Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nhân lực cho trường cao đẳng nông lâm thanh hóa (Trang 34)

Như vậy qua kinh nghiệm của các trường trên có thể rút ra những bài học về phát triển nhân lực cho Trường Cao đẳng Nông Lâm Thanh Hóa trong đào tạo bồi dưỡng được đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý có chất lượng. Từ đó thu hút những tài năng có chuyên môn nghiệp vụ cao, có chính sách ưu đãi và chăm lo đến cuộc sống và trình độ của giảng viên, cán bộ quản lý. Đồng thời đảm bảo số lượng giảng viên/sinh viên theo quy định để phục vụ mục tiêu lớn của nhà trường là đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng, có trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp cho trong và ngoài tỉnh Thanh Hóa. Những bài học đó là:

- Thứ nhất, xác định đúng vai trò và vị trí của đội ngũ cán bộ giảng viên -

bộ phận quan trọng của nhân lực trong nhà trường. Đó là lực lượng lao động trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo. Chất lượng giảng dạy của giảng viên là một nhân tố hàng đầu quyết định chất lượng của sinh viên ra trường qua những kiến thức và những kỹ năng nghề nghiệp mà sinh viên được học. Đặc biệt đối với Trường Cao đẳng Nông Lâm Thanh Hóa đã có hơn 50 năm xây dựng và phát triển việc chú ý chăm lo đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên cần được coi là biện pháp hàng đầu, nhất là vận dụng được chất xám của lực lượng giảng viên thỉnh giảng, vận dụng họ làm hạt nhân bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên cơ hữu của Trường Cao đẳng Nông Lâm Thanh Hóa để lực lượng này mau chóng trưởng thành kế thừa sự nghiệp thế hệ trước đưa Nhà trường ngày càng phát triển.

Thứ hai, phải có hệ thống chính sách đồng bộ, nhưng quan trọng nhất vẫn là

đào tạo giữ vị trí quyết định đến chất lượng nhân lực. Để làm được điều này, Nhà trường cần tổ chức lại hệ thống tổ chức cho đúng chuyên môn, và trường đào tạo có chất lượng phù hợp với điều kiện trong tỉnh nhưng phải tiếp cận được nền giáo dục tiên tiến của cả nước.

Thứ ba, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho khoa học – công

nghệ để phục vụ cho việc giảng dạy học tập và nghiên cứu khoa học trong nhà trường. Từng bước hiện đại hóa đồng bộ theo những tiêu chuẩn trong nước; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp nghiên cứu, đào tạo theo hướng của các trường có danh tiếng trên cả nước và trên thế giới.

Thứ tư, xây dựng một môi trường làm việc văn hoá, tạo được văn hoá của

Trường Cao đẳng Nông Lâm Thanh Hóa. Xây dựng được văn hoá của trường không chỉ cho cán bộ, viên chức trong trường mà còn cho cả sinh viên của trường. Tạo được “ngôi nhà thứ hai” cho toàn thể giảng viên, cán bộ quản lý và cho cả sinh viên của nhà trường.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỀM CƠ BẢN CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NÔNG LÂM THANH HÓA

3.1.1. Lịch sử hình thành

Trường Cao đẳng Nông Lâm Thanh Hoá là cơ sở giáo dục đại học công lập, được thành lập theo Quyết định số 939/QĐ-BGDĐT ngày 17/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở Trường Trung cấp Nông Lâm Thanh Hóa. Tiền thân của Trường Cao đẳng Nông Lâm Thanh Hóa bao gồm: Trường Trung cấp Nông nghiệp Thanh Hóa, thành lập năm 1960; Trường Trung cấp Nông nghiệp vùng lúa Thanh Hóa và Trường Trung cấp Nông nghiệp Miền núi Thanh Hóa, thành lập năm 1963; Trường Trung học Lâm nghiệp Thanh Hóa, thành lập năm 1969. Sau nhiều lần hợp nhất, đổi tên và phát triển đến năm 2006 là Trường Trung cấp Nông Lâm Thanh Hóa và được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Nông Lâm Thanh Hóa năm 2014.

3.1.2. Sứ mạng và tầm nhìn

- Sứ mạng: Trường Cao đẳng Nông Lâm Thanh Hoá là cơ sở đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật nông lâm nghiệp trình độ cao đẳng, có phẩm chất đạo đức, có kiến thức và năng lực thực hành, có sức khoẻ đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Thanh Hoá và các tỉnh Bắc Miền Trung.

