Đánh giá chung về thực trạng phát triển nhân lực của trường Cao đẳng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nhân lực cho trường cao đẳng nông lâm thanh hóa (Trang 75 - 76)

đẳng Nông Lâm Thanh Hóa

4.1.6.1. Ưu điểm

- Hiện nay, nhà trường đã có đội ngũ giảng viên và cán bộ với tỷ lệ tương đối phù hợp theo hướng 3 giảng viên/ 1 cán bộ phòng ban. Cụ thể nhà trường có 48 cán bộ giảng dạy và 22 cán bộ kiêm nhiệm và 22 cán bộ phòng ban.

- Cán bộ quản lý và giảng viên đa số là trẻ, nhiệt tình với công việc, được đào tạo cơ bản, biết ngoại ngữ, tin học và có tỷ lệ thạc sĩ rất lớn, con số này sẽ lơn hon nữa vào năm sau khi mà các giảng viên trẻ đang học thạc sĩ nhiều và sẽ tốt nghiệp trong thời gian tới.

- Cơ sở vật chất nhà trường đang được đầu tư rất mạnh mẽ để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của học tập và giảng dạy. Nhà trường được trang bị wifi, âm thanh, ánh sáng... để phục vụ nghiên cứu tài liệu tốt hơn.

- Thư viện có đủ các loại sách báo, tạp chí, sách giáo khoa, máy tính để phục vụ học tập và nghiên cứu khoa học.

4.1.6.2. Hạn chế và nguyên nhân

a. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả trên, từ thực trạng về nhân lực của trường Cao đẳng Nông Lâm Thanh Hóa hiện nay vẫn còn tồn đọng một số hạn chế sau:

- Thứ nhất, trong nội dung đào tạo, bồi dưỡng với giảng viên chủ yếu tập trung vào nâng cao trình độ chuyên môn nhưng chỉ về phương diện lý thuyết chưa chú trọng đến bồi dưỡng kiến thức thực tiễn của giảng viên. Do đó có rất nhiều giảng viên (chủ yếu là giảng viên trẻ, mới tuyển dụng) trong công tác giảng dạy không gắn kết được lý thuyết với thực hành. Trình độ ngoại ngữ nhất là tiếng Anh của nhiều viên chức chưa đáp ứng yêu cầu của Nhà trường trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập giáo dục đại học khu vực và quốc tế.

- Thứ hai, chế độ đãi ngộ và sử dụng với những người đi học tập nâng cao trình độ chưa thoả đáng như chế độ lương thưởng, phụ cấp, môi trường làm việc....

- Thứ ba, Quy mô, chất lượng của giảng viên chưa được đồng đều giữa các khoa. Cơ cấu cán bộ giảng viên hiện nay ở trường cũng chưa đồng đều như Khoa Chăn nuôi thú y hiện đang thiếu giảng viên còn khoa kinh tế và Lâm nghiệp lại thừa. Tỷ lệ giảng viên trình độ tiến sĩ quá thấp chưa đạt yêu cầu về số lượng và chất lượng so với quy định.

- Thứ tư, số lượng giảng viên, cán bộ quản lý tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học cấp trường, tỉnh, nhà nước còn ít và chưa có đề tài nào có hiệu quả ứng dụng cao. Chưa có đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước nào được nghiên cứu....

- Thứ năm, công tác đánh giá kiểm định chất lượng chưa được thực hiện nghiêm túc, khách quan. Công tác kiểm định còn chưa nghiêm ngặt, chưa đạt được kết quả chính xác, còn hời hợt trong việc kiểm tra.

b. Nguyên nhân

- Một là, do sự thiếu hụt về đội ngũ giảng dạy cho nên toàn bộ đội ngũ giảng viên, kể cả lãnh đạo khoa, bộ môn đều phải tập trung phần lớn thời gian cho công tác giảng dạy nên có ít thời gian để làm công tác nghiên cứu khoa học, thực hành chuyên môn,… Các đề tài nghiên cứu khoa học chưa có hiệu quả ứng dụng phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội.Số công trình được đăng trên tạp chí quốc tế uy tín còn ít.

- Hai là, Cơ chế, chính sách liên quan đến công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên trong những năm qua chưa đồng bộ, chưa thực sự khuyến khích đội ngũ này đi học nâng cao trình độ.

- Ba là, Công tác tuyển dụng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thiếu giảng viên của trường. Tuyển dụng nhưng chưa tuyển chọn cho phù hợp với cơ cấu của trường. Các giảng viên được tuyển về các khoa còn trẻ, trình độ chưa thể đứng lớp giảng dạy cần có thời gian nghiên cứu.

- Bốn là, Các đội ngũ cán bộ viên chức chưa nhận thức được rõ tầm quan trọng của việc nghiên cứu khoa học, do vậy số lượng giảng viên và cán bộ quản lý tham gia nghiên cứu khoa học còn ít.

- Năm là, Công tác kiểm định chất lượng còn chưa tốt. Do các thành viên trong công tác đánh giá, kiểm định chất lượng còn e ngại, hoặc thiếu sự công bằng trong công tác kiểm định đối với giảng viên, chuyên viên trong trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nhân lực cho trường cao đẳng nông lâm thanh hóa (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)