Thực trạng đảm bảo nguồn nhân lực đủ về số lượng và cơ cấu của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn nhân lực các công ty du lịch tỉnh phú thọ (Trang 62 - 89)

4.1.2.1. Thực trạng công tác tuyển dụng nguồn nhân lực

Năm 2015, số nhân viên chính thức được các công ty tuyển dụng là 33 người, chiếm 27,5%, nhân viên mùa vụ được tuyển dụng là 87 người, chiếm 72,5%. Năm 2016, số nhân viên chính thức tuyển dụng là 62 người, chiếm 26,96%, nhân viên mùa vụ tuyển dụng là 168 người, chiếm 73,04%. Tới năm 2017, số nhân viên chính thức tuyển dụng là 78 người, chiếm 26%, nhân viên mùa vụ tuyển dụng là 222 người, chiếm 74%. Tốc độ phát triển bình quân việc tuyển dụng lao động mùa vụ là 159,74% trong khi lao động chính thức là

153,74%. Số liệu điều tra cho thấy, tỷ trọng tuyển dụng lao động mùa vụ đang được duy trì ở mức cao. Điều đó phần nào phản ánh rằng, du lịch tỉnh Phú Thọ vẫn còn mang tính mùa vụ cao, chỉ tập trung vào các mùa lễ hội, đặc biệt là giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng hằng năm. Các công ty DL tỉnh Phú Thọ không duy trì quá nhiều nhân viên chính thức làm việc tại công ty, đặc biệt là các

DN kinh doanh lữ hành. Trong số nhân viên tuyển dụng, số lượng nhân viên mùa vụ tập trung nhiều nhất ở bộ phận hướng dẫn viên du lịch, nhân viên lữ hành, buồng, bàn, bar. Bên cạnh đó, các vị trí tuyển dụng nhân viên mùa vụ vẫn được duy trì hằng năm, năm sau cao hơn năm trước. Đây là một khó khăn trong việc

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực DL các DN du lịch tỉnh Phú Thọ khi việc tuyển dụng lao động chủ yếu là lao động mùa vụ, rất khó khăn trong việc nâng cao năng lực của người làm du lịch.

Để đánh giá thực trạng công tác tuyển dụng nhân sự mà công ty DL

tỉnh Phú Thọ sử dụng, tác giả đưa ra bảng hỏi yêu cầu người được điều tra lựa chọn ba kênh tuyển dụng mà DN sử dụng thường xuyên nhất và sau đó đánh giá hiệu quả của sáu phương pháp tuyển dụng phổ biến (kênh nội bộ, giới thiệu từ nhân viên hiện tại và các mối quan hệ cá nhân, tuyển từ các trường đại học, cao đẳng, từ trang website công ty, các trang website tìm việc và quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong việc thu hút các ứng viên).

Bảng 4.2. Tình hình tuyển dụng tại các công ty du lịch tỉnh Phú Thọ 2015-2017 STT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) Tốc độ PTBQ (%) SL (Người) (%) CC SL (Người) (%) CC SL (Người) (%) CC 2016/2015 2017/2016 1 Lao động quản lý - - - - 2 Lao động nghiệp vụ 2.1 Lễ tân chính thức 4 3,33 9 3,91 12 4,00 225,00 133,33 173,21 Lễ tân mùa vụ 11 9,17 21 9,13 27 9,00 190,91 128,57 156,67 2.2 Phục vụ Buồng chính thức 7 5,83 13 5,65 13 4,33 185,71 100,00 136,28 Phục vụ Buồng mùa vụ 12 10,00 27 11,74 41 13,67 225,00 151,85 184,84 2.3 Phục vụ bàn, bar chính thức 3 2,50 7 3,04 8 2,67 233,33 114,29 163,30 Phục vụ bàn, bar mùa vụ 5 4,17 8 3,48 9 3,00 160,00 112,50 134,16 2.4 Chế biến món ăn chính thức 3 2,50 5 2,17 5 1,67 166,67 100,00 129,10

