Nâng cao năng lực nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nhân lực cho trường cao đẳng nông lâm thanh hóa (Trang 53 - 67)

4.1.3.1. Các giải pháp nâng cao năng lực nhân lực của trường thời gian qua

Theo khoản e điều 77 luật giáo dục năm 2005 quy định rõ " Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với nhà giáo giảng dạy cao đẳng, đại học; có bằng thạc sĩ trở lên đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận văn thạc sĩ; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận án tiến sĩ". Để thực hiện đúng theo quy định của pháp luật nhà trường đã xây dựng lộ trình để chuẩn hóa đội ngũ giảng viên tạo điều kiện cho giảng viên đi học tập và nâng cao trình độ năng lực cả về chuyên môn, năng lực giảng dạy, năng lực nghiên cứu khoa và các năng lực khác.

a. Nâng cao năng lực chuyên môn

Năng lực chuyên môn là những kiến thức, kỹ năng, khả năng và hành vi thuộc lĩnh vực chuyên môn hoặc mang tính đặc thù cho vị trí công việc hoặc bộ phận mà cá nhân cần có để có thể đảm nhận vị trí công việc đó.

Đối với từng khoa/ngành cụ thể, nhà trường đã tạo điều kiện để cán bộ được đi học nâng cao chuyên môn, cụ thể là từ cử nhân lên thạc sỹ, từ thạc sỹ lên tiến sỹ. Trong năm học 2015 - 2016, nhà trường đã có thêm 11 giảng viên hoàn thành Cao học và 01 lãnh đạo đang học lên Tiến sỹ. Hầu hết ở các khoa, số lượng Thạc sỹ hiện nay đang chiếm ưu thể, phấn đấu 100% giảng viên có trình độ Thạc sỹ trở lên.

giảng viên, cán bộ được tham gia các lớp tập huấn chuyên đê, bồi dưỡng thường xuyên nhằm nâng cao kỹ năng như đối thoại, phỏng vấn, lắng nghe, thuyết trình….và tăng cường thêm kiến thức về các lĩnh vực kinh tế, luật pháp, quản lý xã hội hay tin học và ngoại ngữ. Từ đó phục vụ cho công tác giảng dạy đạt hiệu quả cao, tạo hứng thú cho học sinh, sinh viên.

Ngoài ra, nhà trường tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, máy tính, mạng Internet để đội ngũ giảng viên, cán bộ cập nhật thông tin, nắm bắt những biến đổi lớn của môi trường bên ngoài có thể tác động đến sự hoạt động của giáo dục về các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế và quốc tế, các đường lối, chính sách mới của Đảng và chính phủ Việt Nam về kinh tế và xã hội, về giáo dục...

b. Nâng cao năng lực giảng dạy, nghiên cứu

Để nâng cao năng lực giảng dạy, nghiên cứu của đội ngũ giảng viên, nhà trường đã có nhiều hoạt động và chính sách phù hợp để tạo cơ hội, khuyến khích đội ngũ giảng viên trong việc học tập kinh nghiệm giảng dạy, đổi mới phương pháp giảng dạy mới hay cả tác phong sư phạm khi giao tiếp với sinh viên...

Một hoạt động được tiến hành thường xuyên nhất đó là hoạt động dự giờ, thông thường với mỗi giảng viên trước khi được phân giao lên lớp một môn học mới, khoa, bộ môn đều sắp xếp lịch thông qua bài cho các giảng viên này, nhờ đó nắm được những thiếu sót của mỗi người, và cũng thông qua đó, mỗi giảng viên đều học hỏi được kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm, tác phong sư phạm của đồng nghiệp mình, sau đó khoa sẽ tiếp tục dự giờ trên lớp 1- 2 tiết để đóng góp, bổ sung thêm cho mỗi tiết giảng được hoàn thiện hơn. Vào dịp lễ quan trọng chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 nhà trường đều mở các hội thi giờ giảng tốt để cho giảng viên toàn trường, sau hội thi đều có buổi tổng kết, khen thưởng động viên cho các cá nhân có thành tích cao trong tiết giảng.

