Các yếu tố ảnh hưởng và đánh giá chung về sự phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn nhân lực các công ty du lịch tỉnh phú thọ (Trang 89)

4.2.1. Các yếu tốảnh hưởng

4.2.1.1. Các yếu tố bên trong

a. Các chính sách liên quan đến phát triển nguồn nhân lực

Chính sách về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một công cụ quan trọng để PTNNL tại các công ty du lịch, chỉ khi DN có chính sách rõ ràng thì

công tác đào tạo và PTNNL của DN mới được quan tâm đúng mức. Theo kết quả khảo sát có đến 70% người trả lời rằng công ty không có chính sách về đào tạo và phát triển. Điều đó thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.20. Chính sách đào tạo, phát triển của công ty du lịch

STT Doanh nghiệp có chính sách về đào tạo và phát

triển không? Số phiếu trả lời Tỷ lệ (%)

1 Có 24 30,00

2 Không 56 70,00

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả (2017)

Tuy nhiên, theo kết quả phỏng vấn của tác giả, phần lớn các công ty chưa có chính sách đào tạo, phát triển. Nguyên nhân sự khác biệt này là do NLĐ không muốn tiết lộ về chính sách của công ty, họ sợ nó sẽ ảnh hưởng xấu tới hình ảnh công tyhọ.

b. Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp

Theo kết quả khảo sát có đến 45% công ty DL tỉnh Phú Thọkhông có chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực, tuy nhiên theo kết quả khảo sátthì có đến 80% công ty không có chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Có rất ít công ty có chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Đa phần các công ty được hỏi đều căn cứ vào tình hình kinh doanh cũng như nhu cầu thực tế của đơn vị mà có chính sách tuyển dụng hay đào tạo thích hợp.

Bảng 4.21. Chiến lược đào tạo, phát triểncủa công ty

STT Doanh nghiệp có chiến lược về đào tạo và

phát triển không? Số phiếu trả lời Tỷ lệ (%)

1 Có 44 55,00

2 Không 36 45,00

Tại các công ty DL tỉnh Phú Thọ, chủ công ty hoặc giám đốc công ty

thường không nhận thấy cần phải có chiến lược về phát triển nguồn nhân lực. Qua kết quả khảo sát ta thấy rằng nguyên nhân chủ yếu do chủ công ty DL hay

giám đốc công tychưa nhận thấy hiệu quả của đầu tư cho đào tạo và PTNNL và

không nhận thấy sự cần thiết phải đào tạo và phát triểnnguồn nhân lực. Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân cũng khá quan trọng, các công ty DL tỉnh Phú Thọ đa phần là các DN nhỏ, kinh phí riêng dành cho đào tạo không lớn, nó là một trở ngại lớn trong việc xây dựng chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của các công ty DL tỉnh Phú Thọ. Bảng sau đây tổng kết nguyên nhân các công ty DL tỉnh phú Thọkhông có chiến lược phát triển nguồn nhân lực.

Tóm lại, qua kết quả điều tra ta thấy rằng phần lớn các công ty DL tỉnh Phú Thọ không có chiến lược PTNNL và chủ DN không nhận thức đúng về tầm quan trọng của chiến lược PTNNL đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

Bảng 4.22. Nguyên nhân công ty không có chiến lược về đào tạo và phát triển nhân lực

STT Nguyên nhân Số

phiếu Tỷ lệ (%)

1 Chủ doanh nghiệp không nhận thấy sự cần thiết 7 19,44

2 Chủ doanh nghiệp không nhận thấy hiệuquả của đầu tư

cho đào tạo và phát triển 11 30,56

3 Doanh nghiệp không có kinh phí 18 50,00

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả (2017)

c. Khả năng tài chính của doanh nghiệp

Khả năng tài chính của DN ảnh hưởng nhiều đến việc thực hiện các hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Do hạn chế về tài chính nên việc khuyến khích hoạt động đào tạo và phát triển cũng bị ảnh hưởng, theo như phân tích đã có nhiều công ty không tổ chức hoạt động đào tạo: qua khảo sát cho thấy có đến 62,5% công ty không thanh toán tiền đào tạo cho ai, 25% công ty thanh

toán tiền đào tạo cho ít hơn 20% số nhân viên, chỉ có 12,5% công ty thanh toán tiền đào tạo cho nhiều hơn 20% số nhân viên doanh nghiệp.

