Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại các công ty du lịch tỉnh Phú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn nhân lực các công ty du lịch tỉnh phú thọ (Trang 97 - 135)

4.3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng nguồn lao động

lực. Việc tìm ra được người thực hiện công việc có năng lực, phẩm chất để hoàn thành công việc được giao sẽ giúp cáccông ty tiết kiệm được các chi phí đào tạo lại, chất lượng công việc trong công ty được nâng lên, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời công tác tuyển dụng được thực hiện tốt sẽ góp phần tạo ra sự phát triển ổn định về mặt tổ chức và lâu dài trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong điều kiện toàn cầu hóa. Ngược lại, nếu công tác tuyển dụng được thực hiện không tốt sẽ gây xáo trộn trong công ty, lãng phí chi phí kinh doanh… điều này sẽ gây ra những hậu quả lâu dài, tạo ra sự trì trệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Công tác tuyển dụng ở các công ty DL Phú Thọ trong thời gian qua vẫn chưa được thực hiện một cách bài bản, khoa học. Vì vậy, để công tác tuyển dụng thể hiện được vai trò là khâu sàng lọc, là khâu tuyển chọn được những NLĐ có

chất lượng đáp ứng được yêu cầu hiện tại và trong tương lai, các công ty DL Phú

Thọ cần tập trung những vấn đề sau:

Một là, Công ty Du lịch tỉnh Phú Thọ tuyển dụng lao động chủ yếu là lao động mùa vụ vào các mùa lễ hội, tốc độ phát triển bình quân việc tuyển dụng lao động mùa vụ lớn hơn tốc độ phát triển bình quân tuyển dụng lao động chính thức, bên cạnh đó các công ty DL tỉnh Phú Thọ không duy trì nhiều nhân viên chính thức. Điều này là một thách thức trong phát triển NNL tại các công ty DL tỉnh Phú Thọ, về lâu dài sẽ không tốt cho sự phát triển công ty trong dài hạn. Để giải quyết vấn đề này, các công ty DL tỉnh Phú Thọ cần tăng cường tuyển dụng nhân viên chính thức, giảm dần lao động mùa vụ trong công ty. Bên cạnh đó các công ty cần tránh tình trạng sử dụng quá nhiều lao động mùa vụ không được đào tạo bài bản, gây giảm chất lượng phục vụ của công ty.

Hai là, Để tuyển dụng được những ứng viên giàu tiềm năng nhất, phù hợp với yêu cầu công việc, các công ty DL tỉnh Phú Thọ cần phải đa dạng hóa nhiều nguồn tuyển dụng từ nguồn cán bộ bên trong và thị trường lao động bên ngoài.

Đối với nguồn tuyển dụng từ bên trong: Nguồn nhân lực từ bên trong công ty gồm những nhân viên đang làm việc tại công ty, đây là NNL có năng lực, có kinh nghiệm thực tế, có hiểu biết về công ty. Tuy nhiên, công việc này khá khó khăn khi các công ty DL tỉnh Phú Thọ tương đối nhỏ, nhân lực còn ít và mỏng, phải kiêm nhiệm nhiều vị trí công việc khác nhau trong công ty.

chức thi tuyển theo các quy định của công ty. Các công ty thường xuyên có liên hệ với các trường Đại học, Cao đẳng để thu hút ứng viên, tham gia tuyển dụng, cần ưu tiên lựa chọn các ứng viên tốt nghiệp khá, giỏi tại các trường Đại học trong và ngoài nước, năng động và có nhiệt huyết trong công việc. Một trong các phương án tốt nhất để tuyển dụng lao động có hiệu quả cao là tuyển dụng sinh viên thực tế, thực tập tại đơn vị, bởi vì trong quá trình thực tập, thực tế tại đơn vị, sinh viên đã có thời gian được làm quen với công việc và văn hóa doanh nghiệp, đây có thể được xem như là quá trình thử việc đối với NLĐ được tuyển dụng. Ngoài ra, tuyển dụng sinh viên thực tế, thực tập tốt, các công ty DL Phú Thọ sẽ tiết kiệm được khoản chi phí phải trả cho ứng viên trong quá trình thử việc. Bên cạnh đó, các công ty DL phải thu hút các chuyên gia giỏi, lao động có trình độ, tay nghề cao vào lĩnh vực, công việc mà lực lượng lao động công ty còn mỏng và yếu. Để có thể thu hút được nguồn ứng viên này, ngoài việc đăng tải thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, các công ty cần có các chương trình hỗ trợ và tìm kiếm các ứng viên là những sinh viên có năng lực và tâm huyết ngay từ khi còn trên ghế nhà trường.

