Nghề nghiệp và thu nhập của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 85 - 89)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực của cộng đồng xây

4.2.4. Nghề nghiệp và thu nhập của người dân

Thu nhập của người dân thể hiện khả năng kinh tế của hộ đồng thời là thước đo sự phát triển của nền KT-XH địa phương, khả năng kinh tế của hộ có tác động sâu sắc đến nhận thức, quan điểm của người dân đối với việc đóng góp xây dựng KCHT nơng thơn. Nghề nghiệp của người dân là nhân tố quan trọng quyết định đến thu nhập của người dân và khả năng kinh tế của hộ, đời sống người dân được cải thiện và nâng cao khi người dân có việc làm ổn định, thu nhập cao. Khi đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao thì khả năng huy động đóng góp của người dân sẽ dễ dàng hơn và ngược lại chính vì vậy một trong số những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động đóng góp của

người dân trong xây dựng KCHT nơng thơn đó chính là nghề nghiệp và thu nhập của người dân.

Kim Sơn là vùng đồng bằng ven biển, nông lâm nghiệp vẫn là ngành chiếm tỷ trọng khá lớn (31%) trong cơ cấu kinh tế của địa phương. Làm ruộng và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản vẫn là nghề chính của phần lớn nhân dân các xã trong tồn huyện. Trong bối cảnh hiện nay thì giá trị sản xuất ngành nơng nghiệp có xu hướng tăng chậm, thậm chí có những năm cịn đi xuống. Vì vậy, thu nhập cũng như đời sống nhân dân mặc dù đã được cải thiện tuy nhiên vẫn chưa được như mong đợi.

Kết quả điều tra 100 người cho thấy: có 69/100 là nơng dân (làm ruộng); 12/100 là tiểu thương (buôn bán nhỏ); 12/100 người là cán bộ công chức, viên chức trong các cơ quan công lập (Nhà nước); và 7/100 người là công nhân, nhân viên trong các công ty, doanh nghiệp.

Thu nhập trên 2 triệu đồng/người/tháng tập trung ở các hộ buôn bán, sản xuất nhỏ và một bộ phận thuộc khu vực Nhà nước. Mức thu nhập từ 1,5 - 2 triệu đồng/người/tháng chủ yếu là những hộ nơng dân ngồi thu nhập từ nơng nghiệp cịn có nghề phụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tổ chức lại sản xuất. Mức thu nhập dưới 1 triệu đồng/người/tháng chủ yếu là các hộ có hồn cảnh khó khăn, hộ có người già cả, hộ neo đơn, thuần nơng khơng có nghề phụ.

Để đánh giá một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến khả năng huy động nguồn lực xây dựng KCHT nông thôn ở địa phương. Chúng tôi tiến hành điều tra thu nhập, nghề nghiệp của các hộ tại 4 xã trên địa bàn huyện kết quả được thể hiện qua Bảng 4.12 dưới đây.

Bảng 4.14. Kết quả điều tra thu nhập của một số hộ dân trên địa bàn huyện Kim Sơn năm 2016

TT Mức thu nhập (triệu đồng/người/tháng) Tổng số (hộ)

Chia theo nghề nghiệp (người) Cán bộ

công chức Công nhân Nông dân thương Tiểu

Tổng số 100 12 7 69 12

1 Từ 2 trở lên 59 11 7 30 11

2 Từ 1 - 2 28 1 - 26 1

3 Dưới 1 13 0 - 13 -

Qua bảng 4.12 ta thấy, trong tổng số 100 hộ điều tra, số hộ có thu nhập dưới 1 triệu đồng/người/tháng là 13 người chiếm 13%, tất cả đều là nơng dân với nghề nghiệp chính là làm ruộng chủ yếu là các hộ có hồn cảnh khó khăn, hộ già cả, neo đơn, hộ thuần nơng, khơng có nghề phụ; mức thu nhập 1 - 2 triệu đồng/người/tháng là 28 người chiếm 28%, tập trung chủ yếu ở những hộ nơng dân, chỉ có 02 hộ là bn bán nhỏ và cán bộ công chức; mức thu nhập trên 2 triệu đồng/người/tháng là 59 người chiếm 59%. Trong đó có 11 hộ là cán bộ công chức, 11 hộ là tiểu thương, 7 hộ là công nhận và 30 hộ là nơng dân làm ruộng đó là những hộ có xuất phát điểm khá, hộ sản xuất điển hình, chuyển đổi cơ cấu, tổ chức lại sản xuất có mơ hình sản xuất hiệu quả.

Ở mỗi mức thu nhập khác nhau thì khả năng, mức độ sẵn sàng đồng ý tham gia đóng góp xây dựng KCHT có khác nhau. Mức thu nhập trên 2 triệu đồng/người/tháng có tỷ lệ sẵn sàng đóng góp cao nhất 58/59 hộ tương đương 98,3%, ở mức thu nhập dưới 1 triệu đồng/người/tháng tỷ lệ sẵn sàng đóng góp là thấp nhất 5/13 hộ tương đương 38,4%, nguyên nhân do điều kiện kinh tế khó khăn, hộ cao tuổi khơng cịn khả năng lao động.

