Kết quả điều tra sự tham gia của người dân và cộng đồng trong xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 73 - 75)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng việc huy động nguồn lực xây dựng kcht nông thôn hiện nay ở

4.1.5. Kết quả điều tra sự tham gia của người dân và cộng đồng trong xây dựng

* Kết quả điều tra nguồn lực đóng góp trực tiếp của cộng đồng cho xây dựng một số KCHT chủ yếu:

Bảng 4.11. Kết quả điều tra đóng góp của 100 hộ dân trên địa bàn 4 xã huyện Kim Sơn

TT Nguồn lực đóng góp ĐVT Tổng cộng Xã Ân Hòa (27 hộ) Xã Kim Chính (35 hộ) Xã Quang Thiện (18 hộ) Xã Thượng Kiệm (20 hộ) 1 Tổng tiền mặt 1000đ 216.957 56.755 75.595 37.336 47.271 Tiền mặt bình quân/hộ 1000đ 2.170 2.102 2.160 2.071 2.364 2 Tổng đất hiến m2 5.251 1.206 2.412 718 915 Bình quân đất hiến/hộ m 2 53 45 68 40 46

3 Công lao động Ngày

công 4.418 1.191 1.496 765 967

Bình qn ngày cơng/hộ

Ngày

cơng 44 44,1 42,7 42,5 48,4

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát (2017)

Kết quả điều tra cho thấy, mặc dù mỗi xã, cách huy động đóng góp khác nhau tuy nhiên nhìn chung vẫn dựa trên nhân khẩu và dựa trên tinh thần tự nguyện của chủ hộ. Các hộ được bàn bạc dân chủ, đóng góp ý kiến của mình và chỉ được quyết định khi đại đa số hộ dân đồng thuận nên việc triên khai hết sức thuận lợi. Bình quân trong 5 năm vừa qua mỗi hộ dân trên địa bàn 4 xã đã đóng góp 2,17 triệu đồng tiền mặt, 53m2 đất, 44 ngày công tham gia xây dựng đường giao thơng thơn, xóm, đường giao thơng, thủy lợi nội đồng và nhà văn hóa thơn, xóm.

Kết quả điều tra đóng góp của 10 doanh nghiệp có hoạt động và tham gia xây dựng các cơng trình trên địa bàn huyện thấy rằng tất cả các doanh nghiệp đều có đóng góp cho đầu tư xây dựng KCHT ở các xã trên địa bàn huyện chủ yếu là ủng hộ tiền mặt, và hỗ trợ máy móc, thiết bị, vật liệu tổng trị giá đóng góp tới 112 triệu đồng. Chủ yếu là cho địa phương nơi doanh nghiệp đóng chân, hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc là quê hương của chủ doanh nghiệp.

* Kết quả điều tra một số thông tin chủ yếu khác:

- Phương thức đóng góp: 100% hộ trả lời do nhân dân bàn bạc;

- Số lần đóng góp cho 01 nội dung: 93% hộ trả lời đóng góp bằng nhiều lần; 7% số hộ trả lời đóng góp 1 lần.

- Tổ chức quản lý quỹ: 75% hộ trả lời do dân bầu; 25% trả lời do lãnh đạo thơn, xóm;

- Cơng khai, minh bạch trong huy động và sử dụng, thanh quyết tốn kinh phí: 91% hộ trả lời minh bạch, 9% hộ trả lời không quan tâm;

- Mức độ hài lịng về kinh phí đã đóng góp: 89% hộ trả lời rất hài lòng; 11% hộ trả lời hài lòng;

- Thu nhập chính của hộ: 97% hộ trả lời từ nơng nghiệp, 3% hộ trả lời từ lương;

- Đóng góp có ý nghĩa thiết thực nhất: 71% hộ trả lời là giao thơng; 9% hộ trả lời là nhà văn hóa thơn; 20% hộ trả lời là dồn điền đổi thửa;

- Hộ dân được tuyên truyền về xây dựng NTM và xây dựng KCHT nông thôn: 100% hộ trả lời là có.

- Hình thức tun truyền được sử dụng nhiều nhất: 80% hộ trả lời qua sách, báo, tivi; 16% hộ trả lời thông qua đài phát thanh xã; 4% hộ trả lời thông qua họp thơn, xóm.

- Vai trị của Chương trình xây dựng NTM: 74% hộ trả lời rất quan trọng, 26% hộ trả lời là bình thường;

- Đánh giá về chất lượng các cơng trình: 3% hộ trả lời là tốt; 82% hộ trả lời là trung bình; 15% hộ trả lời với ý kiến khác.

- Mức độ sẵn sàng tham gia đóng góp cho lần huy động sau: 92% hộ trả lời sẵn sàng; 8% hộ trả lời chưa sẵn sàng;

- Việc khai thác, sử dụng các cơng trình: 76% hộ trả lời hiệu quả; 23% hộ trả lời chưa hiệu quả; 1% hộ trả lời ý kiến khác.

4.1.6. Đánh giá chung, thuận lợi, khó khăn khi huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng KCHT nông thôn trên địa bàn huyện Kim Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 73 - 75)