d. Nhận thức của chủ doanh nghiệp về phát triển nguồn nhân lực

Nhìn chung qua kết quả điều tra ta nhận thấy rằng nhận thức của chủ công

ty DL tỉnh Phú Thọ về PTNNL còn có rất nhiều hạn chế. Do chưa nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này nên phần lớn công ty không có chiến

lược phát triển nguồn nhân lực. Mặt khác, các công ty DL tỉnh phú Thọ quy mô

nhỏ, việc sử dụng cán bộ chuyên trách về quản trị nhân lực không qua đào tạo hoặc sử dụng cán bộkiêm nhiệm công tác nhân sự đã dẫn đếnchất lượng quản trị nhân sự trong các công ty DL tỉnh Phú Thọ chất lượng quản lý nhân sự thường

không đạt kỳ vọngnhư mong muốn.

e. Lương thưởng và phúc lợi

Công tác trả lương và chế độ phúc lợi phù hợp cho NLĐ là một trong những hoạt động rất quan trọng trong công tác phát triển nguồn nhân lực. Chế độ lương thưởng và phúc lợi phù hợp sẽ góp phần tạo động lực cho NLĐ yên tâm công tác, họ có thể đảm bảo được cuộc sống cho bản thân và gia đình, có thể cống hiến hết mình trong công việc vì mục tiêu phát triển của doanh

nghiệp. Chế độ lương hợp lý sẽ góp phần xây dựng cho DN một đội ngũ NNL

ổn định về mặt số lượng và chất lượng.

Để đánh giá công tác lương thưởng trong các công ty DL tỉnh Phú Thọ,

tác giả tiến hành khảo sát 80 người lao động, kết quả được minh họa trong bảng sau:

Bảng 4.23. Tổng hợp ý kiến đánh giá chế độ lương thưởng và phúc lợi

Diễn giải Tỷ lệ đóng góp ý kiến (%) Điểm

BQ

1 2 3 4 5

Đánh giá chế độ lương thưởng và

phúc lợi của công ty

Chính sách lương thưởng tương

xứng với kết quả công việc - 16,25 48,75 25,00 8,00 3,29

Chế độ phúc lợi rõ ràng, công khai

minh bạch cho người lao động - 22,5 42,5 28,75 6,25 3,19

Chế độ đãi ngộ rất đa dạng, hấp dẫn, khuyến khích nhân viên làm việc

- 45,00 26,25 22,50 6,25 2,90 Đơn vị đủ nguồn tài chính cho cho

việc trả lương, thưởng và phúc lợi - 13,75 46,25 33,75 6,25 3,33

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả (2017)

Qua kết quả khảo sát ta thấy, chế độ lương thưởng các công ty DL đã cơ bản tương xứng với kết quả công việc của người lao động (điểm bình quân = 3,29), tuy nhiên ta thấy một số lượng không nhỏ NLĐ cho rằng chế độ lương

thưởng của công ty chưa tương xứng với kết quả công việc mình đang làm. Kết quả điều tra nói lên rằng NLĐ đánh giá chế độ lương thưởng của các công ty cơ bản rõ ràng, công khai minh bạch cho người lao động (điểm bình quân = 3,19).

Tuy nhiên một hạn chế rất lớn trong công tác trả lương của các công ty DL tỉnh Phú Thọ, đó là chế độ đãi ngộ của các công ty chưa đa dạng, hấp dẫn người lao động (điểm bình quân = 2,90), chưa khuyến khích NLĐ cống hiến hết khả năng vì công việc.

4.2.1.2. Các yếu tố bên ngoài

Thứ nhất, là nhân tố về chính trị, thể chế chính sách

Nhà nước ta đã có nhiều chính sách vĩ mô có tác động thúc đẩy, phát triển nguồn nhân lựccủa các công ty du lịch. Đó là sự công nhận của Hiến pháp Việt Nam về thành phần kinh tế tư nhân, đường lối đổi mới của Việt Nam năm 1986 hay như sự ra đời các luật như luật doanh nghiệp, luật Du lịch.

Bộ Luật lao động là bộ luật có ảnh hưởng lớn tới công tác PTNNL của công ty DL tỉnh Phú Thọ. Nó quy định những điều cơ bản về lao động cũng như khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của lao động. Luật du lịch (2017) đã quy định quyền và nghĩa vụ của công ty trong kinh doanh DL hay điều kiện về nhân sự khi

kinh doanh trong lĩnh vực DL của các công ty DL tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên, còn

khá nhiều công ty DL tỉnh Phú Thọ chưa hiểu hết những bộ luật ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh ngành nghề mình, điều đó hạn chế rất lớn đối với hoạt động của của các công tyDL Phú Thọ.

