Định hướng và mục tiêu ứng dụng cơ giới hoá vào sản xuất lúa ở huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 106 - 108)

HÓA VÀO SẢN XUẤT LÚA Ở HUYỆN BÌNH GIANG

4.3.1. Định hướng và mục tiêu ứng dụng cơ giới hoá vào sản xuất lúa ở huyện Bình Giang Bình Giang

1) Định hướng

Thực hiện chủ trương của Đảng, chính phủ và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ 18 của tỉnh Hải Dương phấn đấu đến năm 2015 Hải Dương cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp. Trong những năm qua, tỉnh Hải Dương đã có nhiều chủ trương, biện pháp khuyến khích ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng.

Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 24/9/2010, của Đại hội đại biểu lần thứ 18, Đảng bộ tỉnh Hải Dương về phát triển nông nghiệp giai đoạn 2011-2015 là: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, phát triển nông nghiệp toàn diện, chuyển sang sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, bền vững. Phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới, phát triển công nghiệp chế biến. Có chính sách khuyến khích nông dân cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, đầu tư giao thông nội đồng, củng cố và phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã theo hướng tự nguyện, hiệu quả”. Đồng thời theo quy hoạch xây

dụng đất thời kỳ 2010-2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt. Đến năm 2015 diện tích đất sản xuất nông nghiệp của toàn tỉnh sẽ còn 34.587 ha, trong đó đất trồng lúa còn khoảng 30.000 ha, chiếm 86,7% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, giảm trên 6.000 ha so với hiện nay. Do vậy, để đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nông dân cần có biện pháp để đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất. Tuy nhiên, việc ứng dụng máy móc phải tiến hành theo phương châm lựa chọn các loại máy móc, công cụ cơ giới phù hợp, đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ các khâu của sản xuất nhằm giải phóng sức lao động, tranh thủ thời vụ và nâng cao hiệu quả sản xuất, ưu tiên áp dụng trước ở những vùng sản xuất tập trung, đã thực hiện “dồn điền đổi thửa”có diện tích ô thửa lớn, trước hết đối với sản xuất lúa.

Để thực hiện thành công được những yêu cầu đề ra thì các cơ quan, ban ngành của huyện Bình Giang cần phối hợp thực hiện theo nội dung các Quyết định mà UBND tỉnh đã phê duyệt như: Hướng dẫn số 710/HD-STC-NSX ngày 16/4/2014 của Sở tài chính Hải Dương về việc phê duyệt đề án Dồn điền đổi thửa, để tạo tiền đề thuận lợi cho việc áp dụng máy móc vào sản xuất; Quyết định số 3155/QĐ-UBND ngày 15/11/2011 của UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2020; Quyết định số 166/2010/QĐ-UBND ngày 29/12/2010 về việc quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn giai đoạn 2011- 2015 trên địa bàn huyện; Quyết định số 168/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2010 về việc phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Quyết tâm hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, góp phần nâng cao đời sống của người nông dân và xây dựng Hải Dương đến năm 2020 trở thành thành phố trực thuộc Trung Ương.

2) Mục tiêu

Mục tiêu đến năm 2016 của Huyện Bình Giang về sản xuất lúa: Tiếp tục mở rộng diện tích lúa lai đạt trên 30% tổng diện tích lúa để đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời mở rộng diện tích lúa chất lượng cao trên 40% tổng diện tích lúa để tăng thu nhập cho nông dân. Năng suất lúa bình quân toàn tỉnh đạt từ 62 tạ/ha trở lên. Để đạt được mục tiêu đó thì cần phải tiến hành ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất. Trong đó, đẩy nhanh ứng dụng cơ giới hóa vào các khâu sản xuất cần được quan tâm chú trọng để đạt được mục tiêu:

vụ sản xuất, cần thay thế, bổ sung các máy làm đất công suất nhỏ đã cũ thành máy có có công suất lớn. Dự kiến hỗ trợ bổ sung thêm 390 máy làm đất công suất từ 20 - 25 ML.

Khâu gieo cấy: Mở rộng diện tích lúa gieo thẳng bằng giàn sạ hàng lên 10.000 ha, chiếm 30% tổng diện tích lúa, hiện nay đã có 4.620 giàn sạ hàng, cần hỗ trợ bổ sung thêm giàn sạ cho các hộ nông dân. Đồng thời mở rộng diện tích ứng dụng máy cấy lên 5% tổng diện tích lúa (khoảng 1.500 ha), cần hỗ trợ khoảng 100 máy cấy.

Khâu phun thuốc BVTV: Trên 50% diện tích sản xuất nông nghiệp được sử dụng máy động cơ, tương đương với 2.500 máy cần được đưa vào sản xuất.

Khâu thu hoạch: Phấn đấu trên 30% diện tích được thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp, tương ứng với khoảng 288 máy được đưa vào sản xuất. Hiện nay đã có 38 máy, cần hỗ trợ thêm khoảng 250 máy.

Khâu phơi, sấy: Hiện nay toàn tỉnh mới có 1 máy sấy của Công ty Cổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)