Kinh nghiệm phát triển nhân lực trong hệ thống cơ sở đào tạo đại học,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nhân lực cho trường cao đẳng nông lâm thanh hóa (Trang 31 - 34)

cao đẳng ở Việt Nam

2.2.2.1. Trường đại học quốc gia Hà Nội

Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lí trường Đại học Quốc gia Hà Nội đạt chuẩn quốc tế vừa là mục tiêu, vừa là động lực và được coi là một trong các yếu tố quan trọng nhất để xây dựng và phát triển các khoa, trường đại học, viện nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế. Căn cứ ở chức năng, nhiệm vụ và bề dày truyền thống, Đại học Quốc gia Hà Nội có những quy định về tiêu chuẩn giảng viên, cán bộ quản lí đạt chuẩn quốc tế.

Trong Điều lệ Trường đại học ban hành kèm theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ, ngoài quy định về phẩm chất, sức khỏe và lí lịch, giảng viên đại học phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, có bằng thạc sĩ trở lên đối với giảng viên giảng dạy các môn lý thuyết của chương trình đào tạo đại học; có bằng tiến sĩ đối với giảng viên giảng dạy và hướng dẫn chuyên đề, luận văn, luận án trong các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ; có trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu công việc. Tiêu chuẩn giảng viên, cán bộ quản lí theo yêu cầu nhiệm vụ chiến lược của Đại học Quốc gia Hà Nội được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn của Nhà nước. Với kì vọng giảng viên, cán bộ quản lí phải tương đương với giảng viên, cán bộ quản lí ở các đại học tiên tiến trên thế giới, trường yêu cầu cao đối với giảng viên giảng dạy chuyên môn, giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh, hoặc ngoại ngữ khác.

Hiện nay, ở trường Đại học Quốc gia Hà Nội, đội ngũ giảng viên khá mạnh, họ vừa có chuyên môn sâu, phương pháp giảng dạy tốt, nhiều kinh nghiệm, nhất là những thầy cô đã có tuổi, tuy nhiên đội ngũ này lại không giỏi đủ 4 kỹ năng ngoại ngữ sẽ gặp khó khăn khi phải giảng bài bằng tiếng Anh. Bên cạnh đó hiện nay có một đội ngũ hùng hậu các giảng viên trẻ được đào tạo bậc tiến sĩ ở nước ngoài hoặc ở ngay trong Đại học Quốc gia Hà Nội, họ có trình độ chuyên môn sâu, giỏi ngoại ngữ, nhưng chưa “điêu luyện” trong giảng dạy - có nghĩa là còn ít kinh nghiệm giảng dạy, hay phương pháp giảng dạy chưa được khẳng định. Các giảng viên trẻ phải phấn đấu ở nhiều mặt mới đáp ứng yêu cầu của nhà trường.

Để có thể làm được như vậy thì việc đầu tiên là Đại học Quốc gia Hà Nội phải rà soát lại toàn bộ đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lí của Đại học Quốc gia Hà Nội. Sau đó, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng với các đơn vị có kế hoạch, đầu tư, bồi dưỡng cho đạt chuẩn. Sau đó phải giảm tỉ lệ sinh viên/giảng viên tiến tới chuẩn của các trường đại học mạnh trên thế giới. Với tỉ lệ sinh viên/giảng viên thấp, giảng viên sẽ có điều kiện nghiên cứu và hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học một cách chuyên nghiệp hơn. Điều đó giải thích tại sao lâu nay chủ trương của lãnh đạo trường không tăng quy mô đào tạo - ổn định quy mô đào tạo đại học bậc chính quy, giảm quy mô đào tạo đại học bậc không chính quy và tăng quy mô đào tạo bậc sau đại học. Tiếp theo nhà trường có chính sách tốt để thu hút giảng viên từ bên ngoài, tuyển chọn và tạo điều kiện cho những người tốt nghiệp sau đại học ở trong và ngoài nước đạt loại giỏi.

Cuối cùng cần có chính sách để giữ được những sinh viên giỏi, học viên cao học giỏi ở lại trường để đào tạo lên tiến sĩ, giữ được tiến sĩ giỏi để làm cán bộ giảng dạy, nghiên cứu và quản lý. Đối với những giảng viên nước ngoài, bước đầu cần sử dụng hình thức kết hợp do sự bàn bạc thống nhất giữa hai bên: giảng viên Việt Nam giảng dạy, giảng viên nước ngoài ôn luyện, tổ chức thi cho sinh viên để đánh giá so sánh kết quả đào tạo với sinh viên nước ngoài hoặc ngược lại.

