Khái quát tình hình kinh doanh ngành du lịch tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn nhân lực các công ty du lịch tỉnh phú thọ (Trang 47 - 52)

Xác định vị trí quan trọng của ngành DL là một trong những thế mạnh chủ yếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã xác định DL là một trong ba khâu đột phá, tiến tới xây dựng ngành kinh tế mũi nhọn. Trên cơ sở đó, để khai thác tiềm năng to lớn của tỉnh và thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quy hoạch phát triển DL tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020,

định hướng đến năm 2030. Trong thời gian không dài từ 2011 đến nay, du lịch tỉnh Phú Thọ đã đạt được nhiều thành quả quan trọng góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế xã hội, tạo công văn việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư, góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy các ngành nghề khác phát triển.

Tuy nhiên, Phú Thọ với điều kiện địa kinh tế ít lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư; năng lực của các thành phần, tổ chức kinh tế trong tỉnh trong đó có các đơn vị kinh doanh dịch vụ DL còn hạn chế; kết cấu hạ tầng du lịch vẫn còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển hiện nay của đất nước và khu vực; thiên

tai, dịch bệnh thất thường… đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và mục tiêu phát triển DL nói riêng.

3.1.4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch

Phú Thọ là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Từ năm 2010 đến năm 2016, lượng khách DL đến Phú Thọ tăng nhanh.Năm 2016, toàn ngành DL

Phú Thọ đón 7,8 triệu khách du lịch, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2015, 445.000

nghìn lượt khách lưu trú (Trong đó: 449.300 lượt khách DL nội địa, 5.435 lượt khách quốc tế) (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, 2017). Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, du lịch Phú Thọ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức do hai yếu tố chủ quan và khách quan mang lại. Khó khăn trước hết là xuất phát điểm của nền kinh tế Phú Thọ ở mức thấp, hệ

thống cơ sở hạ tầng còn chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của du khách, nhất là du khách quốc tế. Nguồn vốn đầu tư vào DL còn hạn chế; sản phẩm DL còn

nghèo nàn, đơn điệu; khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại, siêu thị không đáng kể; công tác xúc tiến quảng bá DL chưa thực sự hiệu quả; nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập; các lễ hội chưa thực sự thu hút được du khách, sản phẩm lưu niệm chưa nhiều, còn đơn điệu, liên doanh liên kết DL chưa được đẩy mạnh, hoạt động lữ hành và kinh doanh DL hiệu quả còn chưa cao…..

- Lượng du khách đến du lịch Phú Thọ: Vào những năm 2010, lượng khách đến DL Phú Thọ còn rất ít, kể từ năm 2010 trở lại đây, lượng khách DL Phú Thọ gia tăng đáng kể.

Bảng 3.3. Lượt khách du lịch Phú Thọ giai đoạn 2010-2016

Năm Lượt khách (người) Tăng trưởng so với năm trước (%)

Tổng số Quốc tế Nội địa

2010 392.769 2.944 389.825 2011 429.828 4.256 425.572 9,44 2012 623.997 4.596 619.401 45,17 2013 665.344 4.747 660.597 6,63 2014 731.600 5.098 726.502 9,96 2015 752.185 4.977 747.208 2,81 2016 833.524 5.523 828.001 10,81

Tăng trưởng bình quân (%) 13,36

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Phú Thọ (2015, 2016, 2017), Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2010)

- Lượng khách du lịch Phú Thọ: Phú Thọ với nhiều tiềm năng, lợi thế về tài

nguyên DL tự nhiên và nhân văn, là nơi nổi tiếng về DL tâm linh với cội nguồn dân tộc Việt. Nhưng đến nay, du lịch Phú Thọ vẫn chưa là điểm dừng chân yêu thích của

khách DL trong nước và quốc tế. Lượng khách DL tỉnh Phú Thọ có mức tăng trưởng khá trong giai đoạn 2010-2016. Tốc độ tăng trưởng bình quân lượt khách đến Phú Thọ giai đoạn này đạt 13,36%. Tuy nhiên, tăng trưởng không đều và chưa ổn định qua các năm. Năm 2012, tốc độ tăng trưởng tăng 45,17% so với năm 2011 nhưng năm 2015, tốc độ tăng trưởng chỉ tăng 2,81% so với năm 2014. So với các địa phương khác trong toàn quốc, lượng khách DL đến Phú Thọ vẫn còn khiêm tốn và khách quốc tế còn ít. Nguyên nhân chủ yếu là cơ sở hạ tầng phục vụ DL còn nhiều yếu kém, chất lượng nhân lực phục vụ DL còn chưa đáp ứng, công tác tổ chức hoạt động