Ba là, Từ việc phân tích thực trạng công tác tuyển dụng tại các công ty DL

tỉnh Phú Thọ cho thấy điểm yếu trong công tác tuyển dụng chính là tỷ lệ lao động ứng tuyển thông qua giới thiệu từ nhân viên và các mối quan hệ cá nhân chiếm đa số, lao động được tuyển dụng chủ yếu do quen biết. Do đó, để phá bỏ cơ chế

này, các công ty DL Phú Thọ có thể giao trách nhiệm, phân quyền một cách rõ ràng cho phòng nhân sự và trưởng bộ phận liên quan để thực hiện công tác tuyển dụng. Thực hiện được điều này, các công ty DL Phú Thọ sẽ có thể đánh giá hiệu quả của công tác tuyển dụng và từ đó có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận tuyển dụng.

Bốn là, Các công ty DL tỉnh Phú Thọ cần đa dạng hóa việc sử dụng công cụ hỗ trợ đánh giá trong tuyển dụng bao gồm hồ sơ lý lịch, đơn xin việc in sẵn, bài kiểm tra năng lực, bài kiểm tra đánh giá tính cách, làm mẫu dựa trên công việc thực tế.

Các công ty không nên cứng nhắc trong việc tuyển dụng, dựa quá nhiều vào công cụ phỏng vấn và hồ sơ lý lịch, nó sẽ không thể đánh giá hết năng lựccủa ứng viên dự tuyển, cần kết hợp các công cụ đánh giá đúng năng lực của người dự tuyển, từ đó tuyển được lao động trình độ cao làm việc tại doanhnghiệp.

Công cụ lựa chọn ứng viên bằng các bài kiểm tra năng lực và tính cách đang được các công ty lớn trong cả nước ứng dụng ngày càng phổ biến, hiệu quả

và tỏ ra đặc biệt tin cậy trong việc giúp lựa chọn được các ứng viên tốt nhất. Các bài kiểm tra năng lực trí tuệ rất hiệu quả đối với các vị trí công việc như quản lý và các bài đánh giá tính cách cũng giúp các tổ chức DN xác định được các ứng viên có tính cách phù hợp với công việc hay không.

Phỏng vấn cấu trúc và phỏng vấn ứng xử là hai phương pháp hiệu quả nhất trong sàng lọc ứng viên. Phỏng vấn cấu trúc là hình thức phỏng vấn sử dụng các câu hỏi dựa trên phân tích thông tin công việc, hình thức này sử dụng các câu hỏi giống nhau cho tất cả các ứng viên và nhiều giám khảo cùng cho điểm dựa trên các tiêu chí chấm điểm giống nhau. Phỏng vấn ứng xử tập trung vào các hành vi trong quá khứ liên quan tới công việc hiện tại đang được phỏng vấn. Điều này cho phép người phỏng vấn hiểu hơn và dự đoán được các ứng viên sẽ ứng xử thế nào trong các tình huống tương tự trong tương lai.

Việc sử dụng hình thức thử tay nghề dựa trên công việc thực tế thông qua một bản sao thu nhỏ của công việc trên thực tế, để đánh giá các kỹ năng công việc, dựa trên các hành vi trong môi trường với những điều kiện tương tự trong thực tế. Phương pháp này có độ chính xác tương đối cao và rất hiệu quả, các DN

Phú Thọ áp dụng hình thức này cho một số vị trí như vị trí bếp ăn, lễ tân, buồng,

bàn…

Trung tâm đánh giá tập hợp các quy trình đánh giá đã được chuẩn hóa để đánh giá các ứng viên cho các vị trí quản lý. Công cụ này cũng có thể coi như cẩm nang thử tay nghề cho các nhiệm vụ quản lý và có hiệu quả cao với hệ số chính xác. Do công cụ trung tâm đánh giá khá tốn kém và tương đối khó khăn trong công tác quản lý nên các công ty DL tỉnh Phú Thọ cần cân nhắc kỹ trước khi đầu tư áp dụng hình thức này.

