Tổ chức huy động nguồn lực của cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 51 - 55)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng việc huy động nguồn lực xây dựng kcht nông thôn hiện nay ở

4.1.3. Tổ chức huy động nguồn lực của cộng đồng

4.1.3.1. Cơ sở tổ chức huy động

Căn cứ chủ trương, chính sách và quy định của Nhà nước và địa phương đã được phê duyệt, tổ chức vận động người dân, cộng đồng và các tổ chức, doanh nghiệp đóng góp xây dựng các cơng trình KCHT của địa phương. Chính quyền từ tỉnh, huyện đến cơ sở nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc đầu tư KCHT nông thôn, đây là những căn cứ rất quan trọng để địa phương huy động nguồn lực từ người dân, cộng đồng và các tổ chức xã hội để đầu tư các cơng trình KCHT thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh.

Trong quá trình tổ chức, huyện Kim Sơn đã thực hiện tốt các quy chế dân chủ ở cơ sở, công khai minh bạch trong đầu tư xây dựng KCHT nông thôn, bắt đầu từ khâu quy hoạch, thiết kế, huy động vốn, thi công, giám sát, quản lý, sử dụng, duy tu, bảo dưỡng các cơng trình. Hàng năm, địa phương tổ chức tổng kết cơng tác xây dựng cơng trình KCHT theo quy định đảm bảo công khai, dân chủ, tất cả các địa phương trong huyện khi thực hiện đều đảm bảo đúng trình tự. Thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ xây dựng cơ bản (XDCB) từ ngân sách Nhà nước và văn bản số 351/UBND-VP4 ngày 17/7/2013 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với nội dung huy động nguồn lực của cộng đồng, chính quyền khuyến khích ưu tiên, nhân dân và cộng đồng các thơn, xóm cũng được định hướng giảm

kinh phí đóng góp hoặc gia hạn thời gian đóng góp đối với những hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, người có cơng với nước so với những hộ bình thường khác.

Việc quản lý và sử dụng các nguồn lực xây dựng cơng trình KCHT tn theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý ngân sách và quản lý đầu tư công XDCB. Trong quá trình thực hiện thi công xây dựng cơng trình, chính quyền phối hợp với Mặt trận Tổ quốc (Mặt trận Tổ quốc là cơ quan phản biện và giám sát), các tổ chức đoàn thể quần chúng các cấp vận động nhân dân tự nguyện ủng hộ tiền, công lao động, vật liệu, vật tư, đất đai để thi cơng các cơng trình vì lợi ích chung của cộng đồng. Quản lý và sử dụng các khoản đóng góp cho xây dựng cơng trình theo đúng các quy định pháp luật.

Đối với các khoản kinh phí do nhân dân đóng góp tham gia xây dựng các cơng trình KCHT được giao cho Ban giám sát cộng đồng do nhân dân bầu ra làm đại diện quản lý, sử dụng và giám sát quá trình sử dụng nguồn kinh phí đó. Định kỳ công khai trước nhân dân về việc huy động và sử dụng nguồn kinh phí do nhân dân đóng góp.

Đối với trường hợp nhân dân trong phạm vi một thơn, xóm hoặc một cộng đồng dân cư (theo tơn giáo, dịng họ, tổ dân phố) của xã tự nguyện đứng ra tổ chức huy động, tự quản lý việc đầu tư xây dựng cơng trình phục vụ trực tiếp cho lợi ích của cộng đồng dân cư đó thì chính quyền có trách nhiệm hướng dẫn việc lập dự tốn cơng trình, thanh quyết tốn cơng trình, thực hiện cơng khai tài chính; lập báo cáo lên cấp trên để ghi nhận và tổng hợp việc nhân dân đã đóng góp để đầu tư xây dựng KCHT gồm nhà ở, đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng, điện, trường học, nhà văn hóa xã, thơn, chợ, bưu điện, trạm y tế, cơng trình xử lý chất thải,...

