Nâng cao động lực thúc đẩy của nhân lực trường cao đẳng Nông Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nhân lực cho trường cao đẳng nông lâm thanh hóa (Trang 68 - 75)

thấy trên 90% cán bộ viên chức nhà trường cho rằng được các cấp triển khai và bản thân chấp hành chủ trương chính sách của nhà nước liên quan đến giáo dục và đào tạo, hơn 80% cán bộ viên chức cho rằng nhận được sự quan tâm chia sẻ từ đồng nghiệp, có ý thức trách nhiệm cao trong công việc. Trên 80% cho rằng luôn quan tâm đến các hoạt động quản lý, giảng dạy và phục vụ của nhà trường. Và tất cả cán bộ viên chức gần 100% đều hi vọng về sự phát triển của nhà trường trong thời gian tới.

Như vậy, có thể thấy là các biện pháp của Nhà trường trong việc nâng cao nhận thức của cán bộ, công nhân viên chức đã thực sự có tác động tốt.

4.1.5. Nâng cao động lực thúc đẩy của nhân lực trường cao đẳng Nông Lâm Thanh Hóa Thanh Hóa

Trong những năm gần đây, những chính sách đãi ngộ của nhà trường đối với cán bộ công nhân viên chức nhìn chung tương đối đầy đủ và ngày càng được nâng cao. Cho đến nay, nhờ mở rộng quy mô, phát triển ngành nghề đào tạo, tăng nguồn thu và tiết kiệm chi tiêu, nhà trường luôn đảm bảo nguồn chi cho cán bộ công nhân viên với mức thu nhập từ 1,2 đến 1,5 lần lương theo chế độ Nhà nước, cụ thể:

* Nâng cao động lực thúc đẩy bằng yếu tố vật chất

- Tiền lương, tiền công: Được chi từ nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cấp và nguồn thu học phí được để lại đơn vị theo đúng quy định của Nhà nước về chế độ tiền lương, tiền công, chế độ phụ cấp, ưu đãi... bao gồm:

+ Tiền lương cấp bậc, chức vụ:

Chi tiền lương cấp bậc, chức vụ trên cơ sở hệ số lương và phụ cấp thực tế cá nhân được hưởng (x) với hệ số mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định theo từng thời điểm.

tư hướng dẫn của Liên Bộ và một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở giáo dục công lập.

+ Tiền đóng góp cho CBCNVC để thực hiện chế độ cho CBCNVC như: BHXH, BHYT, BHTN, Công đoàn…Nhà trường căn cứ theo quy định của Nhà nước từng thời điểm để trích số tiền mà người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đóng góp cho CBCNVC cùng với kỳ trả lương hàng tháng, số còn lại Nhà trường sẽ thực hiện khấu trừ qua lương của CBCNVC để nộp đảm bảo chế độ cho CBCNVC theo Luật định.

+ Tiền khác: Theo yêu cầu của nhiệm vụ chuyên môn, Nhà trường sẽ thực hiện chi trả tiền chấm thi, coi thi, tiền vượt giờ cho các cá nhân theo quy chế nội bộ của nhà trường.

Đối với tiền coi thi, chấm thi: Nhà trường chi trả cho cán bộ coi thi 1 buổi coi thi dù coi 90 phút hay 45 phút cũng được trả công 30.000đ/ 1 ca coi thi ngày thường, 40.000đ/ 1 ca coi thi ngày cuối tuần. Việc thay đổi này giúp cho cán bộ nhà trường hăng hái, tích cực hơn trong các hoạt động này.

Đối với tiền vượt giờ: Căn cứ theo hướng dẫn tại thông tư số 07/2013/TTLT BGD ĐT - BNV - BTC về hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập và căn cứ theo quy chế chi tiêu nội bộ của Nhà trường, Trường Cao đẳng Nông Lâm Thanh Hóa chi trả số tiền vượt giờ cho cán bộ, giảng viên như sau:

Nếu cá nhân có số tiết vượt giờ trong vòng 200 tiết sẽ được hưởng tiền vượt giờ với đơn giá tương ứng theo quy định tại khoản 1 điều 4 của thông tư này tức là Tiền lương 1 giờ dạy thêm =Tiền lương 1 giờ dạy x 150%, còn vượt giờ ngoài 200 tiết sẽ được hưởng theo đơn giá thỏa thuận chung là 42.000đ/ tiết.