Ngoài ra, theo hoạt động chung của các trường Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp thì hàng năm, Nhà trường đều mở hội thi giáo viên dạy giỏi từ cấp khoa, cấp trường để tạo cơ hội cho các giảng viên được học tập kinh nghiệm giảng dạy lẫn nhau, nhất là các giảng viên trẻ. Đây thực sự là một hoạt động hữu ích giúp các giảng viên say mê hơn trong việc đổi mới phương pháp dạy học cũng như sử dụng các phương tiện dạy học khoa học nhằm đạt được hiệu quả cao nhất cho giờ học. Qua đó, trường cũng cử giảng viên tham gia hội thi giảng viên giỏi của tỉnh Thanh Hóa, và gần đây nhất vào năm học 2014

- 2015 Nhà trường cử 4 giáo viên tham dự thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Kết quả 4 giáo viên đạt giải nhất trong đó có 2 giáo viên được tham gia thi giáo viên dạy giỏi toàn quốc.

Nhà trường luôn khuyến khích giảng viên có những sáng kiến đổi mới trong giảng dạy thể hiện ở việc áp dụng các kỹ năng giảng dạy mới, sử dụng các phương pháp kiếm tra đánh giá mới phù hợp với trình độ của sinh viên. Trong giai đoạn 2014 – 2016, nhà trường đã có 4 sáng kiến kinh nghiệm được thông qua tại cấp trường ở các ngành kinh tế, trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi. Đây là những tín hiệu đáng mừng trong việc phát triển chất lượng nhân lực của trường.

Chất lượng giảng dạy của giảng viên cũng được nâng cao thông qua việc giảng viên đầu tư thời gian, trí tuệ, bằng những phương pháp khác nhau nhằm thiết kế và trình bày bài giảng phù hợp với trình độ kiến thức của của sinh viên cho mỗi môn học. Cung cấp cho sinh viên kiến thức mới, cập nhật. Tạo điều kiện, giúp sinh viên phát triển tính sáng tạo, tư duy phê phán, khả năng độc lập nghiên cứu và giải quyết vấn đề.

Đối với hoạt động nghiên cứu, mỗi cán bộ, giảng viên đều cần phải thấy đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực của mình. Nghiên cứu khoa học là yêu cầu bắt buộc đối với giảng viên, đây được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường. Mỗi cán bộ giảng viên phải tham gia nghiên cứu khoa học để không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn của mình. Vì vậy số đề tài khoa học được nghiên cứu ngày càng nhiều. Nếu như giai đoạn 2010 – 2014, chỉ có 2 nghiên cứu khoa học được thực hiện thì trong giai đoạn 2014 – 2016 đã có 6 công trình nghiên cứu đã được Hội đồng khoa học của nhà trường thông qua và hiện có 02 công trình đang phát triển lên quy mô cấp ngành.

Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn một số cán bộ giảng viên lúng túng về phương pháp và năng lực nghiên cứu khoa học còn yếu. Thực trạng này gặp ở các giảng viên độ tuổi trên 50 và dưới 30. Điều này hoàn toàn có thể giải thích được khi ở độ tuổi trên 50, giảng viên ít hứng thú cho công tác nghiên cứu. Đối với độ tuổi dưới 30 là những sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm thực tế, đồng thời là những đối tượng mới lập gia đình, hay đang nuôi con nhỏ chưa có thời gian đầu tư nghiên cứu.

4.1.3.2. Kết quả nâng cao năng lực nhân lực

a. Năng lực chuyên môn

Trình độ chuyên môn của cán bộ, giảng viên trường Cao đẳng vừa là yếu tố phản ánh khả năng trí tuệ vừa là điều kiện cần thiết để thực hiện giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Trình độ của cán bộ, giảng viên cũng phản ánh tiềm lực trí tuệ của trường, là điều kiện tiên quyết đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nhà trường, là tiêu chí của đội ngũ cán bộ giảng viên của một trường cao đẳng.

Quan điểm của nhà trường trong việc đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ giảng viên được thể hiện rất rõ trong mục tiêu tổng quát của nhà trường giai doạn 2015- 2020 và tầm nhìn 2025: “ Tập trung mọi nguồn lực xây dựng, đào tạo bồi dưỡng cán bộ giảng viên có trình độ chuyên môn cao”.