- Tầm nhìn: Trường Cao đẳng Nông Lâm Thanh Hoá là cơ sở giáo dục đại học trọng điểm và cơ sở sở nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông lâm nghiệp của tỉnh Thanh Hoá. Phấn đấu xây dựng, phát triển nhà trường đến năm 2025 trở thành trường Đại học Nông Lâm Bắc Miền Trung, là cơ sở đào tạo, liên kết đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, đáp ứng nhu cầu đa dạng về nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Thanh Hoá nói riêng và các tỉnh Bắc Miền Trung nói chung.

3.1.3. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ

- Vị trí: Trường Cao đẳng Nông Lâm Thanh Hoá là cơ sở đào tạo công lập trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hoá. Trường chịu sự lãnh đạo, quản lý toàn diện

của UBND tỉnh Thanh Hoá; sự quản lý nhà nước về giáo dục của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Chức năng, nhiệm vụ:

+ Đào tạo nhân lực trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, đảm bảo có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với ngành nghề đào tạo, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt đáp ứng nhu cầu của xã hội, có khả năng hợp tác trong hoạt động nghề nghiệp, tự tạo được việc làm cho mình và cho xã hội.

+ Tiến hành hoạt động nghiên cứu ứng dụng và triển khai công nghệ mới phục vụ sự nghiệp phát triển khoa học công nghệ trong sản xuất và đời sống xã hội, cũng như ứng dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật vào đào tạo và quản lý nhà trường.

3.1.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy

Việc sắp xếp cơ cấu tổ chức của trường Cao đẳng Nông Lâm Thanh Hóa căn cứ vào Điều lệ trường cao đẳng và Quyết định phê duyệt của Bộ Giáo Dục và Đào tạo về Quy chế tổ chức, hoạt động của Trường. Cơ cấu tổ chức của trường CĐ Nông Lâm Thanh Hóa được tổ chức thành 3 cấp:

Ban giám hiệu gồm: Hiệu trưởng và 2 phó Hiệu trưởng (1 Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo và nghiên cứu khoa học, 1 Phó Hiệu trưởng phụ trách hành chính);

- Hội đồng khoa học và đào tạo, các Hội đồng tư vấn khác; - Các phòng chức năng (7 phòng):

+ Phòng Tổ chức - Hành chính; + Phòng Đào tạo;

+ Phòng Thanh tra và kiểm định chất lượng đào tạo; + Phòng Quản lý học sinh - sinh viên;

+ Phòng Khoa học - Công nghệ và Quan hệ quốc tế; + Phòng Quản trị - Đời sống;

+ Phòng Kế hoạch - Tài chính;

- Các khoa và tổ bộ môn trực thuộc trường (gồm 5 khoa và 1 tổ bộ môn): + Khoa Trồng trọt - Bảo vệ thực vật;

+ Khoa Chăn nuôi - Thú y; + Khoa Lâm nghiệp; + Khoa Kinh tế;

+ Khoa Văn hóa cơ bản;

+ Tổ bộ môn Ngoại ngữ - Tin học.

- Các cơ sở phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học trực thuộc khoa, phòng: + Thư viện - Truyền thống: Trực thuộc phòng Đào tạo;

+ Trại chăn nuôi gia súc: Trực thuộc khoa Chăn nuôi - Thú y;

+ Trạm nghiên cứu và khảo nghiệm giống cây trồng: Trực thuộc khoa Trồng trọt - Bảo vệ thực vật;

+ Vườn thực nghiệm Lâm nghiệp: Trực thuộc khoa Lâm nghiệp; + Ban Quản lý Ký túc xá: Trực thuộc phòng Quản lý học sinh - sinh viên; - Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam

- Các tổ chức đoàn thể và tổ chức xã hội: + Công đoàn cơ sở;

+ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

+ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam. Cơ cấu của nhà trường được thể hiện qua sơ đồ sau:

BAN GIÁM HIỆU

(HIỆU TRƯỞNG, 2 PHÓ HIỆU TRƯỞNG) CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG CÁC KHOA, BỘ MÔN CÁC CƠ SỞ PHỤC VỤ ĐÀO TẠO 1. Tổ chức - Hành chính 2. Đào tạo 3. Khoa học và CNQT 4. Công tác HS-SV 5. TT-KĐCLĐT 6. Kế hoạch - TC 7. Quản trị đời sống 1. Khoa TT - BVTV 2. Khoa Chăn nuôi 3. Khoa Lâm Nghiệp 4. Khoa Văn Hóa 5. Khoa Kinh tế

