Khái quát tình hình cơ giới hóa trong sản xuất lúa của Huyện Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 70 - 73)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Tình hình thực hiện các chính sách đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa trong

4.1.1. Khái quát tình hình cơ giới hóa trong sản xuất lúa của Huyện Bình

4.1.1. Khái quát tình hình cơ giới hóa trong sản xuất lúa của Huyện Bình Giang, Tỉnh Hải Dương Giang, Tỉnh Hải Dương

Ðảng bộ huyện Bình Giang đã thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội lần thứ 26, nhiệm kỳ 2010-2015. Bình Giang đang đổi thay từng ngày và tương lai không xa sẽ trở thành thị xã. Với việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện 4 chương trình, 12 đề án phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, tăng cường công tác quốc phòng, an ninh, Ðảng bộ huyện Bình Giang đã thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội lần thứ 26, nhiệm kỳ (2010- 2015). Bình Giang đang đổi thay từng ngày và tương lai không xa sẽ trở thành thị xã. Với mục tiêu phấn đấu xây dựng Bình Giang trở thành thị xã, nhiệm kỳ tới, Ðảng bộ huyện tiếp tục phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, nêu cao tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng, an ninh và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng bộ; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển kinh tế bền vững. Ðẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ. Ðẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân; bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, xây dựng con người phát triển toàn diện. Thực hiện tốt công tác quốc phòng, quân sự địa phương, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn. Xây dựng huyện Bình Giang có công nghiệp, dịch vụ phát triển bền vững, thân thiện với môi trường và phấn đấu trở thành thị xã vào năm 2020. Chính vì vậy mà tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá diễn ra nhanh chóng. Trong điều kiện đó, phần lớn lao động nông nghiệp sẽ chuyển sang công nghiệp, dịch vụ... dẫn đến lao động nông nghiệp ngày một thiếu, nhất là các khâu lao động nặng nhọc (cày, bừa, cấy, thu hoạch) và lao động nông thôn chủ yếu là phụ nữ ở độ tuổi cao. Trong thời gian qua, Hải Dương đã có nhiều chủ

trương, biện pháp hỗ trợ vốn, kỹ thuật cho người nông dân để họ có khả năng đầu tư tiến hành ứng dụng cơ giới hóa vào trong sản xuất lúa nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung (UBND huyện Bình Giang, 2015).

Trong nông nghiệp, Bình Giang là một trong 3 huyện đầu tiên của tỉnh thực hiện dồn điền, đổi thửa gắn với chỉnh trang đồng ruộng và cũng là huyện về đích sớm nhất. Cùng với dồn điền, đổi thửa, huyện đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật với việc cơ giới hóa 100% khâu làm đất, thủy lợi, tuốt lúa, vận chuyển và trên 80% khâu gặt. Các giống lúa năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất, góp phần đưa năng suất lúa bình quân đạt 126 tạ/ha/năm, hàng đầu trong tỉnh. Tổng giá trị sản phẩm bình quân trên 1 ha đất trồng trọt, nuôi thủy sản đạt hơn 112 triệu đồng/ha, vượt hơn 30 triệu đồng/ha so với mục tiêu đại hội. Với mục tiêu xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống nhân dân, Bình Giang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng quy hoạch, kế hoạch thực hiện khoa học, cụ thể; huy động tối đa mọi nguồn lực của địa phương, kinh phí, công sức của nhân dân và tranh thủ sự hỗ trợ của cấp trên trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Hai xã Nhân Quyền và Bình Xuyên đã được công nhận chuẩn nông thôn mới; các xã Tân Hồng, Long Xuyên, Thái Học phấn đấu đến hết năm 2015 hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới; các xã còn lại đạt từ 10-15 tiêu chí. Ðể chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Huyện ủy Bình Giang chỉ đạo các ngành chức năng đẩy mạnh thu hút đầu tư. Ðến nay, toàn huyện có 112 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có 11 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu hút trên 10.000 lao động. Các làng nghề truyền thống tiếp tục phát triển, tạo thêm nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho nhân dân. Cơ cấu kinh tế của huyện đã chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng các ngành nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng - dịch vụ năm 2015 dự kiến là 21% - 43,8% - 35,2%, đạt mục tiêu đại hội. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 18 triệu đồng (năm 2011) lên 30 triệu đồng (năm 2015), vượt 10 triệu đồng so với mục tiêu đề ra. Thu ngân sách hàng năm vượt kế hoạch tỉnh giao bình quân 59,6%, vượt gần 50% so với mục tiêu đại hội. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hơn 2%/năm, đạt yêu cầu đề ra (Sở NN&PTNT tỉnh Hải Dương, 2015).