Tuy nhiên, hiện nay ở trường Đại học Quốc gia Hà Nội lương giảng viên trả theo quy định của Nhà nước. Để thu hút Trường đã có những cách khác như tạo điều kiện cho giảng viên có nhiều cơ hội tham gia nghiên cứu khoa học mức độ cao và tiên tiến. Như vậy thu nhập của giảng viên sẽ được cải thiện bằng chính hoạt động nghiên cứu khoa học của mình (Phan Thủy Chi, 2008).

2.2.2.2. Trường cao đẳng giao thông vận tải II

Trường cao đẳng giao thông vận tải II được thành lập từ năm 1976, với tên trường Trung học Giao thông vận tải V. Sau 3 lần đổi tên, chuyển địa điểm, tháng 11 năm 2000, từ trường Trung học giao tông vận tải khu vực II nâng cấp thành trường cao đẳng Giao thông vận tải II.

Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, Nhà trường đã đào tạo, bồi dưỡng cho ngành Giao thông vận tải và xã hội gần 35.000 cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và công nhân đang có mặt trên khắp mọi miền Tổ quốc. Uy tín và thương hiệu của Nhà trường đối với xã hội và doanh nghiệp sử dụng lao động đã được khẳng định, và ngày một nâng cao. Hiện nay, Trường là một trong những trung tâm lớn về đào tạo, nghiên cứu khoa học phục vụ cho ngành Giao thông vận tải cả nước và phục vụ kinh tế - xã hội của khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.

Để đáp ứng được mục tiêu đào tạo của nhà trường, những năm qua, nhân lực nhà trường không ngừng phát triển trình độ chuyên môn, nghiệp vụ mà trước hết thể hiện qua trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và cử cán bộ quản lý, giảng viên đi học nâng cao trình độ (cao học, nghiên cứu sinh). Đối với nhà trường, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục được tuyển vào trường, yêu cầu về trình độ học vấn từ đại học chính quy trở lên, với quy định đó và cùng với nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tạo điều kiện chất lượng giảng dạy và quản lý ngày càng được nâng cao, góp phần hoàn thành nhiệm vụ của nhà trường trong những năm qua. Thực trạng về phát triển trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhà trường năm 2010 so với năm 2008 tăng và chủ yếu là tăng ở đội ngũ giảng viên; nhưng xét về nâng cao trình độ thạc sỹ thì tăng chậm về quy mô và số giảng viên đi nghiên cứu sinh cũng có tăng nhưng chậm. Số cán bộ quản lý, giảng viên tham gia học cao học tăng, Điều này cho thấy những năm gần đây nhà trường đã quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực để phù hợp với sự phát triển cửa trường mở rộng quy mô đào tạo và chuẩn bị nâng cấp lên đại học nhưng số lượng giảng viên học sau đại học bổ sung chưa theo kịp quy mô đào tạo nên có ảnh hưởng nhất định đến tiến độ phát triển chung của nhà trường.

Căn cứ chiến lược phát triển của trường Cao đẳng Giao thông vận tải II sẽ nâng cấp lên đại học trong thời gian sắp tới, cần có những giải pháp cấn thiết. Đầu tiên là bổ sung nguồn nhân lực theo cơ cấu đào tạo, nguồn từ sinh viên tốt nghiệp đại học khá, giỏi đúng ngành đào tạo từ các trường đại học; tăng số lượng

giảng viên kiêm nhiệm trên cơ sở xem xét về trình độ tốt nghiệp đại học trung bình - khá, chính quy các trường đại học công lập và phải hoàn thành chương trình đào tạo thạc sỹ đúng ngành đào tạo của nhà trường nhằm đáp ứng được cơ cấu ngành đào tạo của nhà trường. Sau đó nhà trường cần theo dõi cơ cấu độ tuổi của giảng viên, cán bộ quản lý gắn với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chuyên ngành đào tạo đáp ứng sự phát triển của nhà trường. Tiếp theo cần phải hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học, hỗ trợ cho công tác giảng dạy đồng thời tạo điều kiện để giảng viên nghiên cứu khoa học. Cuối cùng cần tạo môi trường làm việc có văn hóa, đoàn kết, thống nhất trong đội ngũ cán bộ, hỗ trợ nhau trong công tác cũng như trong cuộc sống, giúp hoàn thiện phát triển năng lực cá nhân cũng như của tổ chức (Ngô Văn Nam, 2011).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nhân lực cho trường cao đẳng nông lâm thanh hóa (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)