4.1.1.1. Sự hình thành phát triển của các công ty du lịch tỉnh Phú Thọ
Trong mười năm qua các công ty du lịch tỉnh Phú thọ đã có những bước phát triển nhanh chóng. Năm 2006, cả tỉnh chỉ có 13 cơ sở kinh doanh du lịch thuộc sở hữu nhà nước. Đến năm 2016, trên địa bàn tỉnh hiện có 274 cơ sở lưu
trú, trong đó gồm: 01 Khách sạn 4 sao, 32 khách sạn từ 1 sao đến 2 sao; 5.350
cơ sở ăn uống vừa phục vụ DL vừa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân; 22 cơ sở kinh doanh dịch vụ lữ hành. Toàn bộ các cơ sở kinh doanh DL nói
trên đều thuộc sở hữu của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước. Các cơ sở ăn uống phần lớn do người bản địa nơi diễn ra hoạt động DL thành lập và tổ
chức hoạt động phục vụ du lịch (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, 2017).
Bảng 4.1. Cơ sở kinh doanh du lịch ở tỉnh Phú thọ giai đoạn 2010-2016
Cơ sở 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
1. Cơ sở lưu trú du lịch 158 182 209 220 236 271 274
Khách sạn 26 28 29 31 33 35 32
2. Cơ sở ăn uống 4.477 4.393 4.937 4.438 4.619 5.333 5.350
3. Đơn vị kinh doanh lữ hành, vận
chuyển khách du lịch, trong đó: 7 9 11 13 18 17 22
- Đơn vị kinh doanh có giấy phép
lữ hành nội địa, đại lý lữ hành 7 9 11 12 17 16 22
- Đơn vị kinh doanh có giấy
phép lữ hành quốc tế - - - 01 01 01 -
- Đơn vị kinh doanh có giấy
phép vận chuyển khách du lịch 01 01 02 03 03 04 04
Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ (2015, 2016, 2017)
của toàn cầu cũng như của cả nước, do nhu cầu DL ngày càng tăng, du khách đến Phú Thọ ngày càng nhiều, nên cơ sở lưu trú và kinh doanh ăn uống cũng tăng nhanh, đặc biệt là năm 2011.
Tính đến năm 2016 trên địa bàn có 274 cơ sở lưu trú, trong đó mới chỉ có 01 Khách sạn 4 sao, 32 khách sạn từ 1 sao đến 2 sao (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, 2017), có hai khách sạn 4 sao và 5 sao do tổng công ty DL
Sài Gòn và tập đoàn Mường Thanh đang đầu tư, theo tiến độ phải đến cuối năm
2017 mới có thể đưa vào sử dụng (Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, 2016). Các cơ sở kinh doanh khác đa phần đều nhỏ lẻ, tiện nghi thiết bị chỉ ở mức trung bình, đạt tiêu chuẩn thấp, chủ yếu chỉ phục vụ các đoàn DL có số lượng du khách ít, yêu cầu chất lượng phòng ngủ không cao. Đây cũng là một nguyên nhân làm hạn chế khách DL có chi tiêu cao, đòi hỏi nhiều về chất lượng dịch vụ, đoàn đi với số lượng đông đến với Phú Thọ.
Đối với nhà hàng kinh doanh ăn uống ở Phú Thọ, số lượng nhà hàng lớn chiếm tỷ lệ nhỏ, phần đa thường có quy mô nhỏ, mang nặng tính gia đình, chất lượng các món ăn chưa cao, ít được quan tâm cải tiến theo nhu cầu của khách, nhân viên phục vụ phần lớn là người chưa được qua đào tạo mà chủ yếu là con
em trong gia đình.
