Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3.1. Giải pháp về phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho
người dân khu vực nông thôn
Từ kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng ở trên đặc biệt là yếu tố về nghề nghiệp và thu nhập của người dân có thể khẳng định được rằng mức độ
đóng góp của cộng đồng, người dân tỷ lệ thuận với mức thu nhập của các cá nhân trong cộng đồng, thu nhập càng cao thì mức đóng góp càng nhiều và ngược lại. Thu nhập của người dân là yếu tố quan trọng ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định đóng góp của người dân. Kế quả điều tra cho thấy 75% người dân trả lời yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định đóng góp của hộ gia đình chính là thu nhập của hộ.
Như vậy, muốn phát huy được khả năng đóng góp của người dân trước hết phải tạo điều kiện để người dân có thu nhập cao, đời sống người dân được nâng lên thì người dân mới có điều kiện quan tâm đến cộng đồng nhiều hơn do đó giải pháp ưu tiên trước mắt phải là phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân.
Do đặc điểm điều kiện KT-XH của huyện Kim Sơn số xã đơng, bên cạnh đó cịn có 6 xã vùng bãi ngang ven biển được Thủ tướng Chính phủ xếp loại đặc biệt khó khăn, người dân chủ yếu làm nông nghiệp và nuôi trồng đánh bắt hải sản, do đó để người dân có thu nhập cao, ổn định và bền vững đòi hỏi chính quyền và nhân dân cần phải nỗ lực rất nhiều trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế.
Để thực hiện tiêu chí nâng cao thu nhập cho người dân, chính quyền các xã và huyện phải tạo điều kiện để người dân tiếp cận được với nguồn vốn vay ưu đãi cho sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong phát triển kinh tế gia đình; Các tổ chức, đồn thể, hội cần phải chủ động phối hợp với các tổ chức tín dụng trong việc hỗ trợ hội viên, người dân về thủ tục, điều kiện vay vốn. Bên cạnh đó cần có chính sách hỗ trợ vốn, hỗ trợ lãi suất của chính quyền và của các tổ chức tín dụng để mọi đối tượng người dân đểu có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần. Các Hội, đồn thể có trách nhiệm giúp đỡ đồn viên, hội viên về sử dụng vốn đầu tư sao cho hiệu quả nhất, kiểm tra cách thức làm ăn của các hộ để có sự hướng dẫn cụ thể hơn.
Bên cạnh đó cần nâng cao vai trò của đội ngũ cán bộ cơ sở; tạo điều kiện cho hộ nghèo được tiếp cận với khoa học công nghệ, từng bước đưa hộ nghèo ra khỏi tình trạng thiếu kiến thức khoa học trong sản xuất, Khuyến khích người dân phát huy các thế mạnh ở địa phương trong sản xuất nông nghiệp như các sản phẩm cây trồng, con nuôi chủ lực của địa phương,... ứng dụng một số mơ hình sản xuất nơng nghiệp hiệu quả như mơ hình tận dụng đất xen kẹt, và đất lúa kém
hiệu quả chuyển sang trồng rau kết hợp nuôi cá mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn,... mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản; hướng dẫn bà con tuân thủ nghiêm các biện pháp kỹ thuật, quy trình chăm sóc, nhất là việc lựa chọn giống, nguồn thức ăn, cách phịng, điều trị bệnh và giữ vệ sinh mơi trường chăn nuôi đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm. Các tổ chức Hội, đoàn thể chủ động phối hợp với Phịng Nơng nghiệp và PTNT huyện, Trung tâm dạy nghề huyện mở các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ cho nông dân. Các lớp tập huấn ngắn ngày, các lớp học nghề đã giúp cho người nghèo chưa có việc làm trên địa bàn tiếp thu được những kiến thức, kinh nghiệm trong sản xuất, sử dụng đồng vốn cũng như sự giúp đỡ, chia sẻ của cộng đồng một cách hiệu quả.
Cùng với phát triển kinh tế nơng nghiệp, cấp ủy chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo, dạy nghề cho nông nghiệp nông thôn vận động nhân dân thực hiện đa dạng hóa các ngành nghề, giải quyết việc làm. Hiện nay, nhiều ngành nghề mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều gia đình như: Nghề đan cói, đan bèo bồng, hàng thủ công mỹ nghệ,... Ngoài ra, xã tạo điều kiện giúp các tập thể, cá nhân có nhu cầu thuê mặt bằng xây dựng nhà xưởng, mở rộng sản xuất; phối hợp tổ chức các lớp đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động.
