Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống cơ sở đào tạo đạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nhân lực cho trường cao đẳng nông lâm thanh hóa (Trang 29 - 31)

đại học, cao đẳng của một số nước trên thế giới

2.2.1.1. Mỹ

Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới và cũng là quốc gia có nền khoa học - công nghệ tiên tiến nhất. Bởi lẽ Mỹ đã trải qua hơn 200 năm phát triển với triết lý thực dụng và phương châm “nguồn nhân lực là trung tâm của mọi phát triển”.

Mỹ đã đưa ra chiến lược xây dựng nhân lực với hai hướng chủ lực: tập trung cho đầu tư giáo dục - đào tạo và thu hút nhân tài. Về phát triển giáo dục - đào tạo: Mỹ được xem là quốc gia không thành công trong giáo dục phổ thông nhưng lại là một điển hình cần được nhân rộng trong giáo dục đại học.

Trong hệ thống giáo dục của Mỹ, nền giáo dục sau trung học hay còn được gọi là giáo dục bậc cao được đào tạo tại các trường với 3 loại chính là: Cao đẳng cộng đồng, các trường nhân văn được gọi là Liberal arts college và các trường Đại học.

Với các trường cao đẳng cộng đồng thường trải qua 2 năm đào tạo nhưng cũng có thể không tuân theo như vậy. Những trường này sẽ không có tuyển sinh đầu vào khắt khe và có mức học phí thấp hơn nhiều so với các trường Đại học công lập hoặc trường tư.

Sinh viên sau 2 năm đào tạo có thể theo học lên các trường Đại học để lấy bằng cử nhân. Những trường này ngoài việc đào tạo học sinh THPT và chuyển tiếp lên Đại học mà còn đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của người dân. Đây là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng và cải thiện trình độ, kỹ năng cho người lao động phục vụ nhu cầu việc làm của các địa phương (Martin Hillb, 2003)

2.2.1.2. Hà Lan

Hà Lan có diện tích rất nhỏ trên bản đồ thế giới nhưng lại được coi là một trong những nước giàu có nhất Châu Âu. Giáo dục Hà Lan rất đa dạng.

Học tiểu học ở Hà Lan phải mất 7 năm, bao gồm khoảng thời gian theo học mẫu giáo. Sau khi kết thúc 7 năm, học sinh sẽ chỉ kiểm tra các môn mình đã học và dựa vào kết quả kiểm tra mà quyết định chọn một trường trung học thích hợp.

Hệ thông giáo dục ở Hà Lan rất phát triển do có sự phân luồng sớm trong giao dục. Bậc tiểu học bắt buộc gồm 8 lớp với độ tuổi từ 4 đến 16. Từ năm lớp 9 học sinh sẽ được phân luồng theo kết quả thi năng khiếu và ý kiến của phụ huynh, giáo viên trong năm học lớp 8. Học sinh được toàn quyền lựa chon một trong ba luồng và có thể chuyển luồng để tiếp tục đào tạo nếu có nguyện vọng:

- Luồng 1 - "VMBO" ngang bằng với hệ sơ cấp chuyên nghiệp tại Việt Nam, được chia làm 4 cấp lớp. Sau đào tạo có thể học trung cấp nghề. Khi đã có bằng này thì có thể vào các trường Đại học được gọi là các trường khoa học ứng dụng.

- Luồng 2 - "HAVO" tương đương hệ cao đẳng được phân thành 5 lớp. Sau đào tạo có thể học tại các trường đại học. Tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân.

- Luồng 3 - "VWO" tương đương hệ dự bị đại học phân làm 6 lớp và bố trí cho học sinh sau đào tạo được theo học tại các trường Đại học nghiên cứu.

Lý giải điều này là bởi hệ thống giáo dục Hà Lan với cấu trúc phân biệt nhiệm vụ rõ ràng giữa các loại hình đào tạo nhằm đáp ứng sự đa dạng trong nhu cầu xã hội đồng thời tập trung vào nguồn lực vào mục tiêu mong muốn (Martin Hillb, 2003).

Đội ngũ giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng tại Mỹ và Hà Lan được đầu tư phát triển. Với việc lấy chất lượng giảng dạy làm nền tảng, các trường đại học, cao đẳng luôn tạo điều kiện để giảng viên được nghiên cứu, sáng tạo nâng cao trình độ chuyên môn. Đồng thời cơ sở vật chất, giáo cụ, thiết bị hỗ trợ giảng dạy được đầu tư giúp cho việc phát triển nhân lực tại cơ sở đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nhân lực cho trường cao đẳng nông lâm thanh hóa (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)