Các chính sách như giáo dục đào tạo, chính sách tuyển dụng, sử dụng lao động, lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động… đều có tác động trực tiếp đến việc PTNNL các công ty DL Phú Thọ. Chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước không chỉ tạo điều kiện PTNNL mà còn hạn chế các tác động tiêu cực đến sự PTNNL tại các công ty DL tỉnh Phú Thọ thông qua những công cụ điều tiết vĩ mô.

Chính sách phát triển DL của Nhà nước tác động đến sự phát triển du lịch, trong đó chính sách đào tạo và PTNNL ngành DL ảnh hưởng trực tiếp đến sự

PTNNL của các công ty DL tỉnh Phú Thọ.

Pháp luật về lao động và thị trường lao động: tác động đến cơ chế và

chính sách trả lương của các công ty DL Phú Thọ, dẫn đến sự thay đổi về mức độ thu hút NNL của các công ty DL tỉnh Phú Thọ. Chính vì vậy, NNL tại công

ty DL tỉnh Phú Thọphải được thực hiện phù hợp với pháp luật về lao động và thị trường lao động.

Thứ hai, đó là môi trường kinh tế.

Các yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, dân số,... có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu nhân lực cả về chất lượng và số lượng, tác động đến thu nhập, đời sống của người lao động. Điều này sẽ tạo cơhộihoặc áp lực cho công tác nâng cao chất lượng NNL của công ty DL tỉnh Phú Thọ.

Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng hàng đầu làm xuất hiện nhu cầu DL và biến nhu cầu DL của con người thành hiện thực. Không thể nói tới nhu cầu hoặc hoạt động DL của xã hội nếu lực lượng sản xuất xã hội còn ở trong tình trạng thấp kém. Vai trò to lớn của nhân tố này được thể hiện ở nhiều khía cạnh quan trọng. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội đẻ ra nhu cầu nghỉ ngơi du lịch. Nền kinh tế càng phát triển, thị trường nhu cầu của nhân dân càng lớn, chất lượng càng cao.Để đáp ứng được nhu cầu đó, việc đáp ứng về số lượng cũng như chất lượng NNL các công ty DL Phú Thọngày càng chở nên bức thiết.

Thứ ba, là yếu tố văn hóa, xã hội:Môi trường văn hóa - xã hội của một đất nước, vùng miền hình thành nên thói quen tiêu dùng của các nhóm dân cư, từ đó

hình thành nên thói quen DL của khách DL trên thị trường. Môi trường văn hóa -

xã hội có tác động lớn đến tâm lý, hành vi, phong cách, lối sống và sự thay đổi

trong cách nhìn nhận về giá trị của NLĐ trong du lịch và DN du lịch. Vì vậy, nó ảnh hưởng đến cách tư duy và các chính sách PTNNL của các công ty DL Phú

Thọ để phát huy những yếu tố tích cực, khắc phục những mặt tiêu cực của NNL,

đáp ứng nhu cầu NNL trong công ty du lịchPhú Thọ.

Thứ tư là dân số: Tốc độ tăng dân số trong và ngoài tỉnhảnh hưởng đến số lượng, chất lượng NNL cũng như ảnh hưởng đến chiến lược cơ cấu lao động

trong công ty DL tỉnh Phú Thọ.

Thứ năm là đối thủ cạnh tranh: cạnh tranh thu hút nhân lựccủa DN du lịch tác động mạnh đến số lượng và chất lượng NNL của mỗi công ty DL Phú Thọ.

Trong những năm gần đây, việc xuất hiện một số tập đoàn DL lớn cả nước như tổng công ty du lịch Sài Gòn, tập đoàn Mường Thanh… tạo ra sự di chuyển nguồn nhân lực, đặc biệt là NNL chất lượng cao của các công ty DL tỉnh Phú Thọ. Từ đó đặt ra cho các nhà quản lý tại các công ty DL tỉnh Phú Thọluôn phải nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như điều kiện làm việc của đơn vị, là cơ sở để

có thể giữ chân NNL chất lượng caocủa doanh nghiệp.