Ngoài ra, để việc tuyển dụng tại các công ty DL tỉnh Phú Thọ đạt hiệu quả cao hơn, các công ty DL tỉnh Phú Thọ có thể áp dụng thêm các biện pháp trong công tác tuyển dụng sau đây:

Một là, Các công ty cần dựa trên cơ sở các quy chế, chính sách về tuyển dụng lao động, của ngành để xây dựng các quy định, chính sách và tiêu chuẩn tuyển dụng phù hợp với điều kiện thực tế của công ty.

Mỗi bộ phận trong công ty cần hoạch định cho mình kế hoạch tuyển dụng kèm theo tiêu trí cụ thể về trình độ, kinh nghiệm, ngoại ngữ, sức khoẻ, độ tuổi và hình thức.

Việc tuyển dụng phải tuân thủ nguyên tắc dân chủ và rộng rãi, mọi thông tin tuyển dụng, chế độ ưu tiên… cần được thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Quá trình thi tuyển phải được giám sát chặt chẽ và bảo đảm tính công bằng đối với mọi ứng viên.

Chính sách tuyển dụng phải đảm bảo thu hút người tài cho doanh nghiệp, không chỉ cần xét đến yêu cầu của công việc đối với người thực hiện mà còn cần xét đến các yêu cầu của bản thân NLĐ như là: Nội dung công việc phong phú, tính chất công việc phù hợp; thu nhập công bằng, hấp dẫn; đảm bảo ý nghĩa xã hội của công việc; đảm bảo cơ hội, triển vọng nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp; môi trường lao động, vệ sinh, an toàn.

Hai là, Các công ty cần sàng lọc kỹ nguồn lao động đầu vào để đảm bảo tuyển dụng được những nhân viên thật sự có khả năng, tâm huyết với công việc, nhiệt tình và sáng tạo, có hướng gắn bó lâu dài với công ty. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay với 04 trường Đại học, Cao đẳng mở mã ngành đào tạo du lịch: Trường Đại học Hùng Vương, Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì, Cao đẳng nghề Phú Thọ, Trường Trung cấp Văn hóa và nghệ thuật Du lịch với tổng số hơn 400 sinh viên được đào tạo hằng năm.Với nguồn cung dồi dào về lao động, các

công ty DL Phú Thọ sẽ có rất nhiều phương án và sự lựa chọn để tuyển dụng được lao động phù hợp nhất với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Ba là, Các công ty du lịch cần xây dựng hệ thống đánh giá dựa trên các yêu

cầu về kiến thức, kỹ năng và năng lực, phẩm chất khác, thiết kế và lựa chọn các công cụ sàng lọc ứng viên phù hợp, tin cậy và hiệu quả. Thu thập và lưu trữ thông tin về tính hiệu quả của các công cụ này để liên tục hoàn thiện.

Bốn là, Các công ty DL tỉnh Phú Thọ cần cơ cấu lại bộ phận nhân sự của công ty bằng cách thành lập phòng ban chuyên về bộ phận nhân sự. Qua điều tra khảo sát, thấy rằng phần lớn các công ty DL tỉnh Phú Thọ chưa có hoặc đã có bộ phận nhân sự nhưng chưa được đào tạo bài bản về công tác nhân sự. Trong ngắn hạn, các công ty có thể áp dụng phương án thuê chuyên gia hoặc tổ chức chuyên về tuyển dụng nhân sự để tuyển được nhân lực phù hợp nhất với công ty mình.

4.3.2.2. Đảm bảo cơ cấu nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu sử dụng trong các

công ty du lịch

Một là, Đảm bảo đủ về số lượng NNL trong các công ty DL Phú Thọ. Việc đảm bảo đủ về số lượng NNL trong các DN du lịch tỉnh Phú Thọ là cơ sở để đảm

bảo việc cũng cấp các dịch vụ theo yêu cầu, tiêu chuẩn đặt ra đối với chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách du lịch. Việc chuẩn bị đủ cơ cấu về số lượng lao động quản lý và lao động nghiệp vụ tại các công ty DL tỉnh Phú Thọ sẽ đảm bảo chất lượng cho hoạt động kinh doanh cung cấp dịch vụ DL tăng tính cạnh tranh cho các công ty DL tỉnh Phú Thọ.

