Nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn nhân lực các công ty du lịch tỉnh phú thọ (Trang 33 - 35)

Môi trường bên ngoài là giới hạn không gian mà DN đangtồn tại phát triển. Các nhân tố bên ngoài DN có ảnh hưởng đến công tác quản trị nhân sự, đó là: các nhân tố về chính trị, trình độ phát triển kinh tế, văn hoá xã hội… Các nhân tố này có mức độ ảnh hưởng đến việc phát triển NNL là khác nhau, những tác động này có thể tạo ra những lợi thế hoặc những khó khăn đối với doanh nghiệp.

Thứ nhất, là nhân tố về chính trị, thể chế chính sách. Bất kỳ một DN, tổ chức nào hoạt động trong nền kinh tế quốc dân đều phải tuân theo các luật lệ của Nhà nước đó như luật lao động, đầu tư, liên doanh…. Và do đó, để nâng cao hiệu quả

công tác PTNNL trong các DN cho phù hợp cũng cần phải tuân thủ các quy định

này. Đồng thời thể chế chính sách tại mỗi quốc gia cũng ảnh hưởng tới nhân sự của mỗi doanh nghiệp. Nếu quốc gia nào có các chính sách bảo đảm quyền lợi của NLĐ thì sẽ tạo điều kiện cho NLĐ trong các DN phát huy khả năng của mình và do đó họ sẽ phấn đấu hết mình vì mục tiêu phát triển của DN đó (Vũ Bá Thể, 2005).

Thứ hai là khung cảnh kinh tế. Chu kỳ kinh tế và chu kỳ kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến quản trị nhân sự. Trong giai đoạn suy thoái kinh tế hoặc kinh tế bất ổn có chiều hướng đi xuốngsẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách về nhân

sự của doanh nghiệp. Doanh nghiệpmột mặt phải duy trì các lao động có tay nghề, mặt khác phải giảm chi phí lao động doanh nghiệp, phải quyết định giảm giờ làm

việc, cho nhân viên tạm nghỉ việc hoặc giảm phúc lợi đó (Vũ BáThể, 2005).

Thứ ba là ảnh hưởng của khoa học công nghệ: Sự tiến bộ của khoa học công nghệ ảnh hưởng lớn đến phát triển nguồn nhân lực. Sự phát triển kinh tế xã hội trên thế giới hiện nay thực chất là cuộc chạy đua về khoa học và công nghệ, chạy đua nâng cao chất lượng và hiệu quả lao động trên cơ sở hiện đại hóa nguồn nhân lực. Những tiến độ về khoa học và công nghệ làm thay đổi cơ cấu lao động của mỗi quốc gia, mỗi địa phương; làm thay đổi tính chất, nội dung lao động nghề nghiệp của người lao động, làm cho lao động trí óc tăng dần và lao động chân tay ngày càng có khuynh hướng giảm đi, tiến độ khoa học và công nghệ từng bước được quốc tế hóa tạo nên sự cạnh tranh gay gắt về năng xuất, chất lượng, giá thành. Nhiều ngành nghề mới xuất hiện, nhiều nghề cũ mất đi, kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp của người lao động bị hao mòn nhanh chóng; tiến bộ của khoa học và công nghệ cũng làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy học từ giáo dục phổ thông đến đại học. Do vậy, cần phải nghiên cứu cải tiến, mềm hóa chương trình, phương thức đào tạo để tạo điều kiện cho người lao động có thể cần gì học nấy, học tập suốt đời, không ngừng cập nhật, nâng cao trình độ trước những thay đổi nhanh chóng của khoa học và công nghệ (Nguyễn Giao Long, 2013).

Thứ tư là toàn cầu hóa: Quá trình toàn cầu hoá đã thúc đẩy cuộc chạy đua

PTNNL tại các quốc gia, khu vực trên thế giới. Toàn cầu hóa đã làm cho các nền kinh tế phát triển nhanh chóng hơn và trở thành một thị trường toàn cầu, tương tác và phụ thuộc lẫn nhau, cạnh tranh gay gắt với nhau. Khả năng cạnh tranh được quyết định bởi năng lực tạo ra giá trị tăng thêm của các sản phẩm, dịch vụ và các quá trình hoạt động của mỗi quốc gia và của từng doanh nghiệp. Đóng góp chủ yếu vào điều này phụ thuộc vào kiến thức và các kỹ năng của lực lượng lao động. Trên thực tế, sự nghiệp giáo dục và đào tạo và các kỹ năng của lực lượng lao động là vũ khí cạnh tranh quan trọng trong thế kỷ XXI (Phạm Tuấn Anh, 2013).

Thứ năm là xu thế thay đổi về cách thức đi DL và các nhu cầu trong khi đi du lịch: Kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông được cải thiện vượt bậc

cho phép khách DL rút ngắn thời gian đi lại, tiếp cận đến nhiều điểm đến du lịch, tạo nên xu thế khách DL rút ngắn thời gian lưu trú tại mỗi điểm DL và thực hiện nhiều chuyến đi DL đến các điểm đến DL khác nhau trong thời gian trong năm (Phạm Tuấn Anh, 2013).

Các dịch vụ du lịch được chia thành 2 nhóm chính là nhóm dịch vụ chính (gồm ăn uống và lưu trú) và nhóm dịch vụ bổ sung (nghỉ dưỡng, tham quan, tìm hiểu, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khoẻ, tham gia các hoạt động thể thao, văn

hoá - xã hội...). Cùng với xu thế đi du lịch nhiều lần trong năm thì khách DL

ngày càng có nhu cầu nhiều hơn với các dịch vụ thuộc nhóm dịch vụ bổ sung. Những thay đổi của “cầu du lịch” đã làm thay đổi “cung du lịch” và qua đó tác động trực tiếp,làm thay đổi sự PTNNL ngành du lịch(Phạm Tuấn Anh, 2013).

Thứ sáu là môi trường văn hóa, xã hội: Các yếu tố văn hóa, xã hội của quốc gia có tác động lớn đến tâm lý, hành vi, phong cách, lối sống và sự thay đổi trong

cách nhìn nhận về các giá trị của người lao động. Và như vậy, nó ảnh hưởng đến cách tư duy và các chính sách phát triển nguồn nhân lực nhằm phát huy cao độ những yếu tố tích cực, đồng thời khắc phục những mặt tiêu cực trong tác phong lao động của NNL tại doanh nghiệp (Nguyễn Thanh Vũ, 2015).

Thứ bảy là tốc độ gia tăng dân số: Ở những nước đang phát triển, quy mô dân số lớn, tốc độ gia tăng chính là lực cản đối với tốc độ tăng trưởng và phát triển nguồn nhân lực (Phạm Tuấn Anh, 2013). Điều đó tác động đến sự phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp du lịch.

Thứ tám, là đối thủ cạnh tranh: cạnh tranh thu hút nhân lực của DN trong

cùng một ngành tác động mạnh đến số lượng và chất lượng NNL của mỗi doanh nghiệp. Nó tạo ra sự di chuyển NNL từ DN này đến DN khác, đặc biệt là NNL

chất lượng cao (Nguyễn Thanh Vũ, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn nhân lực các công ty du lịch tỉnh phú thọ (Trang 33 - 35)