Chế biến món ăn mùa vụ 7 5,83 12 5,22 17 5,67 171,43 141,67 155,84

2.5

Lữ hành - hướng dẫn viên 4 3,33 6 2,61 9 3,00 150,00 150,00 150,00

Lữ hành - hướng dẫn viên mùa

vụ 28 23,33 46 20,00 61 20,33 164,29 132,61 147,60

2.6 Lái xe chính thức 4 3,33 7 3,04 8 2,67 175,00 114,29 141,42

Lái xe mùa vụ 9 7,50 20 8,70 25 8,33 222,22 125,00 166,67

2.7 Nhân viên lữ hành 2 1,67 6 2,61 8 2,67 300,00 133,33 200,00

Nhân viên lữ hành mùa vụ 15 12,50 34 14,78 42 14,00 226,67 123,53 167,33

2.8 Nhân viên khác 6 5,00 9 3,91 15 5,00 150,00 166,67 158,11 3 Tổng cộng 120 230 300 3.1 - Tổng cộng Lao động chính thức 33 27,5 62 26,96 78 26 187,88 125,81 153,74 3.2 - Tổng cộng Lao động mùa vụ 87 72,5 168 73,04 222 74 193,10 132,14 159,74 49

Đồ thị 4.1. Các kênh tuyển dụng được sử dụng ở các doanh nghiệp du lịch

Nguồn: Kết quảđiều tra của tác giả (2017)

Theo như kết quả khảo sát, cho ta thấy Kênh giới thiệu từ nhân viên, các mối quan hệ cá nhân và kênh tuyển dụng từ Website của công ty là các kênh có tần số/chế độ cao nhất (với tỷ lệ tương ứng là 68,75%, 47,5%, trong khi tuyển dụng từ các nguồn khác không phổ biến như vậy. Phương tiện truyền thông hiếm khi được sử dụng để tuyển dụng, chỉ đạt mức 11,25%.

Công tác tìm kiếm ứng viên được triển khai không hiệu quả sẽ làm giảm khả năng các công ty thu hút được các ứng viên đạt yêu cầu và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả của các công tác nhân sự khác như lựa chọn ứng viên và đào tạo bồi dưỡng. Kênh tìm kiếm ứng viên như giới thiệu từ nhân viên và các mối quan hệ cá nhân và từ Website của công ty là các kênh phổ biến nhất trong

các công ty. Các kênh tuyển từ các trường đại học cao đẳng và từ trang web tuyển dụng không được sử dụng nhiều cũng sẽ hạn chế hiệu quảcủa công tác tìm kiếm ứng viên, các kênh này không quá tốn kém về chi phí và nếu được sử dụng tốt sẽ thu hút một lượng lớn các ứng viên tiềm năng. Nghiên cứu cũng cho thấy đa số các kênh tìm kiếm ứng viên đều chưa hiệu quả trong việc giúp các công ty

Bảng 4.3. Bảng Tổng hợp ý kiến đánh giá hiệu quả kênh tuyển dụng

Diễn giải Tỷ lệ đóng góp ý kiến (%) Điểm

BQ

1 2 3 4 5

Đánh giá hiệu quả của các kênh

tuyển dụng

Kênh nội bộ - 77,50 11,25 6,25 5,00 2,39

Giới thiệu từ nhân viên, các mối

quan hệ cá nhân - 32,50 55,00 8,75 3,75 2,84

Từ các trường Đại học, Cao đẳng - 62,50 21,25 7,50 8,75 2,63

Từ Website của công ty - 31,25 55,00 8,75 5,00 2,88

Từ các Website về tuyển dụng - 38,75 48,75 5,00 7,50 2,81

Báo chí và các kênh tương tự - 80,00 16,25 3,75 0,00 2,24

Nguồn: Kết quảđiều tra của tác giả (2017)