Bên cạnh phát triển nông nghiệp địa phương cần quan tâm hồn thiện chính sách, tạo mơi trường thuận lợi thu hút các doanh nghiệp, tham gia đầu tư mở các cụm công nghiệp, nhà xưởng sản xuất, chế biến tại khu vực nông thôn thu hút lao động tại chỗ giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Đồng thời quan tâm đến phát triển công nghiệp như công nghiệp khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng ở xã Lai Thành, phát triển thương mại – dịch vụ , đầu tư nâng cấp hệ thống chợ đầu mối như chợ đầu mối thủy, hải sản Kim Đông, phát triển dịch vụ thương mại dọc tuyến đường Quốc lộ 10, phát triển các dịch vụ du lịch tại khu di tích nhà thờ đá Phát Diệm...
4.3.2.Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, phát huy dân chủ ở cơ sở, nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của người dân
Từ thực tế phân tích kết quả huy động nguồn lực của cộng đồng và các nguyên nhân ảnh hưởng đến huy động nguồn lực của cộng đồng ở trên thấy rằng để có được kết quả huy động nguồn lực rất đáng kể trên là do địa phương đã quan tâm tới công tác tuyên truyền, vận động người dân. Ở những xã làm tốt
công tác tuyên truyền vận động thì người dân tích cực tham gia và đóng góp nhiều hơn cho xây dựng KCHT và xây dựng nơng thơn mới. Chính vì vậy để tiếp tục tăng cường huy động tốt hơn nguồn lực từ cộng đồng thì phải làm tốt cơng tác tuyên truyền vận động tới toàn thể người dân.
Cấp ủy đảng và cả hệ thống chính trị phải nhận thức sâu sắc, đầy đủ về vị trí, vai trị của cơng tác tun truyền và tun truyền điển hình tiên tiến trong xây dựng KCHT nông thôn gắn với xây dựng NTM, tập trung thực hiện tốt công tác tuyên truyền và xem đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài quyết định đến thắng lợi của Chương trình xây dựng NTM, tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, xây dựng niềm tin của nhân dân.
Việc tun truyền địi hỏi các cấp ủy Đảng và chính quyền, các đồn thể chính trị - xã hội từ huyện đến các xã phải có nhận thức đúng đắn để lãnh đạo chỉ đạo tổ chức thực hiện trước hết là người đứng đầu cấp ủy trong các tổ chức cơ sở Đảng. Tuyên truyền để tạo ra sự đồng thuận trong nhân dân trong quá trình thực hiện xây dựng KCHT nông thôn, phải lựa chọn thứ tự ưu tiên cho từng cơng trình trong xã, thơn để xác định thứ tự ưu tiên trong q trình xây dựng. Cơng trình nào đa số người dân đồng thuận hưởng ứng, tham gia đóng góp xây dựng thì tiến hành làm trước, cơng trình nào chưa được tối đa số người dân hưởng ứng tham gia thì làm sau.
Làm tốt cơng tác tun truyền đến tồn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân và các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp trong huyện nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị và tầm quan trọng của KCHT đối với sự phát triển của địa phương, đặc biệt là việc xây dựng các cơng trình thiết yếu đáp ứng nhu cầu của đời sống và phát triển sản xuất góp phần phát triển KT-XH của địa phương.
Mặt trận tổ quốc và các đồn thể, cán bộ cấp ủy đảng, chính quyền và mọi cán bộ đảng viên phải vào cuộc thực hiện một cách quyết liệt, phải đi đầu gương mẫu, nói đi đơi với làm, nói trước, làm trước, đóng góp trước nhân dân để làm gương cho nhân dân noi theo thực hiện. Lợi ích của việc xây dựng KCHT nơng thơn phải được tun truyền đến tận ngõ xóm, đến từng hộ dân trong xã trong thôn và trong các hoạt động hội họp, hoạt động thể thao, giao lưu văn hóa văn nghệ của làng, xã, trong thôn và phải làm kiên trì, làm thường xuyên, khơng được nóng vội, chạy theo thành tích phong trào, phải làm một cách thiết thực, hiệu quả.