Bảng 4.3. Trình độ bằng cấp, học hàm học vị của cán bộ viên chức Trường CĐ NL Thanh Hóa giai đoạn 2014-2016

Diễn giải

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh SL TL SL TL SL TL (2015 - % 2014) % (2015 - 2016) Bình quân Sơ cấp 4 5.26 4 4.8 4 4.89 -0.46 0.09 1 Trung cấp 2 2.63 2 2.38 2 2.44 -0.25 0.06 1 Cao đẳng 3 3.95 2 2.38 1 1.22 -1.57 -1.16 0.58 Đại học 51 67.12 46 54.76 31 37.8 -12.36 -16.96 0.78 Thạc sĩ 16 21.05 30 35.71 43 52.4 14.66 16.73 1.64 Tiến sĩ 0 0 0 0 1 1.22 0 1.22 - Tổng 76 100 84 100 82 100

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính, Trường CĐ NL Thanh Hóa (2017) Để đáp ứng nhu cầu phát triển, Trường luôn quan tâm đến việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, chủ trương kế thừa và từng bước trẻ hoá đội ngũ. Số cán bộ có trình độ thạc sĩ ngày càng cao năm 2016 đã tăng lên 43 từ 16 thạc sỹ năm 2014, một số giảng viên đã tiến dần đến trình độ tiến sĩ. Trường cũng đã tăng cường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý và đội ngũ giảng viên đủ năng lực, đáp ứng chất lượng đào tạo; khuyến khích và có chính sách hỗ trợ giảng viên và các cán bộ quản lý nâng cao trình độ.

tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, đã khắc phục nhiều khó khăn, tận dụng các điều kiện thuận lợi, mạnh dạn đầu tư từ nhiều nguồn để cử giảng viên đi học tập nâng cao trình độ, chuẩn bị cho chiến lược phát triển Nhà trường. Mặt khác, khuyến khích động viên mọi cán bộ, giảng viên vừa tham giá công tác vừa chủ động tích cực học tập tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. Đối với những giảng viên đi học cao học và nghiên cứu sinh đều được Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi về thời gian.

Trong 3 năm qua, số lượng giảng viên và cả nhân viên tham gia đi học liên tục tăng cao nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy của nhà trường. Hiện nay 100% số lượng giảng viên nhà trường đã và đang học thạc sỹ và tiến sỹ do vậy đến năm 2016 đã không còn ai đi học thạc sỹ nữa. Cũng là do chính sách của nhà trường, hỗ trợ về thời gian cho cán bộ, giảng viên đi học, tránh trường hợp đi học nhiều cùng 1 lúc sẽ gây thiếu giảng viên tạm thời và gây khó khăn cho công tác giảng dạy.

Bảng 4.4. Nâng cao trình độ chuyên môn nhân lực trường Cao đẳng Nông Lâm Thanh Hóa giai đoạn 2014 - 2016

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số người trúng tuyển trình độ thạc sĩ 11 12 0

Số người trúng tuyển trình độ tiến sĩ 0 1 0

Số người đang học trình độ thạc sĩ 20 23 12

Số người đang học trình độ tiến sĩ 0 1 1

Số người tốt nghiệp thạc sĩ 9 2 11

Số người tốt nghiệp tiến sĩ 0 0 0

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính, Trường CĐ NL Thanh Hóa (2016) Đối với trình độ tin học, ngoại ngữ, cán bộ giảng viên khi được tuyển dụng vào làm việc tại nhà trường phải có bằng ngoại ngữ ít nhất là ở trình độ B, và sử dụng thành thạo tin học.

Trình độ sử dụng tin học văn phòng chiếm tỷ lệ tương đối vì Trường đã áp dụng tin học hoá, sử dụng phần mềm vào trong công việc. Trung tâm tin học của trường luôn có các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ viên chức trong trường tham gia để nâng cao trình độ tin học trong công việc và trong đời sống.

