuật, mô hình sản xuất mới cho nông dân trên địa bàn tỉnh, mặc dù số lượng máy móc được hỗ trợ theo

chính sách chưa được nhiều nhưng đa số các hộ nông dân đã sử dụng máy móc có hiệu quả, từng bước cải thiện kinh tế gia đình, nâng cao đời sống người nông dân.

4.1.2. Hỗ trợ tài chính giúp người dân ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất

UBND tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp & PTNT Hải Dương phối hợp với Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Tài chính, Hội nông dân tổ chức triển khai chương trình hỗ trợ về mặt tài chính cho người nông dân mua máy móc phục vụ công tác sản xuất lúa nói riêng và máy nông nghiệp nói chung. Chương trình hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh Hải Dương tập trung đi vào giải pháp hỗ trợ về lãi suất cho các hộ nông dân mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Theo Dự án hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp mà Hội Nông dân đưa ra, UBND tỉnh đã quyết định số lượng máy móc được hỗ trợ trong chương trình dự án bao gồm:

Bảng 4.2. Tổng hợp số lượng và chủng loại máy theo đăng ký mua máy của 12 huyện, thị xã, thành phố (dự án 2012- 2015)

TT Chủng loại máy ĐVT Số lượng

1 Máy làm đất Chiếc 600

Máy 8 mã lực Chiếc 150

Máy 12 mã lực Chiếc 150

Máy 16 mã lực Chiếc 270

Máy 42 mã lực Chiếc 30

2 Máy tuốt lúa Chiếc 220

3 Máy gặt đập liên hợp Chiếc 45

Tổng 1.035

Nguồn Hội Nông dân tỉnh Hải Dương (2014)

Máy làm đất các loại từ 8 mã lực trở lên: 600 chiếc, trong đó tập trung chủ yếu vào máy từ 8- 16 mã lực: 770 chiếc; máy 42 mã lực chỉ có 30 chiếc; Máy tuốt lúa: 220 chiếc; Máy gặt đập liên hợp: 45 chiếc.

Tập trung vào một số chủng loại máy: Máy làm đất từ 8 mã lực trở lên, máy tuốt lúa, máy gặt đập liên hợp (GĐLH) mới 100%, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Bảo đảm cơ cấu các chủng loại máy làm đất, máy tuốt lúa, máy gặt đập liên hợp bảo đảm sát nhu cầu, phù hợp với quy mô, điều kiện sản xuất, diện tích canh tác một cách hợp lý.

Hình thức hỗ trợ là giá để xác định mức hỗ trợ là giá mua thực tế có chứng từ hợp lệ theo quy định hiện hành. Mức vay tối đa bằng 75% giá mua máy theo giá bán thực tế tại thời điểm mua máy theo đúng giá đã được Bộ Tài chính thẩm định (theo chứng từ hợp lệ).

Mức hỗ trợ lãi suất: Hỗ trợ 100% lãi suất của phần vốn được vay trong thời gian 36 tháng kể từ thời điểm vay vốn. Lãi suất hỗ trợ được xác định cụ thể theo lãi suất thỏa thuận của Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT là nơi cho vay trong từng thời kỳ. Các đối tượng vay vốn phải thực hiện trả dần vốn vay cho ngân hàng theo mức năm đầu trả 40%, năm thứ 2 và 3 mỗi năm trả 30% vốn vay.

Điều kiện được vay vốn để mua máy: Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT là nơi cho vay, xem xét và quyết định cho vay khi các hộ nông dân mua máy có đủ điều kiện sau: Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật; Mục đích sử dụng vốn vay theo đúng nội dung của dự án; Có khả năng tài chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết; Có vốn tự có tham gia vào dự án (tối thiểu 25%), có phương án sản xuất cụ thể, có tính khả thi cao; Đảm bảo kinh doanh có hiệu quả (có lãi), không có nợ quá hạn trên 06 tháng tại ngân hàng Nông nghiệp & PTNT; Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và hướng dẫn của ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt Nam; Các hộ đã tham gia đề án “Đầu tư cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2008- 2010” theo Quyết định 1886 và Quyết định 1161 của UBND tỉnh có nhu cầu mua thêm phải thanh toán đầy đủ với ngân hàng Nông nghiệp & PTNT thì được tham gia dự án mới; Các khoản vay trước hạn, nợ trong thời gian gia hạn, nợ quá hạn thì không được hỗ trợ lãi suất; Trường hợp máy được bán, chuyển nhượng cho chủ sở hữu khác, nếu chủ sở hữu mới vẫn thỏa mãn các điều kiện về đối tượng hỗ trợ và nếu máy vẫn được sử dụng đúng mục đích thì chủ sở hữu mới vẫn được hưởng các chế độ hỗ trợ theo chính sách quy định.

Kế hoạch lập nhu cầu vốn vay và lãi suất vay: Dự kiến tổng số vốn của dự án: 63.900.000.000 đồng

Trong đó: - Vốn vay dự kiến: 47.925.000.000 đồng - Vốn tự có: 15.975.000.000 đồng

Lãi suất vốn vay và trả nợ ngân hàng: Căn cứ vào số lượng các loại máy mua và vốn vay thực tế của nông dân tại ngân hàng (tối đa 75%), với phương

thức trả dần vốn vay cho ngân hàng (năm đầu trả 40%, năm thứ 2 và năm thứ 3 mỗi năm trả 30%); dự kiến mức lãi suất ngân hàng là 16%/năm, thời gian hoàn vốn vay và tổng tiền lãi phải trả cho ngân hàng như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)