Về tính hiệu quả của các kênh tuyển dụng, dữ liệu cho thấy tất cả các kênh tìm kiếm ứng viên đều không thực sự hiệu quả trong việc giúp công ty tìm kiếm

các ứng viên tiềm năng. Các công ty chưa tận dụng được hiệu quả của các phương pháp tìm kiếm ứng viên. Hai hương pháp hiệu quả nhất là giới thiệu từ nhân viên và các mối quan hệ cá nhân, tuyển từ Website của công ty, mặc dù tỷ lệ này chỉ là 2,94; 2,88, dưới mức trung bình. Có thể kết luận rằng các kênh tìm kiếm ứng viên của các công ty DL tỉnh phú Thọ không tạo ra hiệu quả thực sự

trong công tác tuyển dụng lao động.

Việc các công ty DL tỉnh Phú Thọ không có các công cụ lựa chọn ứng viên đáng tin cậyvà chính xác cũng sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng NNL

tuyển dụng. Hồ sơ lý lịch, đơnxin việc in sẵn, phỏng vấn và làm mẫu dựa trên công việc thực tế là các công cụ phổ biến nhất trong các hình thức tuyển dụng của các công

ty du lịch. Tuy nhiên rất ít công ty sử dụng các các công cụ lựa chọn mang tính khoa học như: Bài kiểm tra năng lực, bài đánh giá tính cách hay các trung tâm đánh giá,

điều đósẽ làm hạn chế khả năng đánh giá hết năng lực của các ứng viêntuyển dụng. Để đánh giá giai đoạn lựa chọn ứng viên, bảng hỏi đưa ra ba phương pháp lựa chọn ứng viên mà công ty thường xuyên sử dụng nhất và sau đó đánh giá hiệu quả của sáu phương pháp lựa chọn phổ biến gồm: Hồ sơ xin việc, bài kiểm tra năng lực, bài đánh giá tính cách, làm mẫu dựa trên công việc, phỏng vấn và trung tâm đánh giá.

Theo như kết quả khảo sát, phương pháp sử dụng hồ sơ lý lịch, phỏng vấn là các phương pháp có tần số/chế độ cao nhất (với tỷ lệ tương ứng là 68,75%;

như vậy. Phương pháp trung tâm đánh giá hiếmkhi được sử dụng để tuyển chọn ứng viên, chỉ đạt mức 5,00%. Kết quả khảo sát được thể hiện ở đồ thị sau:

Đồ thị 4.2. Các công cụ được sử dụng trong lựa chọn ứng dụng

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả (2017)

Về đánh giá mức độ hiệu quả, Hồ sơ lý lịch và Phỏng vấn được đánh giá là có hiệu quả nhưng cũng chỉ ở mức tối thiểu 3,03 (chỉ cao hơn mức 3 điểm một chút trên thang điểm 5). Điều này cho thấy các công ty DL tỉnh Phú Thọ vẫn chưa làm tốt công tác lựa chọn ứng viên của họ. Vấn đề này cần phải được quan tâm vì hiệu quả của công tác lựa chọn ứng viên sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng NNLcủa công ty du lịch.

Bảng 4.4. Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá hiệu quả các công cụ được sử dụng trong lựa chọn ứng viên

Diễn giải Tỷ lệđóng góp ý kiến (%) Điểm

BQ

1 2 3 4 5

Đánh giá hiệu quả các công cụ được

sử dụng trong lựa chọn ứng viên

Hồ sơ lý lịch - 17,50 62,50 20,00 - 3,03

Bài kiểm tra năng lực 11,25 40,00 41,25 7,50 - 2,45

Bài kiểm tra tính cách 31,25 26,25 26,25 8,75 7,50 2,35

Làm mẫu dựa trên công việc thực tế 12,50 35,00 32,50 16,25 3,75 2,64

Phỏng vấn 15,00 30,00 33,75 11,25 10,00 2,71

Trung tâm đánh giá 23,75 46,25 30,00 - - 2,06

4.3.1.2. Thực trạng về cơ cấu nguồn nhân lực của các công ty du lịch

Theo Dự báo nhu cầu lao động DL tỉnh Phú Thọcủa Viện nghiên cứu phát triển Du lịch và Viện Kỹ thuật nhiệt đới, nhu cầu NNL trực tiếp DL tỉnh Phú Thọ qua các giai đoạn được dự báo như sau:

