Công tác tuyên truyền vận động, tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 80 - 84)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực của cộng đồng xây

4.2.2. Công tác tuyên truyền vận động, tổ chức thực hiện

Trong quá trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn, Đảng và Nhà nước, các Bộ, ngành, đoàn thể từ TW đến địa phương đã trực tiếp đầu tư và huy động sự đóng góp của người dân vào xây dựng KCHT nơng thơn và đã đạt được những kết quả rất quan trọng và rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, nếu xem xét từng khía cạnh chúng ta phải thấy rằng sự thành cơng của các Chương trình, dự án trong xây dựng KCHT nông thôn chưa thật tương xứng với nguồn lực Nhà nước đã đầu tư và người dân đóng góp. Ngun nhân chủ yếu là q trình tổ chức thực hiện, cách thức huy động sự đóng góp của người dân chưa hiệu quả. Việc tổ chức triển khai chưa đồng bộ, thiếu tính phối hợp từ trên xuống, cơng tác tun truyền cịn hạn chế, chưa minh bạch, công khai các nguồn lực hỗ trợ, quản lý gây thất thốt, lãng phí, người dân chưa thật sự được tham gia, kiểm tra, giám sát trong suốt q trình xây dựng, quyết tốn cơng trình,... là những trở ngại rất lớn trong việc huy động sự đóng góp của người dân xây dựng KCHT nơng thơn.

Trong 5 năm 2011-2015, toàn huyện Kim Sơn đã xây dựng và lắp đặt 1.875 pano, apphich; 1.555 khẩu hiệu, 49 loại băng đĩa, 260 tin tuyên truyền cổ động, 132 cuộc hội thảo cho 13.860 lượt người, tổ chức 7 lớp tập huấn cho 1.192 người chủ yếu là cán bộ xã, thơn (xóm), 25 cuộc phát động thi đua, đã có hơn 160 tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc được tặng bằng khen, giấy khen về thực hiện xây dựng KCHT nông thôn gắn với Chương trình MTQG xây dựng NTM.

Qua tổng hợp phiếu điều tra, cho thấy: Đa số người dân cho rằng việc tổ chức thực hiện của chính quyền, các ban, ngành, đồn thể là nhân tố quyết định

để người dân hăng hái tham gia đóng góp tiền của, cơng sức, trí tuệ cho việc xây dựng các cơng trình KCHT nơng thơn.

Kết quả điều tra thực tế cho thấy 100% người dân được biết và được tuyên truyền về chủ trương, chính sách, Chương trình MTQG xây dựng NTM, xây dựng KCHT nông thôn thơng qua nhiều hình thức đa dạng phong phú nhưng nhiều nhất và hiệu quả nhất là qua qua sách, báo, tivi (80% người dân được hỏi trả lời); tiếp đó là thơng qua các bản tin tun truyền của xóm, của xã trên hệ thống loa truyền thanh (16% người dân trả lời); và thơng qua họp thơn, xóm (4% người dân trả lời).

Kết quả điều tra cũng cho thấy việc tổ chức thực hiện huy động nguồn lực và sử dụng nguồn lực của cộng đồng và nhân dân được thực hiện bài bản, công khai, dân chủ, minh bạch, 100% người dân cho rằng phương thức huy động nguồn lực của cộng đồng thông qua nhân dân bàn bạc quyết định, 91% người dân cho rằng các khoản đóng góp đã được quản lý sử dụng một cách rõ ràng công khai minh bạch, 9% cịn lại khơng quan tâm; Tuy nhiên việc huy động tiền của, công sức trong xây dựng KCHT mặc dù đã được đưa ra công khai bàn bạc dân chủ tuy nhiên vẫn quyết định theo đa số do đó có một số bộ phận người dân cịn chưa hài lịng, chính sách Nhà nước đầu tư cho xây dựng các cơng trình ở nơng thơn là q thấp nếu so sánh với việc Nhà nước đầu tư xây dựng các cơng trình như đường giao thơng, các trung tâm văn hóa, hệ thống đường điện, hệ thống nước sạch ở khu vực đơ thị; đặc biệt là kinh phí xây dựng một số cơng trình lớn lên trên địa bàn do UBND xã, huyện, tỉnh, ... làm chủ đầu tư, quản lý có nơi cịn lỏng lẻo gây lãng phí, thất thốt, tiến độ thực hiện cịn chậm.