DL còn chưa thực sự hiệu quả, các DN du lịch thiếu năng động, công tác tuyên

truyền DL Phú Thọ chưa thực sự đúng mức và thiếu tính chuyên nghiệp…. dẫn tới

Bảng 3.4. Doanh thu du lịch Phú Thọ giai đoạn 2010-2016

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tăng trưởng

bình quân (%)

Lưu trú 84.896 80.835 119.907 133.567 146.455 91.988 134.785 8,01

Ăn uống, giải trí 517.620 663.676 1.015.083 1.184.340 1.396.989 1.723.916 1.834.247 23,47

Mua sắm 361.722 449.588 325.004 342.838 365.868 428.468 445.890 3,55

Lữ hành và doanh thu khác 3.979 19.766 7.026 7.728 8.291 12.391 13.232 22,17

Tổng doanh thu 968.217 1.213.865 1.467.019 1.668.473 1.917.603 1.827.915 1.982.264 12,68

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ (2015, 2016, 2017)

- Doanh thu du lịch của Phú Thọ có mức tăng trưởng trung bình và không

đồng đều giữa các lĩnh vực trong giai đoạn 2010- 2016. Tốc độ tăng trưởng bình

quân doanh thu DL giai đoạn này đạt 12,68%/năm, trong đó lĩnh vực ăn uống, giải trí, lữ hành và doanh thu khác có mức tăng trưởng cao, tỷ lệ tương ứng 23,47% và 22,17%, trong khi đó lĩnh vực lưu trú và mua sắm có mức tăng trưởng thấp, tỷ lệ tương ứng là 8,01% và 3,55%, so với tốc độ tăng bình quân thu nhập

DL chung của cả nước trong cùng giai đoạn thì tăng trưởng doanh thu của DL

Phú Thọ đạt thấp hơn nhiều (tổng hợp của tác giả theo số liệu từ nguồn website của Tổng cục du lịch, giai đoạn 2010-2016 tăng trưởng bình quân thu nhập DL

cả nước đạt 22,85%/năm), trong khi tiềm năng DL của tỉnh Phú Thọ rất lớn, đặc biệt là DL tỉnh Phú Thọ còn có một trong các lợi thế cạnh tranh mà tỉnh khác không có được, đó chính là lễ hội quốc gia Đền Hùng. Điều này đặt ra cho các nhà quản lý DL tỉnh Phú Thọ phải có những chính sách phát triển và tăng doanh

thu DL để doanh thu DL của tỉnh thực sự là nguồn thu chính, du lịch thực sự là thế mạnh phát triển của tỉnh Phú Thọ.

- Qua bảng trên ta thấy rằng: Giá trị tăng thêm ngành DL Phú Thọ có xu hướng tăng qua các năm, với tăng trưởng bình quân cả giai đoạn 2010-2016 là

15,20%. Tuy nhiên, giá trị tăng thêm DL tỉnh Phú Thọ gia tăng không đều qua các năm, năm 2010 giá trị tăng thêm ngành DL Phú Thọ là 26,43% nhưng đến năm 2014 giá trị tăng thêm ngành DL chỉ đạt 10,74% (Dương Hoàng Hương,

2017), (Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ, 2017). Nguyên nhân quan trọng của việc giá trị tăng thêm ngành DL tỉnh Phú Thọ còn thấp, đó là do còn nhiều bất cập trong công tác phát triển DL tỉnh Phú Thọ, cơ sởhạ tầng DL còn nghèo nàn,

chất lượng dịch vụ DL còn thấp, nguồn nhân lực chất lượng cao chưa nhiều,chất lượng phục vụ còn nhiều bất cập, quá ít khu vui chơi, giải trí đủ hấp dẫn để níu kéo du khách lưu trú qua đêm tại Phú Thọ, mức chi tiêu du khách tươngđối thấp.