Bảng 4.5. Dự báo nhu cầu lao động trực tiếp trong du lịch của Phú Thọ

Nội dung 2010 2015 2020 So sánh Tốc độ PTBQ (%) 2015/2010 2020/2015 Phương án 1 1152 3260 5780 282.99 177.30 138.07% Phương án 2 1152 5150 7600 447.05 147.57 145.84% Phương án 3 1152 5150 10360 447.05 201.17 155.16%

Nguồn: Quy hoạch phát triển DL tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 (2012)

Theo dự báo của ngành DL tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2020, nhu cầu về NNL trực tiếp tham gia hoạt động trong lĩnh vực DL tăng trưởng bình quân hằng năm theo các phương án giao động từ 138,07% đến 155,16%. Tuy nhiên, nguồn nhân lực trong các công ty DL tỉnh Phú Thọ có xu hướng tăng nhẹ. Năm 2015, theo thống kê số lượng lao động tại các công ty DL tỉnh Phú Thọ là 293 người.

Năm 2016, số lượng lao động của các công ty tăng lên 340 người (tăng

103,02%). Sang năm 2017, số lượng lao động của các công ty đã tăng lên 403 người (tăng 103,46%) so với năm 2016. Tốc độ tăng trưởng bình quân tổng số lao động của các công ty giai đoạn 2015-2017 là 106,58%. Xét một cách tổng thể LĐ trong các công ty DL tỉnh Phú Thọ vẫn tăng qua các năm. Tuy nhiên, tốc độ tăngtrưởngkhá khiêm tốnso với dự báo nhu cầu lao động trực tiếp tại các công

ty DL tỉnh Phú Thọ, số lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lựchiện của các công ty DL tỉnh Phú Thọ.

Về cơ cấu theo độ tuổi: Độ tuổi lao động cũng là một yếu tố quyết định đến sự thành công của DN du lịch. Ở mỗi độ tuổi khác nhau, mức độ ảnh hưởng đối với mỗi DN cũng khác nhau: đội ngũ lao động trẻ có lợi thế về kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, khả năng tiếp thu kiến thức mới nhanh, nhưng lại thiếu kinh nghiệm; ngược lại với lao động có thâm niên, kinh nghiệm trong công tác thì lại thiếu tính năng động linh hoạt trong việc tiếp thu kiếnthức mới. Chính vì vậy, cơ

cấu lao động theo độ tuổi hợp lý, hài hòa giữa các vị trí lao động trong DN sẽ tạo nên hiệu quả tốthơncho hoạt động kinh doanh của mỗi DN du lịch.

Cơ cấu độ tuổi NNL các công ty DL Phú Thọ giai đoạn 2015-2017 có xu

hướng ổn định, không biến động lớn. Các công ty DL hiện có lực lượng nhân lực trẻ. Tính đến năm 2017, NNL dưới 30 tuổi chiếm tới 37,72%, từ 31-40 tuổi chiếm 33%, từ 41-50 tuổi chiếm 23,57% và trên 50 tuổi chiếm 5,71%. Lực lượng lao động của các công ty DL đang trẻ hóa, tuy nhiên tốc độ còn chậm, NLĐtrẻ tuổi tăng dần từ năm 2015 đến năm 2017, ngược lạisố người cao tuổi làm việc trong các công ty giảm dần. Độ tuổi dưới 30 từ 71 người (chiếm 24,23%) năm 2015 đến năm 2017

con số này đã tăng lên 152 người (chiếm 37,72%); độ tuổi trên 50 tuổi từ 28 người năm 2015 (chiếm 9,56%), đến năm 2017 con số này đã giảm xuống 23 người (chiếm 5,71%). Qua thực trạng lao động tại các công ty DL Phú Thọ cho thấy, cơ cấu LĐ trong các công ty DL Phú Thọ đang có xu hướng trẻ hóa.

