Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 38)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Kim Sơn là một huyện đồng bằng ven biển, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Ninh Bình. Phía Bắc giáp huyện Yên Mô và huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình; Phía Đông giáp huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định; Phía Tây giáp huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa; Phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ.

Năm 1829 khi thành lập huyện Kim Sơn gồm 7 tổng với 60 ấp, lý, trại, giáp với số ruộng khẩn hoang được 14.620 mẫu chia cho 1.260 dân đinh. Lúc đầu huyện lỵ đóng tại Quy Hậu (nay là xã Hùng Tiến), sau mới chuyển về Phát Diệm - Thị trấn trung tâm của huyện lỵ ngày nay. Huyện Kim Sơn có 27 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 02 thị trấn: Phát Diệm, Bình Minh và 25 xã: Ân Hòa, Chất Bình, Chính Tâm, Cồn Thoi, Định Hóa, Đồng Hướng, Hồi Ninh, Hùng Tiến, Kim Chính, Kim Định, Kim Đông, Kim Hải, Kim Mỹ, Kim Tân, Kim Trung, Lai Thành, Lưu Phương, Như Hòa, Quang Thiện, Tân Thành, Thượng Kiệm, Văn Hải, Xuân Thiện, Yên Lộc, Yên Mật. Tổng số thôn trên địa bàn huyện là 277 thôn (Trần Hồng Quảng, 2015).

3.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng

Kim Sơn nằm trong vùng bờ biển được bồi lắng, có hòn Nẹ chắn phía ngoài làm cho mặt nước bên trong khá yên tĩnh. Vì vậy, vùng bãi bồi Kim Sơn có mức bồi tụ ra biển hàng năm từ 80 đến 100 mét. Huyện Kim Sơn có 15km bờ biển và ba con sông chính là sông Đáy, sông Vạc, sông Càn, ngoài ra còn có các con sông quan trọng khác là sông Yêm bắt đầu chảy từ sông Vạc (Yên Mô) chảy vào sông Cà Mau với chiều dài 4,5km; Sông Ân nối liền sông Đáy với sông Càn chảy vắt ngang qua huyện Kim Sơn, bắt đầu từ Xuân Thiện chảy qua các xã Chính Tâm, Chất Bình, Hồi Ninh, Kim Định, Ân Hòa, chạy song song với Quốc lộ 10 qua thị trấn Phát Diệm đến Lai Thành và một hệ thống các sông nhỏ, kênh mương giữa các làng chảy ra sông Đáy. Hệ thống sông, ngòi này vừa là hệ thống tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vừa là hệ thống giao thông đường thủy quan trọng, vận chuyển hàng hóa ngược xuôi theo sông Vạc lên huyện Yên

Mô, qua sông Đáy sang Nam Định, theo sông Đáy, sông Càn ra biển giao lưu, thông thương hàng hóa với các tỉnh ven biển nước ta và các nước khác. Với vị trí như vậy rất thuận tiện cho việc đưa các sản phẩm của huyện (đặc biệt là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và sản phẩm nông nghiệp) của huyện Kim Sơn đến với các tỉnh, thành phố trong cả nước, xuất khẩu ra nước ngoài và tiếp nhận nguồn nguyên vật liệu (nhất là vật liệu xây dựng) từ các địa phương các về Kim Sơn phục vụ cho các hoạt động kinh tế, xây dựng tạo tính đa dạng của vùng quê ven biển của tỉnh Ninh Bình.

Từ thị trấn Phát Diệm trung tâm của huyện dọc theo Quốc lộ 10 đi tới thành phố Ninh Bình là 30km; Cách thủ đô Hà Nội 120km. Ngược lại, theo Quốc lộ 10 vào thị trấn Nga Sơn huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa là 17km. Từ thị trấn Phát Diệm theo đường ĐT481 đi tới thị trấn Bình Minh và các xã vùng bãi ngang Kim Đông, Kim Hải, Kim Trung là hơn 20km đến vùng bãi bồi ven biển của huyện (Trần Hồng Quảng, 2015).

