Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn nhân lực các công ty du lịch tỉnh phú thọ (Trang 40)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi Bắc bộ, có vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang; phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Yên Bái; phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc; phía Đông Nam giáp thủ đô Hà Nội; phía Tây giáp tỉnh Sơn La; phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Hòa Bình.

Phú Thọ là cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, là cầu nối vùng Tây Bắc với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, nằm trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh (Trung Quốc). Là nơi hợp lưu của 3 con sông lớn (sông Hồng, sông Đà và sông Lô), hướng chảy của sông phù hợp với hướng của địa hình, nên Phú Thọ có điều kiện thuận lợi cả về giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, 2016). Diện tích tự nhiên toàn tỉnh khoảng 3534,55 Km2; 13 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 1 thành phố(Việt Trì), 1 thị xã (Phú Thọ) và 11 huyện, trong đó có 9 huyện miền núi(Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, 2015).

Vị trí địa lý đã tạo điều kiện thuận lợi để Phú Thọ liên kết vùng phát triển du lịch. Du lịch Phú Thọ giữ vai trò là cửa ngõ thủ đô, cầu nối DL giữa vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, cầu nối Đông và Tây Bắc; điểm kết nối quốc tế trong hành lang kinh tế Hà Nội - Côn Minh.

3.1.1.2. Địa hình

Điểm nổi bật của địa hình Phú Thọ là bị chia cắt tương đối mạnh, được chia thành ba tiểu vùng cơ bản là tiểu vùng núi phía Nam, tiểu vùng trung du và tiểu vùng đồng bằng, diện tích đồi núi chiếm 64% tổng diện tích tự nhiên, sông suối nhiều (chiếm 4,1%) (Ủyban nhân dân tỉnh Phú Thọ, 2010).

Về góc độ du lịch, Phú Thọ có địa hình đa dạng, vừa có miền núi, vừa có trung du và đồng bằng ven sông là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Tuy nhiên, do địa hình bị chia cắt nên việc đầu tư khai thác tiềm năng DL gặp nhiều khó khănkhi phát triển hạ tầng (Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, 2010).

3.1.1.3. Khí hậu

Phú Thọ mang đậm đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa hè nắng nóng và mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình trong năm xấp xỉ 230C. Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.500 đến 1.700 mm. Độ ẩm bình quân trong năm tương đối lớn, khoảng 80-90%. (Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, 2010).

Nhìn chung, khí hậu tỉnh Phú Thọ tương đối thuận lợi cho sinh hoạt và

các hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt điều kiện thời tiết rất phù hợp cho việc sinh trưởng và phát triển đa dạng các loại cây trồng lâu năm, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, cung cấp nguồn thực phẩm và có ảnh hưởng tích cực đến phát triển dulịch.

Với đặc điểm vị trí địa lý, địa hình, khí hậu cho thấy điều kiện tự nhiên của Phú Thọ rất đa dạng, có thể khai thác phát triển được nhiều loại hình du lịch.

3.1.2. Tình hình Kinh tế - Xã hội

3.1.2.1. Dân số và lao động

Dân số toàn tỉnh 1.381.710 người tính đến năm 2016, trong đó có 681.520 người là nam, chiếm 49,2% dân số toàn tỉnh; 700.190 người là nữ, chiếm 50,8% dân số toàn tỉnh; dân số thành thị chiếm 18,7%, dân số nông thôn chiếm 81,3%, chủ yếu tập trung ở thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các Huyện lỵ, các khu

công nghiệp, mật độ dân số 391 người/km2 (Cao nhất là thành phố Việt Trì:

1.775 người/Km2, thấp nhất là huyện Tân sơn: 117 người/Km2). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên những năm gần đây có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao, năm 2014 là 12,73%, đến năm 2016 giảm xuống còn 11,62%. Dân cư Phú Thọ có đặc điểm là dân số trẻ chiếm tỷ lệ cao, mặt bằng dân trí cao hơn mặt bằng chung cả nước, dân cư năng động, sáng tạo... là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch

(Cục thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2016), (Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, 2010).

Số người trong độ tuổi lao động toàn tỉnh là gần 858.100 người. Số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 751.700 nghìn người. Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo là 20,3%.Trong tổng số lao động đang làm việc, số lao động DL đến năm 2016 là 12.500 người (Cục thống kê tỉnh Phú Thọ năm

2016). Số lượng, chất lượng, hiện trạng và dự báo diễn biến NNL Phú Thọ cho

thấycó khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, trong đó có phát triển dulịch.