Theo số liệu điều tra của Cục thống kê tỉnh Hải Dương năm 2014, máy móc phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp của các hộ gia đình, chủ trang trại, các tổ nhóm, các HTX đã đưa vào phục vụ sản xuất trong toàn tỉnh như sau:

Bảng 4.1. Máy phục vụ cho sản xuất nông nghiệp

STT Nội dung ĐVT Số lượng

1 Máy kéo lớn (trên 35 ML) Chiếc 106

2 Máy kéo lớn (12 ML đến 35 ML) Chiếc 684

3 Máy kéo nhỏ (dưới 12 ML) Chiếc 4.133

4 Máy nổ các loại Chiếc 845

5 Máy xay xát chế biến lương thực Chiếc 4.790

6 Máy bơm nước các loại Chiếc 16.527

7 Máy tuốt lúa Chiếc 4.874

8 Máy chế biến thức ăn chăn nuôi các loại Chiếc 623

9 Máy phát điện Chiếc 620

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hải Dương (2014)

Tỷ lệ cơ giới hoá làm đất đến nay đạt khoảng 70%, xay xát chế biến lương thực đạt khoảng 99%; cơ giới trong khâu tuốt lúa đã đạt 95%. Song tỷ lệ cơ giới hoá trong các khâu gieo trồng, cấy, gặt, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, tưới phun trong trồng rau quả thực phẩm, sục khí trong các ao nuôi trồng thuỷ sản còn chiếm tỷ lệ rất thấp (0 - 5%); nguyên nhân chủ yếu do thiếu vốn đầu tư, một số nơi ruộng đất còn manh mún, đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp, nông dân ít hiểu biết về các loại máy mới...(Trung tâm khuyến nông tỉnh Hải Dương, 2014). Trong đó các máy móc nông dân hiện đang dùng đa phần thuộc thế hệ cũ, loại rẻ tiền chất lượng kém, nguồn gốc chủ yếu từ sản xuất gia công, hoặc nhập không chính ngạch; đến nay qua nhiều năm sử dụng số máy trên đã phải sửa chữa chắp vá nhiều, kém hiệu quả trong sản xuất

Trước thời điểm năm 2014, khi chính sách hỗ trợ vốn cho nông dân đầu tư CGH nông nghiệp vào sản xuất chưa được triển khai, tỉnh Hải Dương cũng đã có một số dự án phát triển CGH nông nghiệp nhưng chưa đạt được kết quả như các dự án đã đề ra. Sau 5 năm thực hiện CGH nông nghiệp, số máy kéo làm đất tăng từ 4.148 chiếc, công suất 48.828 ML năm 2013 lên 4.477 chiếc, công suất 54.588 Ml năm 2014. Tỷ lệ làm đất bằng máy đã đạt 70%, trong đó diện tích lúa được làm đất bằng máy chiếm tỷ lệ 78,27%, tỷ lệ cơ giới hóa khâu tuốt lúa là 95%, xay sát đạt 99%, vận tải nông thôn đạt 50%. (Cục thống kê tỉnh Hải Dương, 2014).

Từ khi thực hiện chính sách đã tạo điều kiện về vốn, kỹ thuật, mô hình sản xuất mới cho nông dân trên địa bàn tỉnh, mặc dù số lượng máy móc được hỗ trợ theo

chính sách chưa được nhiều nhưng đa số các hộ nông dân đã sử dụng máy móc có hiệu quả, từng bước cải thiện kinh tế gia đình, nâng cao đời sống người nông dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)