3.1.1.3. Đất đai

Tổng diện tích tự nhiên của huyện Kim Sơn năm 2015 là 21.571ha, trong đó đất nông nghiệp là 13.401,15ha chiếm 62,22 diện tích đất tự nhiên toàn huyện (Trong đất nông nghiệp diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 9.603,99ha chiếm 71,67%; Đất nuôi trồng thủy, hải sản là 3.107,26ha chiếm 23,18%; Đất lâm nghiệp là 685,51ha chiếm 5,12%; Đất nông nghiệp khác là 4,29ha chiếm 0,03%); Đất phi nông nghiệp là 5.927,09ha; Đất chưa sử dụng là 2.208,8ha; Đất thịt nặng chiếm 70% diện tích đất canh tác của huyện, độ pH trung bình từ 5,0 – 6,0; Độ mặn trung bình từ 0,15 - 0,25%. Huyện Kim Sơn đã cơ bản hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp đến nay ngoài 02 thị trấn không thực hiện dồn điền đổi thửa do đất nông nghiệp gọn, ít và 02 xã không dồn điền đổi thửa do đất nuôi trồng thủy sản, đã có 21 xã thực hiện xong công tác dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp (Chi cục Thống kê, Phòng Tài nguyên và MT huyện Kim Sơn, 2016).

3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên khác

- Đặc điểm về tài nguyên (rừng, biển, động thực vật và khoáng sản): Kim Sơn có vùng đệm khu vực dự trữ sinh quyển Châu thổ sông Hồng với diện tích vùng đệm là 4.854ha (nội địa là 3.454ha; biển là 1.400ha). Diện tích rừng phòng hộ là 685,5ha. Các loài chim, động thực vật đa dạng:

- Động vật: Cò mỏ thìa, ngỗng trời, vịt trời; Thủy hải sản: Tôm, cua, cá biển, trai, sò, ngao; Thảm thực vật: Rong câu.

- Về khoáng sản: Kim Sơn có 6,15ha núi đá tại xã Lai Thành trong đó có 5,55ha thuộc quản lý, sử dụng vào mục đích quốc phòng; 0,6ha có khả năng khai thác và được UBND tỉnh Ninh Bình giao cho hợp tác xã khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng Hợp Thành đang khai thác. Có hai doanh nghiệp khai thác đất sét sản xuất gạch, ngói với tổng diện tích 40ha (tại xã Yên Lộc, Như Hòa và Quang Thiện).

- Tài nguyên nước: Tổng số giếng khoan trên địa bàn huyện là 14.037 chiếc, giếng đào là 8.125 chiếc riêng lẻ ở hộ gia đình ở hầu hết các xã, thị trấn. Có 7 cụm công trình sử dụng nước tập trung sử dụng cho khoảng 3.000 hộ tại các xã, thị trấn: Hùng Tiến, Kim Trung, Văn Hải, Kim Tân, Lai Thành, Yên Lộc, thị trấn Bình Minh và thị trấn Phát Diệm. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh là 90%.

Những đặc điểm về vị trí địa lý, đất đai, khí hậu tài nguyên và nguồn nước của huyện Kim Sơn cho thấy có rất nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp, xây dựng và tiểu thủ công nghiệp (nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ của huyện Kim Sơn đã được xuất khẩu ra các địa phương và các nước khác trên thế giới) là cơ sở cho phát triển kinh tế nông thôn (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kim Sơn, 2014).

3.1.2. Dân số - Lao động

Tổng dân số của huyện năm 2015 là 172.260 người trong đó 94.038 người đang trong độ tuổi lao động (chiếm 55,1% dân số của huyện), là yếu tố thuận lợi để tăng trường và cũng gây ra áp lực không nhỏ trong giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Trong tổng dân số của huyện, người theo đạo Công giáo (Thiên chúa giáo) chiếm 46,7%. Các xã, thị trấn của huyện đều có đồng bào Công giáo sinh sống, số lượng dân theo đạo Công giáo có tỷ lệ lớn nhất là ở các xã: Xuân Thiện là 87,8%, xã Chính Tâm là 82,0% và 06 xã vùng bãi ngang ven biển đặc biệt khó khăn gồm: xã Cồn Thoi có đồng bào theo đạo Công giáo là 91,1%, xã Kim Tân là 78,4%, xã Kim Mỹ là 87,1%, xã Kim Đông là 58,7%, xã Kim Trung là 61,0% và xã Kim Hải là 53,3% (Chi cục Thống kê, Phòng Lao động TB&XH, Phòng Nội vụ huyện Kim Sơn, 2016).

3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 3.1.3.1. Về kinh tế 3.1.3.1. Về kinh tế

- Tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện trong những năm qua tăng trưởng khá, cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, sản lượng, năng suất lúa và thủy hải sản các loại bình quân năm tăng trưởng cao. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh, giá cả thấp và thị trường tiêu thụ khó khăn do đó sản phẩm của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân (Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kim Sơn, 2016).