- Về hoạt động lữ hành: Năm 2013 mới có 13 đơn vị kinh doanh lữ hành, trong đó có 01 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế, 12 đơn vị kinh doanh có giấyphép lữ hành nội địa, đại lý lữ hành và 02 đơn vị kinh doanh vận chuyển khách du lịch. Tính
đến năm 2016 trên địa bàn tỉnh có 22đơn vị và chi nhánh hoạt động trong lĩnh vực lữ hành, không có đơn vị nào có chức năng kinh doanh lữ hành quốc tế, trong đó có 22 đơn vị kinh doanh có giấy phép lữ hành nội địa và đại lý lữ hành, 04 đơn vị kinh doanh vận chuyển khách du lịch (Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, 2016).
Các công ty lữ hành và điều hành tour trên địa bàn tỉnh Phú Thọ rất phân tán, với đại đa số là các DN có quy mô nhỏ và hoạt động độc lập mà không phải là chuỗi các DN quốc gia hoặc quốc tế.Đặc trưng của các công ty lữ hành và các nhà điều hành tour tại Phú Thọ là liên kết theo chiều ngang với các lĩnh vực khác của ngành DL trong một DN duy nhất, đặc biệt là vận chuyển, cơ sở lưu trú và
nhà hàng. Các công ty lữu hành, nhà điều hành tour địa bàn tỉnh Phú Thọ tập
cấp dịch vụ thị trường quốc tế, các công ty thường cung cấp dịch vụ toàn diện bao gồm vé cho tất cả các phương tiện vận tải, các sự kiện, các cơ sở lưu trú…
* Nhận xét công ty DL tỉnh Phú Thọ:
- Chưa có nhiều sự đầu tư phát triển lâu dài, bền vững về hoạt động kinh doanh và nhân sự.
- Chính sách thu hút đầu tư phát triển và giữ chân nguồn nhân sự giỏi chưa có. - Quy mô hoạt động của các doanh nghiệp còn nhỏ lẻ, chưa có sự gắn kết giữa các doanh nghiệp (đặc biệt trong mùa cao điểm) nhằm hỗ trợ nhau trong quá trình cạnh tranh đối với các DN lớn và bên ngoài
- Thời gian hoạt động trong ngành còn mới.
- Thời gian kinh doanh trong năm bị hạn chế do đặc điểm tính mùa vụ của sản phẩm du lịch (tùy từng DN kinh doanh sản phẩm, loại hình DL nào mà độ dài thời gian kinh doanh trong năm có sự khác nhau)
- Quá trình sử dụng lao động còn hạn chế về mặt chuyên môn hóa. Lực lượng lao động trong các DN còn hạn chế, quy mô DN nhỏ.
- Với đặc thù kinh doanh sản phẩm chủ yếu về DL tâm linh, nghỉ dưỡng với
phạm vi khách hành trong tỉnh, bị hạn chế về nguồn khách và sản phẩm dẫn đến hạn chế về nguồn nhân sự mởrộng và phát triển sản phẩm, thị trường.
4.1.1.2. Đặc điểm nguồn nhân lực du lịch của các công ty du lịch tỉnh Phú Thọ
Ngoài mang những đặc trưng chung của lao động ngành DL nói chung,
lao động của các công ty DL tại Phú Thọ còn có những nét đặc trưng khác:
- Trình độ tay nghề và mức độ chuyên môn hóa chưa cao.
- Lao động chủ yếu mang tính chất thời vụ, không được đào tạo chuyên sâu về nghề.
- Lao động được đào tạo thông qua đào tạo nghề, rèn nghề còn hạn chế. Tập trung chủ yếu vào khối lữ hành. Khối nghiệp vụ khách sạn và nhà hàng còn thiếu và yếu.
- Nhân sự làm việc trong công ty có trình độ chuyên môn còn thấp, tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo chuyên môn còn chiếm tỉ trọng lớn (cả 3 loại hình: lữ hành, khách sạn nhà hàng và dịch vụ bổ sung).
- Lực lượng lao động trong các DN còn hạn chế.
4.1.2. Thực trạng đảm bảo nguồn nhân lực đủ về sốlượng và cơ cấu của các công ty du lịch tỉnh Phú Thọ