- Tiền thu nhập tăng thêm:

+Nguồn chi tiền lương tăng thêm bao gồm:

Trích tối đa 60% trên 75% chênh lệch thu chi hoạt động thường xuyên của đơn vị được xác định theo quý.

Chênh lệch thu chi học phí học lại, học bổ sung. Chênh lệch thu chi hoạt động dịch vụ.

+ Căn cứ tính lương tăng thêm

giá hàng tháng và tính trên lương ngạch bậc và phụ cấp chức vụ được bổ nhiệm. + Cách tính lương tăng thêm như sau:

Lương tăng thêm = K x (HSLCB+PCCV) x Lương tối thiểu x Mức xếp loại Hệ số K là hệ số tăng thêm phụ thuộc vào nguồn chi lương tăng thêm xác định được theo quý.

Công A mức hưởng: 100% Công B mức hưởng: 80% Công C mức hưởng: 60%

Ngoài ra, đối với trường hợp giảng viên tham dự các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo, Nhà trường cũng có chế độ hỗ trợ tiền đi lại, ăn, ở cho giảng viên theo đúng quy chế chi tiêu nội bộ đã đề ra.

Để đánh giá mức độ hài lòng của cán bộ công nhân viên chức Nhà trường đối với lương tác giả tiến hành lập phiếu điều tra khảo sát và thu được kết quả như sau:

Bảng 4.10. Mức độ hài lòng của cán bộ công nhân viên chức về đãi ngộ vật chất của trường CĐ Nông Lâm Thanh Hóa (n = 82)

Nội dung đánh giá

Số người đánh giá theo thang điểm Likert

Điểm bình quân

1 2 3 4 5

Sống được bằng lương - 8 70 4 - 2.95

Tiền lương tương xứng - 15 25 42 - 3.33

Tiền thưởng hợp lý - 11 27 44 - 3.40

Phân phối thu nhập công bằng - 7 70 5 - 2.98

Phúc lợi tốt - 3 27 52 - 3.60

Hài lòng đối với lương - 10 37 35 - 3.30

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2017) Các chỉ tiêu đánh giá mức độ hài lòng đối với lương đa phần đều ở mức trên trung bình (3) và dao động từ 2,95 đến 3,6. Giá trị trung bình về mức độ hài lòng cũng ở mức trên trung bình đạt 3,3. Điều này cho thấy nói chung cán bộ công nhân viên chức Trường Cao đẳng Nông Lâm Thanh Hóa hài lòng với lương. Điều này thể hiện độ phân tán của các câu trả lời về mức độ hài lòng, số người có quan điểm tương đồng tương đối cao. Kết quả thống kê tốt nhất là chỉ

tiêu đánh giá “Phúc lợi tốt” (giá trị trung bình là 3,6), 2 kết quả thống kê thấp nhất là chỉ tiêu đánh giá “Sống được bằng lương” (giá trị trung bình là 2,95) và chỉ tiêu đánh giá “phân phối thu nhập công bằng” (giá trị trung bình là 2,98).

Theo tác giả, lý giải điều này là do hiện nay số lượng giảng viên trẻ trong nhà trường rất lớn. Trong đó, số giảng viên trẻ công tác xa nhà phải ở trọ khá nhiều mà với cách tính lương như đã trình bày ở trên thì thu nhập của giảng viên cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào hệ số lương và thâm niên công tác. Chính vì vậy, đội ngũ giảng viên này chưa đủ trang trải cuộc sống bằng lương được. Thêm vào đó,, Nhà trường hiện đang tổ chức liên kết rất nhiều với các huyện ở xa nên tỷ lệ giảng viên phải dạy ngoài tương đối cao, công tác phí cho giảng viên đi giảng dạy bên ngoài tuy đã được Nhà trường quan tâm hỗ trợ song do nguồn kinh phí có hạn nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt theo giá cả ngày càng tăng hiện nay. Do đó vẫn không thể coi giảng viên sống bằng lương được.

Ngoài ra, việc trả lương, thưởng hàng tháng tuy đã được Nhà trường cải tiến theo hướng tích cực hơn nhưng vẫn chưa thực sự có sự phân biệt trong đãi ngộ giữa người hoàn thành tốt công việc với người chưa hoàn thành tốt công việc.

Bên cạnh đó, ban lãnh đạo và ban chấp hành công đoàn nhà trường cũng rất quan tâm đến đời sống tinh thần của tập thể cán bộ công nhân viên trong Nhà trường, điều này được thể hiện qua thưởng vào các dịp như: Ngày nhà giáo Việt xNam 20 tháng 11, ngày Quốc tế Phụ nữ 08 tháng 3 cho chị em phụ nữ, Quốc khánh 02 tháng 9, vv...