4.1.3.2. Tổ chức huy động

Căn cứ kế hoạch hàng năm của xã, hoặc khi thấy cần thiết thôn tổ chức họp bàn đánh giá lại hệ thống hạ tầng nông thôn của xã, của thôn thống nhất lựa chọn những cơng trình cấp thiết để ưu tiên đầu tư, xây dựng. Trước tiên là chi bộ thôn tổ chức họp thống nhất công tác lãnh đạo, chỉ đạo, cách thức tổ chức thực hiện sau đó tiến hành họp xóm. Khi đã quyết định được cơng trình KCHT cần đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp sửa chữa, UBND xã lập dự toán, thiết kế cơng trình và các hồ sơ có liên quan gửi UBND cấp huyện để thẩm định hoặc áp dụng bộ “thiết kế mẫu, thiết kế điển hình đối với các cơng trình quy mơ nhỏ, kỹ thuật đơn giản” đã được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt và áp dụng rộng rãi

trên địa bàn tỉnh (Quyết định số 577/QĐ-UBND ngày 30/7/2014). Trong đó xác định tổng nhu cầu vốn để xây dựng và hoàn thành cơng trình, phân bổ chi tiết theo từng hạng mục cơng trình (nếu có); Thiết kế và báo cáo dự kiến tiến độ thực hiện cơng trình, khảo sát, dự kiến khối lượng cơng việc giải phóng mặt bằng nếu có. Dự kiến và cân đối các nguồn lực bao gồm: Ngân sách Nhà nước các cấp, hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước, con em, người đi xa quê hương ủng hộ...

Tổ chức họp đại diện dân để nhân dân bàn, quyết định về dự tốn cơng trình và phần tham gia đóng góp của nhân dân, mức huy động đóng góp của nhân dân để thực hiện bao gồm giải phóng mặt bằng (phá dỡ tài sản, cơng trình, cây cối, san lấp mặt bằng...) thống nhất cách thức tổ chức triển khai để nhân dân bạc. Nhân dân sẽ bầu ra bộ phận quản lý thu, chi các khoản đóng góp của nhân dân, bầu người có trách nhiệm tham gia Ban giám sát việc xây dựng cơng trình đó. Q trình họp dân có thể phải diễn ra nhiều lần mới có thể quyết định, có thể có một số hộ chưa sẵn sàng hoặc cố tình khơng sẵn sàng tham gia đóng góp nguồn lực. Qua khảo sát các hộ dân thấy rằng đa số người dân cho rằng tổ quản lý quỹ đóng góp của cộng đồng nên để nhân dân bầu ra (chiếm 75% số người được hỏi), một số còn lại cho rằng nên để lãnh đạo thôn quản lý quỹ này (chiếm 25%); 100% các hộ dân đều khẳng định phương thức đóng góp huy động nguồn lực cho xây dựng các cơng trình KCHT đều do nhân dân tự bàn bạc và quyết định.

Tổ công tác gồm những người được nhân dân tín nhiệm bầu quản lý thu chi các khoản đóng góp cùng với trưởng thơn, đại diện các Chi hội nông dân, Chi hội phụ nữ, Chi hội cựu chiến binh và Chi Đoàn thanh nhiên và đại diện cộng đồng có trách nhiệm thực hiện công tác dân vận, tuyên truyền, vận động, đến từng hộ dân thông qua đó phổ biến chủ trương, chính sách của đảng của Nhà nước và địa phương đồng thời nắm bắt được tâm tư, tỉnh cảm, nguyện vọng, hồn cảnh của từng hộ để có biện pháp vận động phù hợp để hộ dân hiểu rõ và tham gia. Đối với những hộ khơng sẵn sàng tham gia thì việc vận động cần phải linh hoạt, phải kiên trì và bằng nhiều hình thức. Vận động cán bộ, đảng viên đóng góp trước sau đó mới đến vận động các hộ khác.