4.2.2. Đánh giá chung về sự phát triển nguồn nhân lực tại các công ty du lịch tỉnh phú thọ tỉnh phú thọ

4.2.2.1. Đánh giá về sự đảm bảo nguồn nhân lực về số lượng và cơ cấu

* Đánh giá sự đảm bảo nguồn nhân lực về số lượng nguồn nhân lực

Đối với nguồn tuyển dụng nội bộ, do NNL tại các DN du lịch tỉnh Phú Thọ thường có quy mô nhỏ nên ưu thế dành cho tuyển dụng nội bộ là không nhiều.

Đối với tuyển dụng từ bên ngoài, việc tuyển dụng thông qua các tổ chức giới thiệu việc làm như báo chí còn rất khiêm tốn. Tuyển dụng từ Website của công ty vẫn là một trong những kênh tuyển dụng được sử dụng nhiều ở DN du

lịch tỉnh Phú Thọ. Nguồn từ cơ sở đào tạo và thông tin đại chúng là một phần đảm bảo cho các DN du lịch Phú Thọ tuyển được đúng người đúng việc, tuy nhiên vẫn chưa nhiều. Các kênh tuyển dụng khác hiếm khi được sử dụng, nhất là kênh báo chí và các kênh tương tự.

Công tác tuyển dụng nguồn lao động tại các công ty DL tỉnh Phú Thọ chưa được thực tiện tốt, vẫn còn rất bị động trong việc tuyển dụng. Các công ty DL tỉnhPhú Thọ chưa đảm bảo đủ về mặt số lượng nguồn nhân lực.

* Đánh giá sự đảm bảo nguồn nhân lực về cơ cấu nguồn nhân lực

Cơ cấu độ tuổi trong các công ty DL tỉnh Phú Thọ cơ bản phù hợp, đáp ứng được yêu cầu và đặc điểm kinh doanh của các công ty DL, góp phần thành công

vào quá trình trẻ hóa, năng động hóa ngành DL của tỉnh nói chung, các công ty DL của tỉnh nói riêng.

Cơ cấu giới tính cơ bản đáp ứng yêu cầu trong các công ty DL tỉnh Phú Thọ, lao động nữ có xu hướng tăng lên, trong khi lao động nam có xu hướng giảm, về cơ bản hợp lý, đáp ứng yêu cầu cơ cấu giới tính.

Cơ cấu trình độ chuyên môn của lực lượng lao động các công ty DL tỉnh Phú Thọ còn nhiều bất cập, nhân lực phục vụ trực tiếp chưa được đào tạo về DL và có trình độ dưới sơ cấp vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động của các công ty DL tỉnh Phú Thọ. Nhân lực quản lý được đào tạo bài bản còn ít. Cơ cấu thầy/thợ đang mất cân đối. Điều này thể hiện trình độ chuyên môn của lực lượng lao động trong các công ty DL tỉnh Phú Thọ còn rất hạn chế.

Nói chung, cơ cấu NNL các công ty DL tỉnh Phú Thọ cơ bản hợp lý. Tuy nhiên, cơ cấu trình độ NNL vẫn còn rất nhiều bất cập. Điều đó đòi hỏi các công ty DL tỉnh Phú Thọ phải có những bước đi điều chỉnh hợp lý cơ cấu trình độ nguồn nhân lực, từ đó phục vụ tốthơn hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

4.2.2.2. Đánh giá về sự đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực

Các công ty du lịch tỉnh Phú Thọ nhìn chung là nhỏ bé về quy mô, thiếu về vốn và công nghệ, đặc điểm này đã làm cho các công ty DL tỉnh Phú Thọ yếu về khả năng cạnh tranh, gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh, cũng như đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực các công ty du lịch tỉnh Phú Thọ

Các công ty du lịch tỉnh Phú Thọ còn rất bị động trong côngtác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Việc đầu tư cho công tác đào tạo và phát triển NNL

chưa nhiều, nhận thức chủ DN về tầm quan trọng công tác đào tạo và phát triển

NNL còn nhiều hạn chế.

Các công ty còn thụ động trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng, trong khi hình

thức đào tạo còn nhiều hạn chế, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa DN và các cơ sở đào tạo. Bên cạnh đó, chất lượng tại các cơ sở đào tạo còn hạn chế cả về đội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn nhân lực các công ty du lịch tỉnh phú thọ (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)