Hai là, Tiếp tục duy trì cơ cấu lao động độ tuổi phù hợp ở các công ty DL tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên, cần tính đến việc kết hợp hài hòa giữa kinh nghiệm của những NLĐ có thâm niên công tác với những NLĐ trẻ giữa các bộ phận khác nhau trong các công ty DL tỉnh Phú Thọ, tránh tình trạng mất cân đối cơ cấu độ tuổi lao động ở các bộ phận, gây ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ tại các công ty DL tỉnh Phú Thọ.

Ba là, Tiếp tục duy trì cơ cấu lao động theo giới tính được cho là phù hợp tại các công ty DL tỉnh Phú Thọ. Trong đó phát huy cơ cấu LĐ nữ tại vị trí đòi hỏi sự duyên dáng, cẩn thận và sự khéo léo của phụ nữ như bộ phận lễ tân, phục vụ bàn, bar, tạp vụ hay các nhân viên chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp... Mặt khác,

duy trì NNL nam tại các vị trí đòi hỏi sức khỏe và phải di chuyển nhiều như bộ phận điều khiển phương tiện vận tải, bộ phận bếp ăn, hướng dẫn viên du lịch....

Bốn là, Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động hoạt động trong các công ty du lịch: Chú trọng tăng cường chất lượng NNL có trình độ cao, lao động đào tạo bài bản về du lịch. Thực tế cho thấy lao động được đào tạo bài bản trong các công ty DL tỉnh Phú Thọ còn ít, tỷ lệ lao động có chuyên môn về DL lại càng thấp, đặc biệt là các vị trí tiếp xúc nhiều với khách hàng như lễ tân, phục vụ buồng, bàn, bar, chế biến món ăn, thậm chí vị trí quản lý chưa được đào tạo cũng còn chiếm tỷ lệ tương đối lớn. Cần thực hiện việc rà soát, tổ chức đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, tập huấn kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động; Quan tâm công tác quản trị NNL

và liên kết, hợp tác để nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.

Năm là, cần cân đối lại cơ cấu nhân lực tại các công ty DL tỉnh Phú Thọ. Tại các công ty DL tỉnh Phú Thọ, tỷ lệ nhân viên quản lý và nhân viên trực tiếp đang là 1:3, nhưng cơ cấu nguồn nhân lực DL hợp lý phải là 1:6, vì vậy để đảm bảo số lượng nhân lực phục vụ trong công ty DL tỉnh Phú Thọ cần có chính sách tuyển dụng lao động trực tiếp nhằm nhằm cân đối cơ cấu giữa hai loại LĐ này.

4.3.3.3. Hoàn thiện hoạt động đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn

lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tránh tình trạng bị động trong vấn đề PTNNL cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ DL khi có sự thay đổi lớn lao trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của kinh tế thị trường. Qua khảo sát tại các công ty DL tỉnh Phú Thọ cho thấy rằng, không phải công ty nào cũng có ngân sách dành cho đào tạo, chỉ có 20% công ty đã dành riêng một khoản ngân sách cho đào tạo, đây thực sự là một điều đáng báo động nếu các công ty muốn chủ động nâng cao chất lượng NNL, thông qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

Hai là, Các công ty DL tỉnh Phú Thọ cần xây dựng cơ chế chính sách về công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

Thực trạng đào tạo NNL tại các công ty DL tỉnh Phú Thọ cho thấy, số lượng NLĐ được thanh toán tại các công ty DL tỉnh Phú Thọ đạt ở mức rất thấp, chỉ là 37,5%, trong đó 25% số NLĐđược thanh toán ít hơn 20% số nhân viên, 12,5% số NLĐ cho rằng công ty thanh toán nhiều hơn 20% số lượng nhân viên, còn lại 62,5% số NLĐ khẳng định công ty không thanh toán tiền đào tạo cho ai. Qua đó để thấy rằng các công ty DL tỉnh Phú Thọ hầu như đã không có khoản đầu tư nào cho đào tạo và đào tạo thường xuyên nguồn nhân lực, công tác phát triển nguồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn nhân lực các công ty du lịch tỉnh phú thọ (Trang 97 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)