Bảng 3.1. Dân số, lao động của tỉnh Phú Thọ, giai đoạn 2014-2016 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Tốc độ PTBQ (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) 1. Dân số 1.360.228 100,00 1.370.625 100,00 1.381.710 100,00 100,79 1.1. Nam 670.759 49,31 675.955 49,32 681.520 49,32 100,80 1.2. Nữ 689.469 50,69 694.670 50,68 700.190 50,68 100,77 2. Lao động 736.200 100,00 743.800 100,00 751.700 100,00 101,05 2.1. NN, LN, TS 429.900 58,39 425.700 57,23 423.200 56,30 99,22 2.2. CN, XD 156.900 21,31 162.600 21,86 164.300 21,86 102,33 2.3. Dịch vụ 149.400 20,29 155.500 20,91 164.200 21,84 104,84 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Phú Thọ (2014, 2015, 2016)

Trong giai đoạn 2014-2016, cơ cấu lao động của tỉnh chuyển dịch theo hướng tăng lao động trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm lao động trong nông lâm nghiệp và thủy sản. Cơ cấu lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 58,39% năm 2014 xuống 56,30% năm 2016, bình quân giảm 0,78%/năm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 21,31% lên

21,86%, bình quân tăng 2,33%/năm và khu vực dịch vụ tăng từ 20,29% lên, 21,84%, bình quân tăng 4,84% (Bảng 3.1).

3.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Bảng 3.2. Giá trị tổng sản phẩm của tỉnh Phú Thọ, giai đoạn 2014-2016 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Tốc độ PTBQ (%) SL (Tỷ đồng) CC (%) SL (Tỷđồng) CC (%) SL (Tỷđồng) CC (%) 1. Tổng GRDP 35.869,77 100,00 38.058,83 100,00 41.960,05 100,00 108,16 1.1. NN, LN, TS 9.387,73 26,17 9.734,63 25,58 10.725,17 25,56 106,89 1.2. CN, XD 13.031,71 36,33 14.444,46 37,95 16.087,16 38,34 111,11 1.3. Dịch vụ 13.450,33 37,50 13.879,74 36,47 15.147,72 36,10 106,12 2. Một số chỉ tiêu bình quân 2.1. GRDP/người 26,37 27,77 30,37 107,31 2.2. GRDP/lao động 53.801,98 51.168,09 55.820,21 101,86 Nguồn:Cục thống kê tỉnh Phú Thọ (2015, 2016, 2017)

2014-2016. Năm 2014, tổng giá trị sản phẩm trong tỉnh (GRDP) là 35.869,77 tỷ đồng, đến năm 2016 tăng lên 41.960,05 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng bình quân là 8,16%/năm. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 6,89%; công nghiệp, xây dựng tăng 11,11% và khu vực dịch vụ tăng 6,12% (Cục thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2016).

Cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh có sự chuyển biến tích cực, tăng cơ cấu ngành công nghiệp, xây dựng; giảm cơ cấu ngành nông nghiệp. Năm 2014, cơ cấu ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 36,33%; dịch vụ chiếm 37,10%; nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 26,17%. Năm 2016, cơ cấu các ngành tương ứng

là 38,34%; 36,10% và 25,56%.

3.1.3. Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, xã hội tỉnh Phú Thọ và sựtác động đến phát triển du lịch và phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh tác động đến phát triển du lịch và phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Phú Thọ

*Tài nguyên thiên nhiên

Các điều kiện tự nhiên của Phú Thọ, đặc biệt là địa hình đa dạng đã tạo cho Phú Thọ một nguồn tài nguyên DL tự nhiên khá phong phú và hấp dẫn với các loại hình có thể khai thác như DL tham quan, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng chữa bệnh, du lịch sinh thái... Đáng chú ý trong số đó phải kể đến vườn quốc gia Xuân Sơn (huyện Tân Sơn); nước khoáng nóng Thanh Thủy (huyện Thanh Thủy); đầm Ao Châu, Ao Giời - Suối Tiên (huyện Hạ Hòa).v.v... Đó thật sự là thế mạnh của Phú Thọ trong việc phát triển du lịch.

