Phần 3 Phương pháp nghiên cúu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp tiếp cận
Đề tài sử dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia, đó là cách tiếp cận quan trọng nhất và được sử dụng xuyên suốt ở tất cả các khâu, các hoạt động của đề tài, từ việc điều tra, khảo sát và đánh giá việc ứng dụng cơ giới hoá trong sản xuất lúa tại địa phương; nhân tố nào trở hay thúc đẩy cơ giới hoá vào sản xuất lúa của hộ gia đình? Một số công cụ của đánh giá có sự tham gia sẽ được sử dụng một cách linh hoạt để thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu của đề tài.
3.2.2. Địa điểm nghiên cứu
Giải pháp tăng cường cơ giới hóa trong sản xuất lúa tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
Để nghiên cứu thực trạng hiện cơ giới hóa trong sản xuất lúa tại huyện Bình Giang đề tài tiến hành điều tra tại 3 xã của huyện Bình Giang, mỗi xã tiến hành điều tra 30 hộ. Tác giả lựa chọn thị trấn Sặt, xã Vĩnh Hồng và xã Long Xuyên, đây là những xã đã tiến hành khá tốt việc dồn điền đổi thửa và cũng là 3 xã có số lượng máy cơ giới trong sản xuất lúa nhiều nhất huyện.
3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin
3.2.3.1. Thu thập tài liệu thứ cấp
Các số liệu thứ cấp gồm các thông tin về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, tình hình dân số, lao động, số lượng máy móc trong nông nghiệp, những tài liệu này được thu thập tại các phòng chuyên môn của Tỉnh
ủy, UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, Cục Thống kê, Sở Kế hoạch và đầu tư, cơ quan Trung tâm khí tượng - thủy văn Hải Dương, huyện ủy, UBND huyện Bình Giang, phòng thống kê huyện Bình Giang, Phòng Nông nghiệp & PTNT Bình Giang, các Website chính thức, các tạp chí, sách báo tham khảo và các báo cáo khoa học đã được công bố, các số liệu này nhằm góp phần làm rõ hơn thực trạng cơ giới hóa trong sản xuất lúa tại huyện Bình Giang, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường cơ giới hóa trong sản xuất lúa tại huyên Bình Giang.
3.2.3.2. Thu thập tài liệu sơ cấp
Thu thập số liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn các nông dân trên địa bàn huyện và thông qua tổ chức thảo luận nhóm.
a. Phỏng vấn điều tra trực tiếp:
Tổng số mẫu: 90 hộ, trong đó: Địa điểm điều tra ở 3 xã: Gồm Thị trấn Sặt, xã Long Xuyên và xã Vĩnh Hồng. Điều tra mỗi xã 30 hộ nông dân. Đây là 3 xã điển hình của Huyện về việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa và đã đạt được hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp.
- Nội dung điều tra:
+ Tình hình cơ bản của các hộ gia đình (số nhân khẩu, số lao động, diện tích đất nông nghiệp của hộ, diện tích trồng lúa, số thửa ruộng...).
+ Thực trạng ứng dụng cơ giới hóa diện tích đất trồng lúa được ứng dụng cơ giới hóa trong các khâu làm đất, gieo sạ bằng giàn sạ hàng, thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp, số khâu canh tác được cơ giới hóa. Những thuận lợi cũng như khó khăn của hộ nông dân trong quá trình ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất.
+ Các thông tin về tác động của ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất lúa: Mức đầu tư của hộ nông dân trước và sau ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất, thu nhập của hộ sau ứng dụng cơ giới hóa và trước ứng dụng cơ giới hóa.
- Xây dựng phiếu điều tra: Phiếu điều tra xây dựng trên những chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả của việc thực hiện cơ giới hóa vào sản xuất nông lúa. Đồng thời có những câu hỏi mở để được phỏng vấn có những nhận xét, kiến nghị những giải pháp tăng cường cơ giới hóa trong thời gian tới.
b. Thảo luận nhóm
- Đối tượng thảo luận: Một số chủ hộ sản xuất lúa giỏi, hợp tác xã (chủ hộ kinh doanh) máy nông nghiệp, nhà quản lý, các chuyên gia về cơ giới hóa trong tỉnh. - Nội dung thảo luận: Đánh giá, nhận xét về quá trình cơ giới hóa trong sản xuất lúa của huyện, các nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng, giải pháp để đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa.
3.2.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin
3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được sử dụng trong tiến hành tổ chức điều tra, xây dựng biểu mẫu, hệ thống chỉ tiêu, hệ thống câu hỏi phỏng vấn, phân tổ, tổng hợp phân tích so sánh để thấy rõ những yếu tố có tác động tích cực và những yếu tố cản trở đến quá trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.
Kết quả nghiên cứu thể hiện ở những chỉ tiêu, số tuyệt đối, số tương đối trong thống kê. Trên cơ sở số liệu điều tra, tổng hợp, phân tích để thấy được tác động của cơ giới hóa đến phát triển sản xuất nông nghiệp và hiệu quả kinh tế mang lại từ việc ứng dụng cơ giới hóa trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
3.2.4.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp này được sử dụng trong đề tài dùng để phân tích, đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở tỉnh, so sánh hiệu quả khi áp dụng cơ giới hóa và không áp dụng cơ giới hóa.
3.2.5. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia PRA
Đây là một phương pháp điều tra, đánh giá nhanh nông thôn tương đối đầy đủ, có thời gian ngắn cũng như chi phí ít, tuy nhiên trong khuôn khổ của nghiên cứu này tác giả chỉ sử dụng một số bộ công cụ của PRA như phỏng vấn bán cấu trúc, quan sát trực tiếp, phân tích SWOT.
3.2.6. Hệ thống các chỉ tiêu
- Đất đai bình quân một hộ - Vốn sản xuất bình quân một hộ - Cơ cấu vốn sản xuất
- Lao động bình quân một hộ
- Tỷ lệ vốn/ha: + Số máy làm đất/m2 + Số trâu, bò/m2
- Chi phí cho cơ giới hoá + Số máy/ người lao động; + Giá trị máy/ người lao động + Số máy/ hộ;
+ Giá trị tài sản máy móc thiết bị/ sản lượng lúa.
+ Số lượng từng loại máy nông nghiệp sử dụng trong sản xuất nông nghiệp. + Diện tích canh tác bình quân của hộ, số thửa canh tác tại các hộ điều tra. + Số lượng lao động nông nghiệp tại các xã.
+ Số lượng lao động các hộ thuê thêm trong thời vụ sản xuất. + Tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa trong từng khâu sản xuất.
+ Chi phí chênh lệch giữa các khâu sản xuất khi áp dụng cơ giới hóa và không áp dụng cơ giới hóa.
+ Chi phí lao động/1 đơn vị sản phẩm sản xuất ra khi áp dụng cơ giới hóa và không áp dụng cơ giới hóa.
+ Tỷ lệ diện tích được cơ giới hóa = Diện tích đất được cơ giới hóa/Tổng diện tích đất canh tác.
+ Tỷ lệ số thửa ruộng được cơ giới hóa = Số thửa ruộng được cơ giới hóa/ Tổng số thửa ruộng
+ Thu nhập từ hoạt động làm dịch vụ = Diện tích làm dịch vụ x giá dịch vụ