Hàng năm, Nhà trường tổ chức kiểm tra sức khỏe tồng thể cho tất cả cán bộ nhân viên Nhà trường giúp cho nhân viên có thể biết được tình trạng sức khỏe của mình.

Nhà trường còn có quỹ phúc lợi riêng để thăm hỏi nhân viên và gia đình nhân viên có đám cưới, hiếu hỉ, ma chay, ốm đau bệnh tật. Ngoài ra, Nhà trường còn thường xuyên tổ chức các hội diễn văn nghệ, chương trình thi đấu thể thao giao lưu giữa các nhân viên trong Nhà trường giúp cho nhân viên hòa mình với tập thể, đoàn kết gắn bó với nhau hơn. Hàng năm, Nhà trường đã tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi tham quan học tập kinh nghiệm với nhiều hình thức khác nhau vào thời điểm nghỉ hè.

Nhìn chung chế độ khen thưởng và phúc lợi của người lao động luôn được lãnh đạo Nhà trường quan tâm. Mặc dù mức khen thưởng không cao nhưng về

mặt tinh thần cũng đã tạo hiệu ứng tích cực cho cán bộ công nhân viên Nhà trường hơn.

* Nâng cao động lực thúc đẩy bằng yếu tố tinh thần

Để khuyến khích người lao động làm việc có hiệu quả thì nhà trường có các chế độ khen thưởng hợp lý dựa trên thành tích cố gắng của các cá nhân, bộ phận trong tổ chức Nhà trường như thành tích trong các nghiên cứu về đề tài, thành tích tiên tiên suất xắc do nỗ lực cả năm công tác. Căn cứ vào đánh giá của hội đồng thi đua khen thưởng và dựa vào các tiêu chuẩn danh hiệu thi đua từng cấp của Nhà trường hàng năm để đánh giá thành tích công tác cho từng cán bộ và tập thể cán bộ của các đơn vị thành viên. Hội đồng thi đua khen thưởng thực hiện tổng kết công tác thi đua khen thưởng hàng năm, bình chọn những cá nhân, tập thể tiêu biểu để đề nghị cấp trên khen thưởng:

- Bằng khen của UBND tỉnh Thanh Hóa. - Chiến sỹ thi đua các cấp.

- Giấy khen của Hiệu Trưởng đối với cá nhân xuất sắc.

- Giấy khen của Hiệu trưởng đối với tập thể lao động xuất sắc.

- Các giảng viên, cán bộ quản lý có các kết quả nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn, có các sáng kiến cải tiến trong đổi mới phương pháp giảng dạy, quản lý mang lại hiệu quả thiết thực đều được ghi nhận và khen thưởng thích đáng.

* Nâng cao động lực thúc đẩy bằng yếu tố cải thiện điều kiện làm việc

Công tác đãi ngộ của Nhà trường còn phần nào thể hiện ở điều kiện cơ sở vật chất trang bị cho cán bộ công nhân viên. So với các cơ sở đào tạo trên địa bàn,môi trường làm việc tại Trường Cao đẳng Nông Lâm Thanh Hóa là một trong những yếu tố hấp dẫn GV.

Mặc dù là một trường cao đẳng mới được nâng cấp, việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập còn gặp nhiều khó khăn vì kinh phí nhà nước cấp còn hạn hẹp, tuy nhiên trong những năm qua, ban lãnh đạo trường Cao đẳng Nông Lâm Thanh Hóa đã có nhiều cố gắng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị hiện đại từ nhiều nguồn kinh phí: Kinh phí xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, kinh phí tiết kiệm từ nguồn ngân sách cấp, kinh phí trích từ nguồn thu học phí và từ các dịch vụ khác,… nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu cho hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của một trường cao đẳng.

Hiện nay nhà trường đã được đầu tư và xây dựng khu giảng đường với giá trị đầu tư gần 20 tỷ đồng. Nhà trường đầu tư hơn 2 tỷ đồng trang bị sữa chữa các phòng học cũ. Sách thư viện được tăng cường với số lượng đầu sách trên 6.000 cuốn để phục vụ công việc học tập và nghiên cứu tài liệu cho giảng viên và sinh viên. Thư viện điện tử được trang bị 20 máy vi tính phục vụ công tác nghiên cứu của cán bộ, giảng viên và sinh viên. Đặc biệt, hầu hết các phòng học lớn trong trường đều được trang bị tăng âm, máy chiếu giúp giảng viên có thể thực hành các bài giảng một cách hiệu quả nhất, đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên.