Bảng 4.6. Lao động các công ty du lịch phân theo độ tuổi Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) Tốc độ PTBQ % SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 Tổng số 293 100,00 340 100,00 403 100,00 116,00 118,5 117,28 - Dưới 30 tuổi 71 24,23 101 29,71 152 37,72 142,25 150,50 146,32 - Từ 31 đến 40 tuổi 105 35,84 115 33,82 133 33,00 109,52 115,65 112,55 - Từ 41 đến 50 tuổi 89 30,38 99 29,12 95 23,57 111,24 95,96 103,32 - Trên 50 tuổi 28 9,56 25 7,35 23 5,71 89,29 92,00 90,63

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ (2017)

Lao động trong các công ty DL tỉnh Phú Thọ khá trẻ, đó vừa là thuận lợi, cũng là khó khăn cho DN kinh doanh DL tỉnh Phú Thọ; nguồn nhân lực trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, tuy nhiên là điều kiện thuận lợi trong công tác đào tạo, bồi dưỡng NNL bởi vì lớp trẻ thường có khả năng tiếp thu nhanh trong việc nâng cao

trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Ngược lại, đối với LĐ có thâm niên, họ có kinh nghiệm trong công tác nhưng lại thiếu tính năng động, linh hoạt trong công việc, đồng thời họ cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu những kiến thức mới. Như vậy, có thể nói rằng với cơ cấu LĐ tại các công ty DL tỉnh Phú Thọ như trên là phù hợp, đáp ứng được yêu cầu và đặc điểm kinh doanh của ngành DL, góp phần thành công vào quá trình trẻ hóa, năng động hóa ngành DL của tỉnh nói chung, các công ty DL của tỉnh nói riêng.

- Tình hình lao động theo giới tính: Là một ngành đặc thù, sản phẩm chủ yếu là dịch vụ, đòi hỏi sự khéo léo và vẻ đẹp của con người, đặc biệt là khéo léo và vẻ đẹp phụ nữ. Theo số liệu điều tra các công ty DL Phú Thọgiai đoạn 2015-2017

cho thấy, tỷ trọng nữ cao hơn so với nam, năm 2015 số lượng lao động nam là 125

người (chiếm 42,66%) trong khi số lượng lao động nữ là 168 người (57,34%). Năm 2016, số lượng lao động nam giảm chỉ còn 142 người (chiếm 41,76%), số lượng lao động nữ là 198 người (chiếm 58,24%). Năm 2017 số lượng lao động nam là 165 người (chiếm 40,94%), lao động nữ là 238 người (59,06%). Tỷ lệ chênh lệch LĐ nam và LĐ nữ không quá cao (<10%) thể hiện nhu cầu LĐ nam và LĐ nữ là tương đối đồng đều. Con số này phản ánh rõ đặc điểm của LĐ trong ngành DL của Việt Nam và công ty DL tỉnh Phú Thọ, đó là LĐ trong ngành DL

phù hợp với LĐ nữ. Như vậy về cơ bản trong các công ty DL tỉnh Phú Thọ, lao động nữ có xu hướng tăng lên, trong khi lao động nam có xu hướng giảm, về cơ bảnhợp lý,đáp ứng yêu cầu cơ cấu giới tính.

Hình 4.5 cho biết tỷ lệ phần trăm nhân viên nam và nhân viên nữ nắm giữ vị trí khác nhau trong các công ty DL tỉnh Phú Thọ. Các cột biểu thị tỷ lệ nam giới so với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn nhân lực các công ty du lịch tỉnh phú thọ (Trang 62 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)