Bảng 4.5. Trình độ ngoại ngữ và tin học của các cán bộ viên chức Trường CĐ NL Thanh Hóa tính đến ngày 31/12/2016

Diễn giải CB quản lý (n1 = 22) Giảng viên (n2 = 38) CB nghiệp vụ, NV (n3 = 22) SL (người) TL (%) SL (người) TL (%) SL (người) TL (%) I. Trình độ ngoại ngữ Biết 22 100 38 100 15 68.2 Trình độ B1 22 100 35 92.1 3 13.6 II. Trình độ tin học Biết 22 100 38 100 20 90.9 Trình độ B 22 100 38 100 7 31.8

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính, Trường CĐ NL Thanh Hóa (2016) Tuy nhiên, bảng thống kê trên về tin học chỉ xét đến khả năng sử dụng máy tính trong công việc còn khả năng sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học cơ bản và các phần mềm chuyên ngành hiện nay thì chưa được thống kê cụ thể. Nhìn chung, tỷ lệ đạt chứng chỉ ngoại ngữ và tin học ở trên khá cao vì đây chỉ là trình độ cơ bản. Chúng ta đều biết rằng mức độ thành thạo ngoại ngữ và tin học có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nghiên cứu khoa học, tham khảo tài liệu và thiết kế bài giảng cũng như thiết kế các công việc quản lý của cán bộ viên chức trong nhà trường. Thêm vào đó, với xu hướng mở rộng quan hệ , hợp tác quốc tế, nhà trường cần thêm rất nhiều cán bộ viên chức có khả năng tiếng Anh thành thạo, để có thể sử dụng giảng dạy bằng tiếng Anh, giao tiếp nghiên cứu bằng tiếng Anh. Do đó, nâng cao khả năng ngoại ngữ và tin học cho đội ngũ cán bộ, giảng viên là một việc làm cần thiết và thường xuyên.

Thực trạng trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức nhà trường như đã phân tích ở trên đã phản ánh phần nào năng lực chuyên môn của các đội ngũ này. Để chính xác hơn, tác giả đã tiến hành lập phiếu điều tra khảo sát với các đối tượng là cán bộ quản lý, đội ngũ giảng viên và nhân viên phục vụ để họ tự đánh giá về năng lực chuyên môn của mình.

Bảng 4.6. Tổng hợp kết quả đánh giá về năng lực chuyên môn của cán bộ nhân viên Trường Cao đẳng Nông Lâm Thanh Hóa (n=82)

Nội dung đánh giá

Số người đánh giá theo thang điểm Likert

Điểm Bình quân

1 2 3 4 5

1. Có khả năng giảng dạy một số môn bắt buộc hoặc thực hiện công việc

được giao có hiệu quả - 4 24 42 12 3.76

2. Nắm vững nội dung, chương trình, phương pháp đặc trưng các môn học

hoặc cách thức thực hiện công việc. - 6 25 37 14 3.72

3. Có hiểu biết tình hình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, cộng

đồng và quốc gia. - 23 30 24 5 3.13

4. Có khả năng sử dụng thành thạo

máy vi tính. 2 8 27 25 20 3.65

5. Biết một loại ngoại ngữ 20 17 26 14 5 2.60

6. Có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để

nâng cao trình độ. - 2 14 42 24 4.07

Nguồn: Tổng hợp Phiếu điều tra (2017) Nhận xét: Qua bảng tổng hợp trên ta thấy năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ viên chức, nhân viên được đánh giá như sau:

+ Với các nội dung: “Có khả năng giảng dạy một số môn bắt buộc hoặc thực hiện công việc được giao”, “Nắm vững nôi dung, chương trình, phương pháp đặc trưng các môn học hoặc cách thức thực hiện công việc”, “có khả năng sử dụng thành thạo máy vi tính” và “Ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ” được đánh giá cao với giá trị trung bình xấp xỉ hoặc bằng 4.0.

+Với các nội dung: “Có hiểu biết tình hình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, cộng đồng và quốc gia” chưa được đối tượng nghiên cứu chú trọng, với

điểm trung bình đánh giá là 3.13.

+ Đặc biệt “Biết một loại ngoại ngữ” với điểm trung bình đánh giá là 2.60. Điều này là phù hợp với bảng số liệu 4.5 về thống kê trình độ tin học ngoại ngữ của cán bộ thông qua báo cáo của phòng Tổ chức – Hành chính nhà trường.

- Đối với cán bộ quản lý: Việc sử dụng ngoại ngữ hạn chế ảnh hưởng đến công tác triển khai thực hiện giao lưu hợp tác quốc tế, khó khăn trong việc thu hút các đối tác nước ngoài.

- Đối với giảng viên: Điều này ảnh hưởng đến chất lượng bài giảng do giảng viên cập nhật các thông tin, kiến thức mới do hạn chế trong việc đọc, dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nhân lực cho trường cao đẳng nông lâm thanh hóa (Trang 53 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)