Hộp 4.1. Bài học từ cơng tác tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất xây dựng đường giao thơng nơng thơn

Năm 2013 tại xóm 8 xã Thượng Kiệm vướng mắc trong việc vận động hộ dân tham gia hiến đất làm đường thơn, xóm trong khi hộ dân đó chưa đồng ý hiến đất thì cán bộ làm công tác tuyên truyền đã vận động hộ dân đó là: Nếu ơng bà hiến một phần đất làm đường giao thơng (khoảng 10m2) thì thơn vừa có con đường rộng, đẹp, thuận tiện cho người dân đi lại, ơng bà vừa được tiếng là đã đóng góp nhiều cho sự nghiệp xây dựng NTM, được chính quyền và nhân dân ghi nhận mặt khác, khi con đường rộng rãi xe ơ tơ đi lại thuận tiện thì giá trị khu đất được nâng lên nếu ơng bà có bán đất thì rõ ràng là ơng bà được lợi nhiều hơn là những gì ơng bà đã hiến. Và cuối cùng hộ gia đình này đã quyết định hiến đất cho người dân làm đường giao thông.

Một số xã cấp ủy, chính quyền nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng NTM, vì vậy đã chủ động đề ra nghị quyết, kế hoạch thực hiện, chỉ đạo các ngành, đồn thể, chi bộ, thơn xóm,... phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, con em xa quê thành đạt,... tham gia ủng hộ, đóng góp xây dựng các cơng trình trên địa bàn thơn, xã,... tuy nhiên, một số xã do chưa có sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, đồn thể về xây dựng NTM, nên chưa chủ động, sáng tạo trong cách thức chỉ đạo, phối hợp,... nên kết quả xây dựng NTM trên địa bàn huyện cịn nhiều hạn chế. Vì vậy một q trình tổ chức tốt cộng với phương pháp phù hợp là động lực, tạo niềm tin để người dân tự giác tham gia và đóng góp cơng sức, trí tuệ, sức lao động, tiền của và khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong việc huy động sự đóng góp của người dân xây dựng KCHT nông thôn.

Hộp 4.2. Bài học từ công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất thực hiện dồn điền đổi thửa

Việc vận động người dân đóng góp tham gia dồn điền đổi thửa đất sản xuất nơng nghiệp là rất khó khăn tuy nhiên khi người làm cơng tác tun truyền phân tích: Nếu ơng bà đóng góp, tham gia dồn điền đổi thửa thì ơng bà sẽ có ơ thửa ruộng lớn, việc canh tác cũng dễ dàng, áp dụng máy móc cơ giới hóa sẽ rất tốt ông bà sẽ giảm được chi phi sản xuất (làm đất, thu hoạch bằng máy) giảm tiền th lao động, ... và ơng bà lấy chính tiền chênh lệch đấy để đóng góp, ngồi ra việc đóng góp được chia thành nhiều vụ nên sẽ khơng khó khăn cho gia đình ơng bà, nghe xong thấy hợp lý là các hộ nhất trí tham gia dồn điền đổi thửa.

Ông Mai Thắng - Cán bộ Phịng Nơng nghiệp và PTNT Kim Sơn

Theo quy hoạch xây dựng NTM của địa phương, các xã trong huyện Kim Sơn được phê duyệt quy hoạch xây dựng NTM với rất nhiều cơng trình KCHT, tuy nhiên việc bố trí nguồn lực và triển khai quy hoạch còn chưa thực sự hiệu quả đầu tư các công trình cịn chưa tập trung, một số cơng trình vẫn còn sử dụng được nhưng lại quy hoạch phá đi xây dựng lại, trong khi rất nhiều cơng trình khác rất cần thiết lại chưa được xây dựng. Bên cạnh đó, nguồn lực huy động từ ngân sách Nhà nước cịn ít do vậy nhiều cơng trình đến nay vẫn chưa thể xây dựng hoặc đã xây dựng nhưng không có nguồn lực để thanh toán dẫn đến nợ đọng ảnh hưởng đến huy động vốn đầu tư.