Để đánh giá về điều kiện cơ sở vật chất của trường Cao đẳng Nông Lâm Thanh Hóa , tác giả đã tiến hành điều tra thực tế và thu được kết quả như sau:

Qua tổng hợp phiếu điều tra rõ ràng về cơ sở vật chất được nhà trường đánh giá rất cao, cao nhất là yếu tố "cơ sở vật chất phục vụ cho thể thao giải trí" 4,68 , chỉ có yếu tố " Cơ sở vật chấy, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy" được đánh giá thấp hơn một chút là 3,78 nhưng so với một trường mới được nâng cấp lên cao đẳng thì có được sự đánh giá như vậy là cả một sự cố gắng của tất cả cán bộ, nhân viên nhà trường.

Bảng 4.11. Tổng hợp đánh giá về điều kiện làm việc trường Cao đẳng Nông Lâm Thanh Hóa (n = 82)

Nội dung đánh giá

Số người đánh giá theo thang điểm Likerrt

Điểm bình quân

1 2 3 4 5

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy được trang bị đầy đủ

- - - 28 54 4.66

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy sử dụng tốt, có hiệu quả

- - 30 40 12 3.78

Tài liệu, giáo trình phục vụ cho học

tập, nghiên cứu đáp ứng tốt - - - 67 15 4.18

Cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu thể

thao giải trí đáp ứng tốt - - - 26 56 4.68

* Nâng cao động lực thúc đẩy bằng sự thăng tiến

Trường Cao đẳng Nông Lâm Thanh Hóa thực hiện công tác bổ nhiệm cán bộ quản lý theo quy hoạch cán bộ đã được tập thể Đảng uỷ thông qua hàng năm.

Về nguyên tắc, qua quá trình làm việc những người có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi, phấn đấu tốt, có năng lực lãnh đạo, có đạo đức lối sống lành mạnh,... sẽ được đưa vào diện cán bộ quy hoạch. Đến thời điểm thích hợp, cán bộ trong diện quy hoạch sẽ được đề bạt, bổ nhiệm. Tuy nhiên thực tế đôi khi không diễn ra như vậy, những người trong diện quy hoạch không phải lúc nào cũng “vừa hồng vừa chuyên”, danh sách cán bộ quy hoạch hết sức kín đáo, tế nhị và là việc “rất riêng” của Đảng ủy, Ban lãnh đạo và Phòng Tổ chức hành chính. Một số trường hợp xứng đáng được đề bạt, bổ nhiệm nhưng vướng phải rào cản phải là đảng viên, trong khi để phấn đấu trở thành đảng viên lại là một vấn đề khác. Chưa kể một vài người được đề bạt, bổ nhiệm nhưng không thuộc diện cán bộ quy hoạch.

Để đánh giá về cơ hội thăng tiến của cán bộ công nhân viên chức trường Cao đẳng Nông Lâm Thanh Hóa , tác giả đã tiến hành điều tra thực tế, đối tượng là cán bộ công nhân viên chức trong trường và thu được kết quả như sau:

Bảng 4.12. Tổng hợp đánh giá về cơ hội thăng tiến của cán bộ công nhân viên chức trường Cao đẳng Nông Lâm Thanh Hóa (n = 82)

Nội dụng đánh giá

Số người đánh giá theo thang điểm Likert

Điểm bình quân

1 2 3 4 5

Có nhiều điều kiện thăng tiến

trong công việc - 72 10 - - 2.12

Biết các điều kiện để được

thăng tiến trong công việc 2 47 23 10 - 2.50

Chính sách thăng tiến của Nhà

trường là công bằng 2 23 45 12 - 2.82

Nguồn: Tổng hợp Phiếu điều tra (2017) Nhìn chung về phương diện này mọi người đều nhân thấy khả năng về cơ hội thăng tiến là khá thấp, cũng vì những ràng buộc đã nêu trên do vậy đó cũng chính là những rào cản cơ hội thăng tiến của các cá nhân, một điều nữa cũng do cán bộ giảng viên đang còn trẻ, thời gian này đang học tập để nâng cao trình độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nhân lực cho trường cao đẳng nông lâm thanh hóa (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)