- Về sản xuất Công nghiệp - Xây dựng - Tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng – tiểu thủ công nghiệp đóng góp hàng năm chủ yếu là sản phẩm thủ công mỹ nghệ hàng cói xuất khẩu và các hàng hóa khác xuất khẩu. Các sản phẩm cói được xuất khẩu sang các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Phillippine; Các nước Châu Âu: Đức, Pháp, Ý, Cộng hòa Séc và mở rộng sang các nước Châu Mỹ. Tuy nhiên, diện tích trồng và sản lượng cói các loại có xu hướng giảm do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm sản xuất từ cây cói gặp nhiều trở ngại do sự cạnh tranh của các sản phẩm khác cùng loại...

- Thương mại, dịch vụ: Hàng hóa trên thị trường đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Các ngành dịch vụ bưu chính viễn thông, vận tải tích cực đầu tư máy móc, hiện đại hóa trang thiết bị, đa dạng hóa các hình thức phục vụ đáp ứng nhu cầu thiết yếu và nâng cao đời sống nhân dân (Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Kim Sơn, 2016).

3.1.3.2. Về văn hóa - xã hội

Lịch sử huyện Kim Sơn là lịch sử của những cuộc chinh phục đất hoang, quai đê lấn biển. Qua 185 năm đã tiến hành 7 lần quai đê lấn biển vào các năm 1899, 1927, 1933-1934, 1945, 1959, 1981, 2005.

Huyện Kim Sơn là vùng đất mở, cư dân xuất xứ từ nhiều vùng nên có bản sắc văn hóa đa dạng, kinh nghiệm sản xuất đa dạng, phong phú. Hiện nay, ở huyện Kim Sơn có các xã là người của 10 tỉnh, 40 huyện và 50 xã đến cư trú lập nghiệp. Người dân Kim Sơn có tính năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, cố kết cộng đồng. Phong trào toàn dân tham gia xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình; Các nhà văn hóa thôn, phố, sân thể thao

phổ thông được đầu tư xây dựng góp phần đáp ứng nhu cầu rèn luyện, phát triển toàn diện cả tinh thần và thể chất của toàn dân. Đời sống của người dân nghèo trên địa bàn huyện được chăn lo. Việc huyện Kim Sơn chú trọng đến công tác an sinh xã hội phát triển các hoạt động văn hóa, nâng cao trình độ dân trí và mức sống cho người dân đã tác động trực tiếp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho địa phương (Phòng Văn hóa Thông tin huyện Kim Sơn, 2016).

Huyện Kim Sơn là quê hương của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đương nhiệm, là một huyện giàu truyền thống văn hóa, hiếu học. Chất lượng giáo dục toàn diện tích tục được nâng lên qua các năm; Số học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng năm sau cao hơn năm trước. Hiện tại, toàn huyện có 53/83 trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia đạt tỷ lệ 62,35%, trong đó có 12/27 trường mầm non, 11/27 trường trung học cơ sở, 29/29 trường tiểu học được công nhận đạt chuẩn Quốc gia cấp độ I, (trong đó có 02 trường Tiểu học được công nhận đạt chuẩn quốc gia cấp độ 2), có 4 trường Trung học phổ thông (có 01 trường đạt chuẩn quốc gia) và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên. Đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới đặt ra. Về phổ cập giáo dục: Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi nhà trẻ đạt 55%; Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi mẫu giáo đạt 97%; Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi bậc Tiểu học và Trung học cơ sở đều đạt 100%. Nguồn lao động có tay nghề, đồng thời việc phát triển các ngành kinh tế trong nông thôn sẽ trở nên thuận lợi hơn trong chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng NTM ở huyện Kim Sơn (Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Lao động TB&XH huyện Kim Sơn).

Trên địa bàn huyện Kim Sơn có 30 cơ sở y tế, trong đó có 01 bệnh viện đa khoa, 02 phòng khám khu vực, 01 Trung tâm y tế và 27 trạm y tế xã và thị trấn với tổng số 280 giường bệnh. Số cán bộ y tế trong toàn huyện năm 2015 có 308 người. Trong đó có 45 bác sĩ, trên đại học; 160 y sỹ, kỹ thuật viên, 77 y tá, hộ lý; 26 cán bộ trình độ khác. Các chương trình y tế quốc gia, y tế dự phòng, chương trình phòng chống dịch,... có nhiều tiến bộ. Chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân từng bước được nâng lên, mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được củng cố; Đến nay, 27/27 xã thị trấn được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Chất lượng khám chữa bệnh tại tuyến xã được nâng lên chất lượng dịch vụ tốt hơn. 100% số trạm y tế xã có bác sĩ khám chữa bệnh, 298/298 thôn, xóm, khu phố có cán bộ y tế (Phòng Y tế huyện Kim Sơn, 2016).