Trong xây dựng NTM thì phương châm của huyện là Nhà nước và nhân dân cùng làm do vậy từ thực tế cho thấy đối với các xã thực hiện tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo tuyên truyền nhân dân hiểu được ý nghĩa của việc triển khai

thực hiện Chương trình sẽ tạo ra sự đồng thuận trong hệ thống chính quyền và nhân dân thì việc triển khai thực hiện sẽ dễ dàng hơn, sự tham gia của người dân vào xây dựng các cơng trình KCHT sẽ tích cực hơn và ngược lại.

Khi cấp chính quyền phân công nhiệm vụ cụ thể trong việc đầu tư xây dựng KCHT phần cơng việc, cơng trình nào do Nhà nước đảm nhiệm, phần việc, cơng trình nào do nhân dân đảm nhiệm tự xây dựng. Khi đã phân cơng cụ thể, rõ ràng thì việc triển khai sẽ chủ động, hiệu quả hơn.

Hộp 4.3. Vai trị của cơng tác tuyên truyền trong việc huy động nguồn lực xây dựng KCHT nông thôn

"Cơng tác tun truyền đóng vai trị hết sức quan trọng và việc tuyên truyền làm sao để toàn thể cán bộ đảng viên và nhân dân hiểu rõ được mục đích, ý nghĩa của Chương trình xây dựng NTM cũng như xây dựng KCHT nơng thơn, hiểu được nhiệm vụ, vai trị chủ thể của người dân trong xây dựng NTM thực sự là một nhiệm vụ rất khó khăn. Tuy nhiên, khi người dân đã hiểu và cùng vào cuộc thì kết quả đạt được là rất toàn diện. Thực tế xây dựng NTM ở xã Như Hòa cho thấy sự chung tay vào cuộc của hệ thống chính trị và nhân dân đã tạo ra diện mạo mới cho nơng thơn, các cơng trình xây dựng KCHT khang trang, sạch đẹp người dân rất phấn khởi".

Ông Nguyễn Quốc Ái - Chủ tịch UBND xã Như Hòa

Kết quả điều tra cho thấy hầu hết những hộ gia đình đóng góp nhiều trong xây dựng KCHT đều được tiếp cận với Chương trình xây dựng NTM thơng qua đa dạng các hình thức gồm: tuyên truyền trực tiếp tại các cuộc họp thơn, xóm; Hệ thống pano, áp phích tun truyền; thơng qua truyền hình; thơng qua hệ thống truyền thanh xã; điều đó chứng tỏ cơng tác tuyền truyền thích hợp có ảnh hưởng tích cực đến việc huy động nguồn lực của cộng đồng. Ngày nay, các phương tiện thông tin đại chúng đã trở nên phổ biến do đó cơng tác tun truyền được thực hiện hết sức thuận lợi.

Trên thực tế khi bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM đã có lúc người dân và ngay cả chính quyền một số xã trên địa bàn đã lầm tưởng Chương trình MTQG là Nhà nước đầu tư, xây dựng các cơng trình điện, đường, trường, trạm,... cho người dân hưởng thụ đó chính là do cơng tác tun truyền chưa phù hợp, vì có khi ngay chính bản thân những người được giao nhiệm vụ tuyên truyền cũng chưa nhận thức đầy đủ được vấn đề khiến cho việc truyền đạt cho người dân chưa đầy đủ dẫn tới việc hiểu sai, hiểu chưa đúng mục tiêu, ý nghĩa của Chương trình.

Nhờ làm tốt cơng tác tun truyền mà trong 5 năm vừa qua huyện Kim Sơn đã làm tốt công tác vận động nhân dân, huy động nguồn lực tham gia góp phần rất lớn xây dựng hệ thống các cơng trình KCHT nơng thơn. Chính vì vậy trong thời gian tới cần phải tiếp tục duy trì thực hiện tốt cơng tác tun truyền vận động để người dân tham gia hơn nữa góp phần hồn thành những mục tiêu của địa phương đã đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 80 - 84)