Tài nguyên du lịch sinh thái rừng của Phú Thọ cũng là một trong thế mạnh lớn của tỉnh. Rừng quốc gia Xuân Sơn có tổng diện tích 15.048 ha, trong đó có trên 8.700 ha rừng tự nhiên, nằm ở độ cao 1000-1400m, hệ sinh thái đa dạng và

nhiều loại động vật, thực vật quý hiếm, nhiều suối, thác nước và cảnh quan hang động, có thể phát triển nhiều loại hình DL sinh thái đa dạng, phong phú, hấp dẫn nhiều đối tượng khách như nghỉ dưỡng, thăm quan, leo núi, thám hiểmhang động, đây là tài nguyên sinh thái hấp dẫn nhất của tỉnh. Ngoài ra tại đây còn có các dân tộc như Mường, Dao cư trú từ lâu đời và cách biệt với các địa phương khác nên còn giữ được nhiều phong tục, tập quán và các nét văn hóa bản địa chưa bị pha tạp. Đó là điều kiện thuận lợi để tìm hiểu văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.

Khu nước khoáng nóng Thanh Thủy (huyện Thanh Thủy): với diện tích khoảng 3 km2, nhiệt độ trung bình nước từ 37 - 400C, chất lượng nước tốt với

nhiều nguyên tố vi lượng có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là có hàm lượng chất Radon, cho phép ở đây có thể phát triển các loại hình DL nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh gắn với thăm quan, nghiên cứu lịch sử.

Đầm Ao Châu (huyện Hạ Hòa): với không khí trong lành, hệ thực vật phong phú, đầm Ao Châu là một điểm DL lý thú, hấp dẫn với du khách, có khả năng phát triển nhiều loại hình DL như: nghỉ dưỡng, bơi thuyền, câu cá, leo núi,

săn bắn.

Ngoài ra còn các điểm DL sông nước như Ao Giời - Suối Tiên (huyện Hạ Hòa), Đầm Vân Hội (xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa), Thác Cự Thắng - Thác Ba

Vực (huyện Thanh Sơn) hay các tuyến Sông Hồng - Sông Lô - Sông Đà và khu Bến Gót (thành phố Việt Trì) có thể phát triển các loại hình DL leo núi, cắm trại, thăm quan, sinh thái, văn hóa, giải trí.

Tài nguyên Du lịch ở Phú Thọ đa dạng, có rất nhiều tiềm năng về du lịch, Phú Thọ có khả năng phát triển nhiều loại hình du lịch, đa dạng hóa các sản phẩm DL

hiện naygóp phần thu hút được nhiều khách hàng trong nước và quốctế.

* Các di tích lịch sử, di chỉ khảo cổ, kiến trúc nghệ thuật.

Phú Thọ và vùng đất cổ có lịch sử lâu đời, vùng đất phát tích của dân tộc Việt Nam. Nổi bật nhất trong hệ thống các di tích lịch sử của Phú Thọ là khu di tích lịch sử Đền Hùng. Khu di tích lịch sử Đền Hùng thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì là nơi thờ cúng của các Vua Hùng, thờ cúng quốc tổ Lạc Long Quân và Quốc mẫu Âu Cơ. Những năm gần đây, Đền Hùng được quan tâm, đầu tư, tôn tạo quy hoạch mở rộng với diện tích lên tới 320 ha, nằm trong tổng thể vườn Quốc gia Đền Hùng 1605 ha (Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, 2004). Đền Hùng được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa đặc biệt cấp Quốc gia. Đây là điểm đến tâm linh đặc biệt trong hành trình về cuội nguồn của mọi người dân Việt Nam, là trung tâm thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được UNESCO công nhận.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có tổng số 1.372 di tích, trong đó có 305 di tích đã được xếp hạng (1 di tích Quốc gia đặc biệt, 73 di tích Quốc gia,

231 di tích cấp tỉnh) (Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, 2016). Trong đó có nhiều di tích được coi là có giá trị đặc biệt cần tập trung đầu tư tôn tạo, bảo vệ và tổ chức khai thác tốt phục vụ phát triển du lịch. Tiêu biểu là Khu di tích lịch sử Đền

Hùng, Đền Mẫu Âu Cơ (xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa), Đền Lăng Sương (xã Trung Nghĩa - huyện Thanh Thủy), di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền Hùng, khu di tích Khảo cổ Làng Cả (Việt Trì)… và còn rất nhiều chùa, đình, miếu mang nét nghệ thuật kiến trúc cổ từ những niên đại xa xưa của Việt Nam.