Tăng cường vai trò của các tổ chức đoàn thể trong việc tuyên truyền xây dựng KCHT nông thôn, xây dựng NTM; trước hết phải gắn với lợi ích của người dân và các tổ chức đồn thể, thực hiện tốt một cách có hiệu quả chủ trương dân chủ ở cơ sở. Vận động và tạo điều kiện cho cán bộ hội viên các đoàn thể được thường xuyên tham gia sinh hoạt, hội họp, có điều kiện tiếp cận với sách, báo, các phương tiện thơng tin, truyền thơng... Nhằm nâng cao trình độ về mọi mặt của các cán bộ hội viên, tạo môi trường cho họ phát huy và khẳng định vai trị của mình đối với gia đình và xã hội.
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để vận động người dân, thế hệ trẻ tham gia Chương trình bằng nhiều hình thức, đa dạng hóa: Phát thanh, truyền hình, tờ rơi, pano, băng rôn,... lồng ghép với các nội dung hội thảo, hội nghị, hội thi, hội diễn văn nghệ và trong sinh hoạt câu lạc bộ của các tổ chức đoàn thể... tăng cường tuyên truyền trên đài truyền thanh 3 cấp, trên báo, đài phát thanh, truyền hình của huyện của tỉnh. Đưa những người có trách nhiệm đi thăm quan, học tập kinh nghiệm ở những nơi làm tốt công tác vận động cộng đồng, người dân cùng chung tay, chung sức xây dựng NTM. Đài phát thanh và truyền hình huyện phải có kế hoạch thường xun, tích cực trong cơng tác tun truyền, biểu dương kịp thời gương người tốt, việc tốt, những cán bộ, đảng viên, người dân, gia đình, dịng họ, thơn xóm, xứ đạo... có nhiều đóng góp trong xây dựng KCHT nơng thơn như đóng góp vượt định mức, huy động được nhiều con em xa quê, doanh nghiệp thành đạt đóng góp xây dựng cơng trình, gương người dân hiến đất cho cơng trình, người dân tự tháo dỡ cơng trình xây dựng để giải phóng mặt bằng cho các cơng trình... để khích lệ tinh thần đóng góp, tham gia của người dân.
Cơng tác sơ kết, tổng kết và thi đua khen thưởng phải được làm thường xuyên nhằm rút ra những kinh nghiệm, cách làm hay, sáng tạo, khắc phục những hạn chế, yếu kém và khuyết điểm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành, đồn thể; động viên, khích lệ phong trào thi đua sơi nổi, rộng khắp giữa các thơn, xóm, làng xã và các hộ dân, nhân rộng các điển hình tiên tiến. Trong đó, các cấp các ban, ngành, đoàn thể từ xã đến huyện phải quan tâm khen thưởng, động viên kịp thời cho các tập thể, cá nhân tiên tiến có nhiều đóng góp cho cơng cuộc xây dựng KCHT nông thôn đặc biệt là gắn với phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng NTM" nhất là các doanh nghiệp, gia đình, dịng họ, cá nhân có nhiều đóng góp về tiền của, cơng sức, trí tuệ, sáng kiến kinh nghiệm, đất đai, vật tư,... cho xây dựng KCHT nông thôn.
Thực hiện tốt quy chế dân chủ cấp cơ sở với phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý sử dụng" để huy động mọi nguồn lực nhất là sự đóng góp của nhân dân trong việc xây dựng các cơng trình cơ sở hạ tầng. Các cơng trình có sự tham gia đóng góp của nhân dân cần bàn bạc dân chủ, xây dựng dự án và nguồn vốn cần huy động, trên cơ sở đó triển khai thực hiện có tính khả thi, hạn chế tình trạng nợ đọng vốn đầu tư xây dựng KCHT nông thôn do huy động nguồn lực của tất cả các tổ chức, doanh nghiệp còn hạn chế ở địa phương qua trong những năm vừa qua.
Cần phải công khai, minh bạch các khoản huy động sự đóng góp của người dân. Thơng qua việc công bố trên đài truyền thanh, trong các cuộc họp của thơn, xóm, niêm yết cơng khai các khoản đóng góp của người dân và việc thu chi, thanh quyết tốn cơng trình trong nhà văn hóa thơn, trụ sở xã, gửi bảng quyết tốn cơng trình đến các hộ dân.
Bên cạnh đó cần quan tâm bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ tuyên truyền, xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên truyền đảm bảo chất lượng vững vàng về quan điểm, bản lĩnh, có trình độ hiểu biết và phải nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc đầu tư xây dựng KCHT nông thôn, kiến thức về Chương trình MTQG xây dựng NTM, đặc biệt là những cách làm hay, sáng tạo, các mơ hình nhân dân và cộng đồng tham gia hiệu quả trong công tác tuyên truyền, vận động.