Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nhân lực trong hệ thống các cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nhân lực cho trường cao đẳng nông lâm thanh hóa (Trang 26 - 29)

sở đào tạo cao đẳng

2.1.3.1. Các nhân tố thuộc về yếu tố bên ngoài

Có rất nhiều các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển nhân lực trong các trường cao đẳng. Một số các yếu tố chính như sau:

a. Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế là yếu tố rất quan trọng thu hút sự quan tâm của tất cả các ngành. Sự tác động của các yếu tố của môi trường này có tính chất trực tiếp và năng động hơn so với một số các yếu tố khác của môi trường tổng quát. Những diễn biến của môi trường kinh tế bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và thách thức khác nhau. Các yếu tố môi trường kinh tế cụ thể:

- Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. - Thu nhập bình quân đầu người.

- Lãi suất và xu hướng của lãi xuất trong nền kinh tế. - Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái.

- Lạm phát.

- Hệ thống thuế và mức thuế.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Trong giai đoạn 2014 - 2016, nền kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tốt. Điều đó đã thể hiện xu hướng cải thiện và khẳng định tính kịp thời, đúng đắn và hiệu quả của các giải pháp thực hiện của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Cùng với sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế, thu nhập bình quân đầu người qua các năm liên tục tăng, đời sống của nhân dân được cải thiện, nhu cầu học tập đào tạo nâng cao trình độ ngày càng cao góp phần tạo điều kiện cho ngành giáo dục phát triển.

Bảng 2.1.Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô giai đoạn 2014 - 2016 Năm Tốc độ tăng GDP

(%)

Thu nhập bình quân đầu người (USD)

2014 5.98 2.052

2015 6.68 2.109

Sự tăng trưởng kinh tế và tốc độ lạm phát đều có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới hoạt động trong các trường cao đẳng thuộc hệ thống đào tạo như: đầu tư cơ sở vật chất, đầu tư tổ chức các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển dịch vụ, hoạt động phát triển nhân lực…

b. Môi trường chính trị và pháp luật

Việt Nam là quốc gia có môi trường chính trị ổn định. Chính điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ngành trong nước trong đó có giáo dục. Chính phủ đã có nhiều chính sách nhằm khuyến khích phát triển đầu tư, trong đó có đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Hiến pháp của nước ta cũng coi “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”; “mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân”; “học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân”.

Hoạt động đào tạo sẽ ngày càng có tác động mạnh mẽ hơn tới môi trường chính trị thông qua các sản phẩm chính là học sinh sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm do họ tạo ra đối với xã hội. Ngược lại môi trường chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ như là sự ổn định các chính sách kinh tế tạo điều kiện cho hoạt động nhà trường ổn định, phát triển. Tuy nhiên hiện nay hệ thống đào tạo cao đẳng tại Việt Nam hiện nay đang tiến triển chậm bởi nhiều khúc mắc trong hệ thống và cơ chế giáo dục. Mặc dù đề án 1956 đã mở rộng hơn cánh cửa cho sự phát triển của hệ thống đào tạo nghề tại các trường cao đẳng nhưng những hạn chế và bất cập vẫn đang hiện hữu. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển nhân lực tại cơ sở.

c. Môi trường khoa học công nghệ

Những năm cuối thế kỷ XX, dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại nền kinh tế thế giới có sự biến đổi rất sâu sắc, mạnh mẽ về cơ cấu, chức năng và phương thức hoạt động. Khoa học và công nghệ đã trở thành động lực cho phát triển kinh tế xã hội. Việc đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo cả về quy mô và chất lượng đào tạo là tất yếu. Việc hoạch định khoa học công nghệ trong ngành và xu thế toàn cầu tạo điều kiện cho việc nâng cao năng lực quản trị của các trường cao đẳng, trình độ của cán bộ, giảng viên, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm lao động, đồng thời cũng đặt ra đòi hỏi nhà trường đẩy mạnh công tác tuyển sinh đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp.

2.1.3.2. Nhân tố thuộc về môi trường bên trong

a. Chính sách quản lý

Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức. Phát triển nhân lực là một trong những điều kiện không thể thiếu được của tổ chức. Do vậy, tổ chức nào có những chính sách phát triển tạo động lực thực sự hiệu quả, sẽ phát huy được yếu tố con người, họ sẽ làm việc và đóng góp sức lực cho việc đạt được các mục tiêu và chiến lược mà tổ chức đã đặt ra.