6. Tổ bộ môn Ngoại ngữ - tin học

1. Thư viện truyền thống. 2.Trại chăn nuôi gia súc 3.Trạm nghiên cứu và khảo nghiệm giống cây trồng

4. Ban quản lý KTX

SINH VIÊN CÁC KHÓA

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức trường Cao đẳng Nông Lâm Thanh Hóa 3.1.5. Khái quát về nhân lực

Giai đoạn năm 2014 - 2016, nhân lực của trường có những thay đổi đáng kể. Trong năm 2015, trường đã được UBND tỉnh Thanh Hóa nâng cấp từ trường Trung cấp Nông Lâm Thanh Hóa thành trường Cao đẳng Nông Lâm Thanh Hóa.

Bảng 3.1. Số lượng cán bộ viên chức trường CĐ Nông Lâm Thanh Hóa theo ngạch, theo giới và theo độ tuổi giai đoạn 2014 – 2016

Diễn giải

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh SL TL SL TL SL TL % (2015 - 2014) % (2015 - 2016) Bình quân Phân loại theo ngạch

Chuyên viên 7 9.21 5 5.95 5 6.1 -3.26 0.15 0.85

Giảng viên 55 72.3 61 72.62 60 73.2 0.32 0.55 1.04

Nhân viên 14 18.4 18 21.43 17 21.7 3.01 0.3 1.10

Phân loại theo giới

Nam 34 44.7 37 44 33 40.2 -0.74 -3.76 0.99

Nữ 42 55.3 47 56 49 59.8 0.74 3.76 1.08

Phân loại theo độ tuổi

Dưới 35 tuổi 36 47.4 34 40.48 32 39 -6.9 -1.46 0.94 Từ 35 – 50 tuổi 29 38.2 37 44.05 38 43.3 5.9 -0.71 1.14 Trên 50 tuổi 11 14.5 13 15.47 12 14.6 1 -0.84 1.04

Tổng 76 84 82

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính, Trường CĐ NL Thanh Hóa (2017) Số lượng cán bộ, viên chức nhà trường luôn có tỷ lệ nữ lớn hơn nam. Năm 2016, nữ giới chiếm 59.76% còn nam giới là 40.24%. Tuy có sự chênh lệch về giới tính nhưng không quá rõ rệt (chênh 19.52%), đây cũng là tình hình chung trong các cơ sở giáo dục trong cả nước chứ không riêng trường cao đẳng Nông Lâm Thanh Hóa.

Độ tuổi < 50 tuổi, từ năm 2014-2016 chiếm tỷ lệ khoảng 85 - 90%, đã phản ánh thực trạng những năm đầu trường lên cao đẳng, số lượng cán bộ, viên chức cơ hữu được tuyển dụng vào các phòng, khoa, trung tâm, và có thêm một số cán bộ lớn trẻ được tuyển dụng về trường. Đây cũng là lực lượng chủ chốt và giữ những vị trí quan trọng trong nhà trường hiện nay. Có thể thấy, về tỷ lệ không chênh lệch giữa các độ tuổi trong các năm đã giúp nhà trường giữ được sự ổn định, có sức trẻ, lòng nhiệt huyết, có độ tuổi chín chắn và ham học hỏi của lứa

tuổi dưới 50 và có kinh nghiệm để truyền đạt cho các lứa tuổi sắp tới của các giảng viên đã trên 50 tuổi. Nhà trường đã tiếp nhận một nguồn nhân lực trẻ, dồi dào để phục vụ và thay thế cho các giảng viên chuẩn bị về hưu trong công cuộc đào tạo và giáo dục cao đẳng.

3.1.6. Tình hình trang bị cơ sở vật chất

Mặc dù là một trường cao đẳng mới được nâng cấp, việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập còn gặp nhiều khó khăn, nhưng nhà trường cũng đã cố gắng xây dựng cơ bản dựa trên thành quả đã xây dựng trong những năm trước đây:

Bảng 3.2. Cơ sở vật chất Trường CĐ Nông Lâm Thanh Hóa năm 2016

TT Nội dung Số lượng Diện tích (m2)

