Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn nhân lực các công ty du lịch tỉnh phú thọ (Trang 55 - 56)

- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng để mô tả tình hình dân số, lao động tỉnh Phú Thọ, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ, kết quả hoạt động kinh doanh DL tỉnh Phú Thọ, đầu tư DL tỉnh Phú Thọ ...

- Phương pháp thống kê so sánh: Sử dụng để so sánh các số liệu thứ cấp về hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư cơ sở vật chất vào du lịch, tình

hình NNL của các công ty qua các năm. Đồng thời, sử dụng các thông tin sơ cấp và thứ cấp,so sánh chúng với nhau để rút ra kết luận thông qua chênh lệch của các số liệu và thông tin. Dựa vào những chênh lệch này để đánh giá các thông tin và

đưa ra định hướng về PTNNL của các công ty trong thời giantới.

- Phương pháp đánh giá theo thang điểm Likert: Sử dụng để đánh giámức độ đồng ý hoặc không đồng ý với thực trạng PTNNL và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NNL của các công ty DL tỉnh Phú Thọ. Các mục đánh giá được thiết kế 5 hạng trả lời, đi từ “hoàn toàn không đồng ý” đến “hoàn toàn đồng ý” hoặctừ “kém” đến “vô cùng tốt”…

Giá trị khoảng cách các mức đánh giá được xác định theo công thức: Giátrị khoảng cách = (Maximum - Minimum) / n = (5-1)/5 = 0,8

Ý nghĩa các mức như sau:

1,00 - 1,80: Rất thấp; 1,81 - 2,60: Thấp; 2,61 - 3,40: Đạt yêu cầu; 3,41 - 4,20: Khá; 4,21 - 5,00: Rất tốt.

Phương pháp phân tích bao gồm phân tích định tính và phân tích định lượng. Phương pháp phân tích định lượng cho phép sử dụng các thao tác phân tích dữ liệu khảo sát hiện có và đánh giá chương trình khảo sát trước đây. Đầu ra của nhiệm vụ này bao gồm ước tính và phân tích các con số đã được cập nhật của các chỉ số chính; đánh giá chi tiết về điểm mạnh và điểm yếu của dữ liệu; và đề xuất phương pháp và thực tiễn thu thập số liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn nhân lực các công ty du lịch tỉnh phú thọ (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)