Mặt khác, nhận thức và hành động của người lãnh đạo trong tổ chức cũng sẽ góp phần tạo động lực cho người lao động làm việc, là khi họ có cách thức quản lý khoa học, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của người lao động, khi họ có sự tin tưởng và quan tâm, tôn trọng ý kiến của người lao động.

b. Khả năng tài chính

Công tác phát triển nguồn lực vô cùng quan trọng, thúc đẩy người lao động làm việc đạt hiệu quả, năng suất. Tiền lương, thưởng, phụ cấp nghề vừa đảm bảo đời sống vừa có khả năng bồi dưỡng phát triển nhân lực, thúc đẩy hoạt động đào tạo đạt chất lượng. Nếu cơ sở nào có chế độ phúc lợi tốt, là đòn bẩy để tạo động lực cho người lao động, nhưng ngược đơn vị không có tài chính vững mạnh khó có thể đảm bảo đời sống người lao động, cũng như không có nguồn để phát triển nhân lực.

c. Văn hóa tổ chức

Văn hóa tổ chức “là hệ thống những giá trị, những niềm tin, những quy phạm được chia sẻ bởi các thành viên trong tổ chức và hướng dẫn hành vi của những người lao động trong tổ chức ”. Mỗi tổ chức có những nét văn hóa đặc trưng riêng sẽ tác động đến từng thành viên. Đó là những giá trị mà tổ chức tạo dựng nên như sự chia sẻ, đoàn kết trong tập thể người lao động,…sẽ trở thành động lực cho người lao động, tạo cho họ niềm tin, sự tự hào về tổ chức và gắn bó, trung thành với tổ chức. Công đoàn cơ sở là nhân tố ảnh hưởng đáng kể thông quan việc quản lý, giám sát đồng thời nắm bắt tâm tư tình cảm của cán bộ hỗ trợ cho hoạt động phát triển nhân lực (Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn Tấn Thịnh, 2013).

2.1.3.3. Các nhân tố thuộc về bản thân nhân lực

a. Nhu cầu của bản thân nhân lực

được thỏa mãn. Thế nhưng nhu cầu lại có một khoảng cách với thỏa mãn và chính khoảng cách này là động lực thôi thúc con người làm việc. Và khi nhu cầu này được thỏa mãn thì lại xuất hiện nhu cầu khác cao hơn. Lúc đó con người lại xảy ra ý muốn thỏa mãn nhu cầu mới (Bùi Anh Tuấn và Phạm Thúy Hương, 2009).

Trong môi trường giáo dục nói chung và cơ sở đào tạo cao đẳng nói riêng, việc phát triển nhân lực là vấn đề thiết yếu. Để đáp ứng được yêu cầu của cơ sở đào tạo, tự bản thân nhân lực hoạt động trong lĩnh vực này luôn có nhu cầu phát triển năng lực chuyên môn cũng như việc phát triển kỹ năng khác. Do vậy, mỗi đơn vị, tổ chức cần phải nắm bắt được các nhu cầu của cán bộ để đáp ứng sao cho người lao động cảm thấy thoả mãn, hài lòng, gắn bó với doanh nghiệp.

b. Đặc điểm tính cách của bản thân nhân lực

Tính cách được biểu thị qua thái độ, hành vi của con người đối với bản thân, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và xã hội. Nó được hiểu là sự kết hợp các thuộc tính tâm lý cơ bản và bền vững của con người. Tính cách của con người là do tác động của sự giáo dục, sự rèn luyện của bản thân và sự tác động gián tiếp của môi trường và làm việc. Do vậy, phát triển nhân lực cũng cần phải dựa trên tính cách của mỗi nhân lực.

c. Năng lực của bản thân nhân lực

Năng lực của con người thể hiện trình độ, kỹ năng, sự hiểu biết, kinh nghiệm trong công việc. Năng lực được xây dựng và phát triển qua quá trình lao động, làm việc thực tế. Do vậy, năng lực của mỗi người là khác nhau nên sự phát triển ở mỗi người là khác nhau. Khi được đảm nhận những công việc phù hợp với năng lực, khi họ có được những điều kiện làm việc đầy đủ họ sẽ có động lực làm việc để phát huy tốt nhất năng lực của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nhân lực cho trường cao đẳng nông lâm thanh hóa (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)