Sau khi đã thống nhất được mức đóng góp, phương thức đóng góp đại diện thơn (xóm) sẽ thơng báo công khai trên loa truyền thanh của thơn trong vịng một tuần để toàn thể nhân dân biết và chủ động tham gia đóng góp. Đồng thời trong thời gian này lãnh đạo thôn chủ động liên hệ với những người con em xa quê hương làm ăn thành đạt vận động họ ủng hộ xây dựng quê hương. Qua

khảo sát điều tra thì các khoản đóng gop của người dân được chia thành nhiều lần để khơng gây khó khăn cho các hộ dân, tuy nhiên đối với một số hộ (chiếm 7%) có điều kiện kinh tế khá giả thì đều đóng góp 1 lần.

Những người được giao nhiệm vụ quản lý tiến hành thu tiền đóng góp của người dân, tổng hợp thường xuyên, định kỳ họp thôn đều phải công khai kết quả thu chi, sử dụng quỹ này. Đến khi hồn thành cơng trình thực hiện hiện quyết tốn chi phí xây dựng cơng trình cho đơn vị thi cơng và cơng khai quỹ đóng góp của cộng đồng trước nhân dân. Ban giám sát cộng đồng do nhân dân bầu có trách nhiệm giám sát chặt chẽ các hoạt động thi công xây dựng trên thực tế và giám sát, kiểm tra sổ sách, giấy tờ việc thực hiện thu chi các khoản đóng góp của nhân dân đảm bảo cơng khai, minh bạch. Nhân dân cũng có trách nhiệm tham gia giám sát việc tổ chức thực hiện huy động nguồn lực và q trình đầu tư, xây dựng cơng trình. Kết quả điều tra cho thấy 91% người dân được hỏi cho rằng các khoản đóng góp của họ để đầu tư xây dựng KCHT nơng thôn đã được quản lý, thanh quyết tốn một cách cơng khai, minh bạch, số hộ cịn lại khơng quan tâm đến việc thanh quyết toán, quản lý quỹ này.

4.1.3.3. Cơ chế, mức huy động

Thực hiện cơ chế dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch trên tinh thần tự nguyện, nhân dân tự bàn bạc, quyết định theo đa số.

Nhu cầu vốn cần huy động, đóng góp tự nguyện của nhân dân trong xã được xác định trong tổng nhu cầu vốn cho đầu tư xây dựng cơng trình, trong đó; Ngân sách nhà nước (hỗ trợ từ Ngân sách cấp trên, từ ngân sách địa phương); Tài trợ, ủng hộ trực tiếp của các tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài cho đầu tư xây dựng cơng trình; huy động từ nhân dân và các nguồn vốn khác.

Tùy vào từng loại cơng trình mà cơ chế huy động vốn cần phải linh hoạt: tổng mức độ huy động, số lần huy động căn cứ vào quy mơ, tính cấp thiết, u cầu chất lượng, giá trị công năng sử dụng, phạm vi ảnh hưởng của cơng trình, tiến độ thi công thực tế và khả năng kinh tế của hộ dân để quyết định. Đối với các đối tượng thuộc diện chính sách, người có cơng, người già neo đơn, hộ nghèo, hộ có điều kiện kinh tế khó khăn,... có thể được xem xét áp dụng mức đóng góp ít hơn so với hộ bình thường và số lần đóng góp được chia thành nhiều lần để khơng gây khó khăn. Số liệu điều tra cho thấy đối với những hộ nghèo, hộ chính sách trên địa bàn các xã được xem xét giảm mức đóng bằng 50% so với những hộ bình thường

khác. Khuyến khích các hộ đóng góp nhiều hơn so với mức đã thống nhất. Hộ đã hiến đất, tài sản thì được giảm cơng lao động đóng góp.

Mức huy động đóng góp có thể tính theo bình qn đầu khẩu hoặc theo từng chủ hộ chủ yếu dựa trên giá trị cơng năng sử dụng của cơng trình (đối với cơng trình Giao thơng thơn, xóm huy động theo số nhân khẩu; đối với cơng trình nhà văn hóa thơn, khu thể thao thơn huy động đóng góp theo đầu hộ; đối với cơng trình đường giao thơng nội đồng huy động đóng góp theo số khẩu có ruộng...)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 51 - 55)