Để đánh giá chính xác hơn ta xem xét mối quan hệ giữa nghề nghiệp và thu nhập với khả năng huy động nguồn lực như sau:

Bảng 4.15. Mối liên hệ giữa nghề nghiệp với nguồn lực đóng góp cho xây dựng KCHT nơng thôn của các hộ được điều tra trên địa bàn huyện Kim

Sơn, tỉnh Ninh Bình TT Nghề nghiệp Số hộ (hộ) Số khẩu (khẩu) Đóng góp bình qn Tiền mặt (1000đ/hộ) Đất đai (m2/hộ) Công lao động (ngày công/hộ) 1 Hộ cán bộ công chức 12 49 2.095 49 61 2 Hộ công nhân 7 23 1.564 36 36 3 Hộ nông dân 69 264 2.135 54 42 4 Hộ tiểu thương 12 52 2.370 69 43

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát (2017)

Qua bảng 4.13 cho thấy, đối với khoản đóng góp tiền mặt, các hộ tiểu thương có số tiền đóng góp bình qn/hộ cao nhất là 2.370 nghìn đồng/hộ, hộ

cơng nhân có đóng góp thấp nhất 1.564/hộ; Đối với khoản đóng góp đất đai, các hộ tiểu thương có mức hiến đất nhiều nhất với bình qn 69m2/hộ; các hộ cơng nhân có mức hiến đất ít nhất chỉ với mức bình qn 36m2/hộ; Về đóng góp cơng lao động, các hộ cán bộ cơng chức có mức tham gia nhiều nhất với mức bình qn là 61 ngày cơng/hộ vì ngồi tham gia lao động cơng ích ở nơi cư trú các hộ ngày cịn phải tham gia lao động cơng ích, tham gia lao động tình nguyện dọn dẹp vệ sinh môi trường, tham gia giúp đỡ nhân dân các nơi khác theo phát động của cơ quan, đơn vị nơi công tác, các hộ cơng nhân tham gia góp cơng lao động ít nhất bình qn chỉ với 36 ngày cơng/hộ.

Tỷ lệ người có thu nhập cao từ 2 triệu đồng/tháng trở lên sẵn sàng đóng góp tiền mặt, đất đai, cơng lao động nhiều hơn so với các đối tượng còn lại và ngược lại các hộ có thu nhập dưới 1 triệu đồng/tháng (chủ yếu là các hộ nghèo) thì ln có xu hướng đóng góp ít hơn trong đó có một lý do quan trọng là các hộ nghèo, hộ neo đơn thường được xem xét giảm mức đóng góp so với các hộ cịn lại, mức giảm tùy từng hộ, từng thôn, xã và tùy từng nội dung. Kết quả điều tra cũng cho thấy có tới 75% số người được hỏi trả lời thu nhập là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định đóng góp của họ.

Bảng 4.16. Mối liên hệ giữa thu nhập với nguồn lực đóng góp cho xây dựng KCHT nơng thơn của các hộ được điều tra trên địa bàn huyện Kim Sơn,

tỉnh Ninh Bình TT Thu nhập (triệu đồng/người/tháng) Số hộ (hộ) Số khẩu đóng góp (khẩu) Đóng góp bình qn Tiền mặt (triệu đồng/hộ) Đất đai (m2/hộ) Công lao động (ngày công/hộ) 1 Từ 2 trở lên 59 241 2.381 47 57 2 Từ 1 – 2 28 117 2.181 43 50 3 Dưới 1 13 30 1.179 34 36

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát (2017)

Qua kết quả phân tích ở trên thấy rằng, nghề nghiệp và thu nhập có vai trị quyết định tới xu hướng và khả năng đóng góp nguồn lực của hộ, người có thu nhập cao sẵn sàng đóng góp nhiều hơn, người nơng dân gắn bó với đồng ruộng nên sẵn sàng đóng góp tham gia nhiều hơn để chỉnh trang đồng ruộng, giao thông, thủy lợi thuận lợi cho sản xuất, người buôn bán kinh doanh mong muốn

đường làng, ngõ xóm rộng rãi, khang trang, sạch đẹp thuận lợi cho bn bán,... Ngồi ra, khi người dân có thu nhập cao, ổn định, đời sống được nâng cao thì họ có điều kiện để học tập, trình độ nhận thức của người dân được nâng lên họ sẽ hiểu được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đóng góp đầu tư xây dựng một số cơng trình thiết yếu phục vụ chính đời sống của cộng đồng từ đó họ sẽ hăng hái tham gia đóng góp trí tuệ, cơng sức, tiền của tham gia xây dựng các cơng trình KCHT nơng thơn.

Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Kim Sơn hiện nay có nhiều xã điều kiện kinh tế cịn nghèo, thu nhập bình qn đầu người của người dân cịn ở mức trung bình thấp do sản xuất nhỏ lẻ manh mún và chủ yếu là sản xuất nông nghiệp lực lượng lao động trẻ có xu hướng rời quê hương ra thành phố và các khu cơng nghiệp để tìm kiếm việc làm, người dân chưa quen với việc sản xuất hàng hóa và cũng chưa có điều kiện để phát triển sản xuất hàng hóa. Việc huy động sự đóng góp của người dân ở những xã như Cồn Thoi, Kim Hải, Kim Mỹ, Kim Tân, Kim Trung cịn khó khăn mặc dù những xã này được ngân sách Nhà nước quan tâm hỗ trợ đầu từ với mức cao hơn so với các xã còn lại tuy nhiên khi huy động cần xem xét từng đối tượng, hồn cảnh cụ thể và phải có kế hoạch, lộ trình, xem xét nên huy động đóng góp của người dân ở mức nào cho phù hợp, và nên lựa chọn những cơng trình nào cấp thiết để ưu tiên đầu tư xây dựng trước (VD: đường giao thông, nước sạch,...) tránh đầu tư dàn trải gây lãng phí nguồn lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 85 - 89)