* Các lễ hội truyền thống

Là vùng đất cổ gắn với truyền thuyết và lịch sử hình thành Nhà nước đầu tiên của dân tộc, Phú Thọ có khá nhiều lễ hội truyền thống rất cổ, mang nét đặc sắc riêng. Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 260 lễ hội, trong đó có 228 lễ hội truyền thống, 32 lễ hội lịch sử - cách mạng, có 92 lễ hội được bảo lưu hoàn chỉnh, 30 lễ hội xếp loại A, 1 lễ hội cấp Quốc gia (Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, 2016). Có

thể kể đến một số lễ hội tiêu biểu như: Lễ hội Đền Hùng gắn với lịch sử dựng nước của dân tộc, được tổ chức hàng năm với nghi thức cấp quốc gia; Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ có ý nghĩa văn hoá tâm linh đặc biệt gắn với truyền thuyết Mẹ Âu Cơ; Lễ hội Đền Lăng Sương gắn với truyền thuyết về Tản Viên Sơn Thánh; Lễ hội rước voi Đình Đào Xá; Lễ hội Phết Hiền Quan; bơi chải Bạch Hạc; hát Xoan Kim Đức - An Thái, Trò Trám Tứ Xã...

* Làng nghề truyền thống

Ở Phú Thọ còn tồn tại và duy trì khá nhiều làng nghề cổ với những nét riêng biệt, độc đáo về chủng loại sản phẩm mang tính truyền thống và cách thức sản xuất sản phẩm nghề theo lối cổ truyền, ít bị pha tạp. Có những làng nghề mà sản phẩm của làng gắn với các truyền thuyết, những tích truyện xa xưa, từ thời Hùng Vương dựng nước như làng nghề bánh dày, Mộ Chu Hạ - Bạch Hạc; làng nghề mì miến Hùng Lô; làng nghề trồng dâu nuôi tằm Lâu Thượng; làng nghề trồng nếp thơm tiến vua Hương Trầm; làng trồng trầu không Dữu Lâu; làng nghề

gói bánh chưng Minh Nông… Các làng nghề ở Phú Thọ nếu được khai thác, phát huy tốt có thể trở thành những điểm nhấn quan trọng trong các chương trình DL

văn hoá, hành hương về cội nguồn dân tộc.

* Văn nghệ, diễn xướng dân gian

Trong số các loại hình diễn xướng dân gian, đặc biệt phải kể đến hát Xoan, loại hình nghệ thuật đặc sắc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại cần bảo vệ khẩn cấp vào năm 2011, đang được tỉnh nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị thực sự tạo điều kiện thuận lợi phát triển cho DL Phú Thọ.

Ngoài ra cần phải kể đến các loại hình khác như: hát Ghẹo, hát Nhà tơ, hát Trống quân; hát Xường, hát Rang, hát Ví (dân tộc Mường); hát Ru, múa Sinh

Tiền, múa Xuân Ngưu, múa Mỡi, đâm Đuống, múa Chuông, múa Rùa (dân tộc Dao); truyện cười Văn Lang; thơ Bút Tre... với những nét đặc trưng riêng biệt cũng tạo được giá trị riêng biệt cho DL Phú Thọ.

* Nghệ thuật ẩm thực Phú Thọ

Phú Thọ có một số sản vật địa phương khá đặc biệt tạo nên văn hóa ẩm thực phong phú, độc đáo, mang bản sắc độc đáo địa phương, tăng thêm sức hấp dẫn với du khách. Nó được hình thành qua một quá trình lịch sử lâu dài. Nghệ thuật ẩm thực của Phú Thọ mang vừa mang phong cách dân gian, vừa mang phong cách truyền thuyết như: Bánh chưng, bánh dày Bạch Hạc, Thậm Thình; bánh út, bánh nẳng Thanh Đình; xôi cọ Phù Ninh; xôi nếp gà gáy Yên Lập; xôi ngũ sắc, rêu đá Tân Sơn; thịt chua Thanh Sơn… Một số sản vật nổi tiếng và riêng có là hồng Hạc tiến vua, bưởi Đoan Hùng, cá Anh Vũ, cá Lăng, quýt Thượng…

Những yếu tố trên là điều kiện thuận lợi để Phú Thọ giao lưu phát triển kinh tế, du lịch với các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế. Đồng thời, đó cũng là điều kiện thuận lợi để PTNNL cho các công ty du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Phú Thọ.

* Nhận xét chung

Phú Thọ có tiềm năng tự nhiên để phát triển các loại hình DL như tham quan, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, du lịch sinh thái. Những di tích

danh thắng như: khu bảo tồn Xuân Sơn với hang động Karst độc đáo, đầm Ao Châu, thác lòng chảo Minh Hòa, nước khoáng nóng Thanh Thủy… là những địa điểm có nhiều khả năng thu hút khách du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn nhân lực các công ty du lịch tỉnh phú thọ (Trang 40)