Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn nhân lực các công ty du lịch tỉnh phú thọ (Trang 56 - 59)

Để đánh giá sự phát triển NNL cần thiết phải có hệ thống chỉ tiêu đo lường, đánh giá. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển NNLlà tập hợp các chỉ tiêu phản ánhvề số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Mỗi chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi theo thời gian một đặc trưng nhất định về số lượng hoặc chất lượng nguồn nhân lực.

Hệ thống các chỉ tiêu PTNNL phản ánh một cách tổng thể trình độ PTNNL trong

một giai đoạn hoặc một thời kỳ phát triển nhất định.

Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sự PTNNL được phân chia theo các nhóm: nhóm chỉ tiêu đánh giá số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực, nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng NNL gồm: chỉ tiêu đánh giá trình độ, năng lực của người lao động, chỉ tiêu đánh giá kỹ năng làm việc.

Nhóm chỉ tiêu đánh giá số lượng NNL

- Chỉ tiêu số lượng nguồn nhân lực: được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu về quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn nhân lực. Để đánh giá, cần tính toán được số lượng NNL tăng giảm hàng năm về số tương đối và tuyệt đối NNL trong các công ty DL tỉnh Phú Thọ.

- Chỉ tiêu về số lao động làm việc trong doanh nghiệp: Phản ánh biến động tương đối và tuyệt đối về số lượng lao động hàng năm, tỷ trọng số lượng lao động trong doanh nghiệp.

Nhóm chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nguồn nhân lực: đây là yếu tố không thể

thiếu khi xem xét đánh giá về nguồn nhân lực. Cơ cấu nhân lực thể hiện trên các phương diện khác nhau: cơ cấu về trình độ đào tạo, giới tính, độ tuổi, trình độ

chuyên môn…

*Nhóm chỉ tiêu chất lượng nguồn nhân lực: Bao gồm các chỉ tiêu đánh giá

trình độ, năng lực của người lao động, chỉ tiêu đánh giá trình độ ngoại ngữ, tin

học, chỉ tiêu đánh giá kỹ năng làm việc… qua đó thấy được chất lượng NNL đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra hay chưa.

- Chỉ tiêu đánh giá trình độ, năng lực của người lao động

Việc đánh giá trình độ, năng lực của NLĐthực hiện dựa trên các chỉ tiêu: (1). Trình độ chuyên môn nghiệp vụ bao gồm: sự hiểu biết, khả năng thực hành về chuyên môn nào đó. Trình độ chuyênmôn của NLĐ được đo bằng:tỷ lệ cán bộ trình độ khác, tỷ lệ cán bộ trình độ sơ cấp, tỷ lệ cán bộ trung cấp, tỷ lệ cán bộ Cao đẳng, Đại học, trên Đại học.

Đối với ngành DL gồm các lĩnh vực đào tạo chủ yếu là: Quản trị kinh doanh,

tài chính - Kế toán, các nghiệp vụ DL như lễ tân, phục vụ buồng, bàn, bar, chếbiến món ăn, chế biến đồ uống, kế toán, hướng dẫn viên dulịch, nhân viên lữ hành…

Đây là một tiêu chí đặc biệt quan trọng bởi trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng phải cần có kiến thức. Người làm công tác quản lý hay trực tiếp tiếp xúc với khách hàng đều cần phải được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ đúng với công việc mình đang làm. Vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ thì quá trình thực hiện công việc sẽ nhanh và hiệu quả.

Trình độ ngoại ngữ: Sử dụng thành thạo (nghe, nói, đọc, viết) một trong các ngoại ngữ: Anh, Pháp, Trung Quốc… Với xu thế hội nhập Quốc tế ngày càng sâu, rộng, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch, lượng khách quốc tế đến tỉnh Phú Thọ ngày càng tăng nên tiêu chí về ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ngày càng quan trọng. Giao tiếp tốt với khách quốc tế bằng ngoại ngữ sẽ tạo niềm tin, sự thân thiện, gần gũi với khách và ít gây ra các sự cố đáng tiếc trong khâu cung cấp dịch vụ.

-Nhóm chỉ tiêu về đào tạo nguồn nhân lực

Phản ánh về đào tạo nguồn nhân lực, sử dụng chỉ tiêu về số người được đào tạo hàng năm như số người được đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, sau đại học. Qua nhóm chỉ tiêu này thấy được tình trạng đào tạo NNL theo các cấp đào tạo có đáp ứng được yêu cầu PTNNL hay không.

(2). Nhóm tiêu chí đánh giá kỹ năng nghề nghiệp

Lao động du lịch có kỹ năng nghề nghiệp rất cần thiết trong quá trình phát triển DL nói chung.

Lao động DL có kỹ năng nghề nghiệp tốt là những LĐ được đào tạo chuyên môn đúng với công việc mình đang đảm nhận, lại vừa có kinh nghiệm công tác cộng với lòng nhiệt tình, yêu nghề, chịu khó rèn luyện nên đã tạo cho mình được những kỹ năng thao tác, xử lý tình huống, giải quyết công việc nhanh, chính xác, khoa học, tạo được niềm tin, sự cảm phục, sự ngưỡng mộ của khách hàng cũng như các đồng nghiệp.

Du lịch có nhiều nghề (nghiệp vụ) cụ thể như quản lý, lễ tân, phục vụ buồng, bàn, bar, nhân viên nấu ăn, HDV du lịch… Mỗi công việc cụ thể đều có quy trình, quy chuẩn riêng. Nhân viên thành thạo kỹ năng, có sáng tạo trong khi giải quyết các tình huống sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Để đánh giá kỹ năng nghề nghiệp của NLĐ tôi đưa ra tiêu chí sau: Không đáp ứng được yêu cầu, đáp ứng yêu cầuvà vượt mức yêu cầu.

PHN 4. KT QU NGHIÊN CU VÀ THO LUN

4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC CÔNG TY DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn nhân lực các công ty du lịch tỉnh phú thọ (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)