Huyện đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành phối kết hợp thực hiện đồng bộ các chương trình, dự án trên địa bàn phục vụ xây dựng NTM như: Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các chương trình tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, đề án hỗ trợ sản xuất lúa chất lượng cao, sản xuất cây dược liệu; Các dự án khuyến nông, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phát triển mạnh các mô hình trang trại, gia trại có hiệu quả; Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện đáng kể (VPĐP NTM huyện Kim Sơn, 2016).

Tóm lại, những đặc điểm KT-XH của huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình đã có những ảnh hưởng rất lớn tới kinh tế nông thôn trong xây dựng NTM. Nó vừa có ảnh hưởng tích cực, vừa có ảnh hưởng không mong muốn, đòi hỏi cần phải linh hoạt, năng động trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình.

3.1.3.3. Vốn và tình hình sử dụng vốn

Trong 5 năm 2011-2015, tổng nguồn vốn huy động thực hiện xây dựng NTM từ năm 2013 đến nay là: 2.112.540 triệu đồng. Trong đó:

- Vốn Trực tiếp thực hiện Chương trình: 149.767,8 triệu đồng. Cụ thể: - Ngân sách TW: 32.890 triệu đồng.

- Ngân sách tỉnh: 66.695 triệu đồng. - Ngân sách huyện: 32.338 triệu đồng. - Ngân sách xã: 50.119 triệu đồng.

- Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án: 366.824 triệu đồng. - Vốn tín dụng: 349.366 triệu đồng.

- Vốn doanh nghiệp: 197.298 triệu đồng.

- Vốn huy động, đóng góp từ cộng đồng dân cư: 1.009.429 triệu đồng. Trong đó:

+ Bằng tiền, công lao động, hiện vật đóng góp: 122.252 triệu đồng.

+ Vốn dân tự bỏ tiền để đầu tư, sản xuất, kinh doanh, xây dựng: 887.176 triệu đồng.

- Vốn huy động từ nguồn khác (con em xa quê, các tổ chức, đơn vị hỗ trợ, tài trợ): 7.580 triệu đồng (UBND huyện Kim Sơn, 2015).

3.1.3.4. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ kinh tế của huyện

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu KT-XH năm 2015 của huyện Kim Sơn thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 3.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu KT-XH năm 2015

TT Tên chỉ tiêu Đơn vị

tính KH 2015 TH 2015 1 Tổng giá trị sản xuất (GO theo giá 2010) Tỷ đồng 5.887 5.690

Nông - Lâm - Thủy sản Tỷ đồng 1.667 1.670

Công nghiệp - Xây dựng Tỷ đồng 2.904 2.660

Dịch vụ Tỷ đồng 1.316 1.360

2 Tốc độ tăng trưởng năm (theo giá 2010) % 6,91 7,10

Nông - Lâm - Thủy sản % 1,29 1,46

Công nghiệp - Xây dựng % 10,00 10,62

Dịch vụ % 7,82 7,75

3 Cơ cấu kinh tế (theo giá hàng hóa)

Nông - Lâm - Thủy sản % 30,40 31,30

Công nghiệp - Xây dựng % 46,60 44,60

Dịch vụ % 23,00 24,10

6 Giá trị sản xuất trên 1ha đất canh tác Tr. đồng 120 120

7 Thu nhập bình quân đầu người Tr. đồng 25 25

8 Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Tr. đồng 80.700 89.869 9 Tỷ lệ hộ nghèo theo ngưỡng năm 2010 % 2,95 2,95

10 Số xã được công nhận NTM Xã 3 4

11 Nhà văn hóa xã xây trong năm Nhà 3 10

12 Nhà văn hóa xóm xây trong năm Nhà 11 30

3.1.4. Thuận lợi và khó khăn liên quan đến xây dựng KCHT 3.1.4.1. Thuận lợi 3.1.4.1. Thuận lợi

Được sự quan tâm của TW, của tỉnh trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo cũng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)