I Diện tích đất 235,680

II Diện tích sàn xây dựng 8,452

1 Phòng học 20 phòng 2,057

2 Phòng máy vi tính 03 phòng 293

3 Phòng học ngoại ngữ 03 phòng 280

4 Thư viện – Truyền thống 02 tầng 722

5 Thực tập, thực hành 02 tầng 1,279

7 Ký túc xá 68 phòng 2,898

8 Diện tích nhà ăn 2 tầng 01 phòng 465

9 Hội trường 01 phòng 458

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính, Trường CĐ NL Thanh Hóa (2017) Hiện nay nhà trường đã được đầu tư và xây dựng khu giảng đường với giá trị đầu tư gần 20 tỷ đồng. Nhà trường đầu tư hơn 2 tỷ đồng trang bị sữa chữa các phòng học cũ. Sách thư viện được tăng cường với số lượng đầu sách trên 6.000 cuốn để phục vụ công việc học tập và nghiên cứu tài liệu cho giảng viên và sinh

viên. Thư viện điện tử được trang bị 20 máy vi tính phục vụ công tác nghiên cứu của cán bộ, giảng viên và sinh viên. Đặc biệt, hầu hết các phòng học lớn trong trường đều được trang bị tăng âm, máy chiếu giúp giảng viên có thể thực hành các bài giảng một cách hiệu quả nhất, đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên.

3.1.7. Quy mô chất lượng và loại hình đào tạo

3.1.7.1. Quy mô chất lượng đào tạo

Trải qua 56 năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã đào tạo cho xã hội được 32.876 người tốt nghiệp. Trong đó, trình độ Trung cấp chuyên nghiệp hơn 20.730 người, liên kết đào tạo cao đẳng, đại học hơn 1.000 người, còn lại là sơ cấp nghề và bồi dưỡng ngắn hạn. Trong số học sinh tốt nghiệp TCCN của nhà trường có học sinh nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào, học sinh các tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, học sinh tỉnh Ninh Thuận - Bình Thuận.

Với bề dày lịch sử và thành tích đào tạo, nhà trường đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, hạng Nhì, hạng Nhất và nhiều bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh Thanh Hóa.

Học sinh tốt nghiệp tại nhà trường cơ bản đã tìm kiếm được việc làm, có thu nhập ổn định và kinh tế gia đình phát triển. Trong đó có nhiều người giữ các chức vụ trọng trách ở các cơ quan, ban ngành trong tỉnh, cán bộ cấp huyện, xã, thôn bản, cán bộ kỹ thuật tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh,... Nhìn chung, số học sinh do trường đào tạo đã thực sự là nguồn nhân lực có kỹ thuật ở cơ sở, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế địa phương (Trường cao đẳng Nông Lâm Thanh Hóa, 2015).

Bảng 3.3. Số lượng HSSV tuyển sinh hàng năm giai đoạn 2014 – 2016

STT Quy mô đào tạo Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh

1 Trung cấp 246 173 113 -133

2 Cao đẳng 0 99 147 147

3 Liên kết đào tạo 117 115 0 -117

Tổng 353 387 260

Quy mô đào tạo qua 3 năm nhìn chung là giảm từ 353 còn 260 học sinh, nhưng chỉ giảm ở lớp liên kết đào tạo với các trường, còn về học sinh chính quy thì số lượng học sinh nhập học đang dần tăng lên, điều này đúng với phương hướng phát triển của nhà trường là tăng cường đào tạo nhân lực có trình độ cao đẳng. Học sinh trung cấp giảm rõ rệt theo các năm nhưng đó cũng là thực trạng chung của các trường cao đẳng trong cả nước, khi mà các trường đại học được thành lập quá nhiều và cơ chế tuyển sinh cũng quá dễ dàng dẫn đến sự khó khăn trong công tác tuyển sinh của các trường cao đẳng nói chung và trường cao đẳng về lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp nói riêng. Tuy vậy xét các trường cao đẳng trong cả nước về mảng nông lâm ngư nghiệp thì trường Cao đẳng Nông Lâm Thanh Hóa vẫn đứng trong top đầu về tuyển sinh.

3.7.1.2. Loại hình đào tạo

Trường Cao đẳng Nông Lâm Thanh Hoá hiện đang tuyển sinh đào tạo các ngành, trình độ đào tạo như sau:

- Trình độ cao đẳng: gồm 3 ngành (từ năm học 2015 - 2016) + Ngành Khoa học cây trồng;

+ Ngành Lâm nghiệp; + Ngành Dịch vụ thú y.

- Trình độ Trung cấp chuyên nghiệp: gồm 5 ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nhân lực cho trường cao đẳng nông lâm thanh hóa (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)