Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nhân lực cho trường cao đẳng nông lâm thanh hóa (Trang 46 - 48)

3.2.3.1. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh tế, phương pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phải đồng nhất cả về thời gian và không gian. Tùy theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể sử dụng số tuyệt đối hoặc tương đối hoặc số bình quân. Trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp:

a) So sánh số tuyệt đối

- Là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và số liệu của kỳ trước hoặc kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đối giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ trước và kỳ gốc để tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi đó, từ đó đưa ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.

Phương pháp trên có thể áp dụng để tính lượng tăng, giảm số lượng giảng viên và cán bộ quản lý ở năm sau so với năm trước và ở năm hiện tại 2016 với năm gốc chọn để so sánh là 2014.

b) So sánh số tương đối:

- Tỷ trọng: Được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra cá biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

Chỉ tiêu này sử dụng trong việc đánh giá chất lượng, trình độ của đội ngũ nhân lực và sự biến động chỉ tiêu này.

- Tốc độ phát triển liên hoàn: Biểu hiện sự biến động về mặt tỷ lệ của hiện tượng nghiên cứu qua hai thời kỳ liên tiếp nhau.

3.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê là một hệ thống các phương pháp (thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu và tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu) nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định.

Thống kê mô tả (Descriptive statistics): là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.

Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả áp dụng kỹ thuật thang đo không so sánh, cụ thể là thang điểm Likert để đánh giá mức độ hài lòng của đối tượng điều tra về các chính sách quản lý, năng lực tài chính,... mà trường đã xây dựng trong giai đoạn 2014 - 2016, từ đó tìm ra giải pháp phù hợp cho phát triển nhân lực.

Thang điểm Likert là một dạng thang đánh giá được sử dụng khá phổ biến trong nghiên cứu marketing. Theo thang đo này, những người trả lời những đề nghị được trình bày theo một dãy các khoản mục liên quan thông qua 5 mức độ:

1 - Rất (không tốt), không đồng ý 2 - Không (tốt), Không đồng ý

3 - Bình thường 4 - Tốt, (Đồng ý)

5 - Rất (tốt), đồng ý

Tx = Giá trị max - giá trị min = 5 – 1 = 0,8

N 5

Tức là:

1 - Rất không tốt/không đồng ý: Điểm trung bình từ 1,00 đến 1,8 2 - Không tốt/không đồng ý: Điểm trung bình từ 1,81 đến 2,6

3 - Bình thường: Điểm trung bình từ 2,61 đến 3,4

4 - Tốt/Đồng ý: Điểm trung bình từ 3,41 đến 4,2

5 - Rất tốt/rất đồng ý: Điểm trung bình từ 4,21 đến 5,0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nhân lực cho trường cao đẳng nông lâm thanh hóa (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)