Trong giai đoạn 2010-2016, mặc dù doanh thu DL và giá trị tăng thêm DL

đều có tốc độ tăng trưởng trung bình cả giai đoạn khá, song nhìn chung còn thấp hơn mặt bằng chung của cả nước. Giá trị tăng thêm ngành DL không đồng đều qua các năm, năm 2010 giá trị tăng thêm nghành DL là 26,43% nhưng đến năm 2014 giá trị tăng thêm ngành DL cũng chỉ đạt 10,74%; tỷ trọng giá trị tăng thêm

ngành DL còn thấp. Điều này cho thấy trong giai đoạn 2010-2016, hiệu quả tăng trưởng không ổn định và còn thấp.

với tốc độ khá góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Bảng 3.5. Giá trị tăng thêm ngành du lịch Phú Thọ và tỷ trọng trong nền kinh tế của tỉnh giai đoạn 2010-2016

Năm

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Giá trị tăng thêm ngành du

lịch (tỷ đồng) 250,97 314,10 361,83 421,33 466,58 528,64 586,50

Tăng trưởng giá trị tăng

thêm so với năm trước (%) 26,43 25,15 15,20 16,44 10,74 13,31 10,95

GRDP toàn tỉnh (tỷ đồng) 21.955 27.477 30.597 33.681 37.708 41.113 41.960

Tỷ trọng giá trị tăng thêm ngành du lịch trong GRDP toàn tỉnh (%)

1,14 1,14 1,18 1,25 1,24 1,29 1,39

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ (2015, 2016, 2017)

3.1.4.2. Đầu tư vào du lịch Phú Thọ

- Nguồn vốn đầu tư cho du lịch Phú Thọ: Trong thời gian qua, Phú Thọ đã huy động được một nguồn lực xây dựng và hình thành hệ thống hạ tầng then chốt trong đó có hạ tầng du lịch, bước đầu đã hình thành được một số khu, điểm du lịch. Công tác xã hội hóa trong việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật được tăng cường. Tổng số vốn đầu tư trực tiếp phục vụ DL giai đoạn 2006 - 2015 đạt 6.493,6 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước các cấp 2.688,5 tỷđồng, vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác 3.805,1 tỷ đồng. Lượng vốn đầu tư trực tiếp cho DL so với tổng vốn đầu tư phát triển của tỉnh trong cùng giai đoạn (101.156 tỷ đồng) chiếm tỷ lệ 6,42%. Vốn đầu tư trực tiếp cho DL giai đoạn

2006 - 2015 so với kế hoạch vốn đầu tư phát triển DL đã được các Nghị quyết của Tỉnh ủy, kế hoạch của UBND tỉnh xác định cho thời kỳ này đạt 27,05%

(Dương Hoàng Hương, 2017).

Các dự án từ nguồn lực xã hội đa phần tập trung xây dựng khách sạn, nhà hàng, siêu thị, trung tâm thương mại (tỷ trọng: 78,25%); việc đầu tư vào các lĩnh vực DL khác như xây dựng các hạng mục tổng hợp để hình thành khu, điểm du lịch, khu vui chơi giải trí với các loại hình và sản phẩm DL đa dạng, chất lượng cao chiếm tỷ trọng chưa nhiều (chỉ chiếm 21,75%). Một số dự án đầu tư còn rất nhỏ giọt, tiến độ chậm so với định hướng phân kỳ đầu tư (dự án đầu tư khu nghỉ

dưỡng nước khoáng nóng La Phù đã triển khai nhiều năm nhưng vốn đã đầu tư mới chỉ đạt 215 tỷ đồng, so với tổng vốn kế hoạch (947,5 tỷ đồng) chỉ đạt tỷ lệ 22,7%; dự án khu DL sinh thái Xuân Sơn triển khaitừ năm 2009 nhưng số vốn tư nhân đã đầu tư (179 tỷ đồng) so với tổng vốn kế hoạch giai đoạn 2011-2015

(1.510 tỷ đồng) chỉ đạt 11,26%; dự án khu đô thị sinh thái - nghỉ dưỡng - thể thao

Tam Nông khởi động từ năm 2011, đến nay mới chỉ được đầu tư 40 tỷ đồng trong tổng vốn kế hoạch 5.100 tỷ đồng, ba năm gần đây không triển khai thêm)

(Dương Hoàng Hương, 2017).

Qua kết quả trên ta thấy cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật DL tỉnh Phú Thọ đã được quan tâm đầu tư xây dựng và phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng từ nguồn vốn ngân sách và xã hội hóa đã đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển DL Phú Thọ để từng bước đáp ứng nhu cầu khách du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn nhân lực các công ty du lịch tỉnh phú thọ (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)