Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3.5. Giải pháp về vốn và sử dụng vốn
Đối với các cơng trình thực hiện theo hình thức do Nhà nước và nhân dân cùng làm thì vai trị nguồn vốn của ngân sách Nhà nước là hết sức quan trọng là cơ sở, điều kiện để người dân tin tưởng, vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền địa phương đồng thời cũng là yếu tố kích cầu kích thích sự tham gia của cộng đồng. Tâm lý người dân ln ln muốn phần kinh phí hỗ trợ của Nhà nước phải hiện hữu thì mới tích cực vào cuộc tham gia đóng góp. Vì vậy để khơi dậy tiềm năng và nguồn lực trong nhân dân thì các nguồn lực khác phải đồng thời tham gia trong đó đặc biệt là nguồn ngân sách Nhà nước.
Nguồn ngân sách Nhà nước là nguồn vốn lớn nhất hiện nay đầu tư vào KCHT ở địa phương, do đó đây là nguồn vốn có vai trò quan trọng và quyết định đối với sự phát triển KCHT nơng thơn của địa phương. Vì vậy, trong thời gian tới huyện Kim Sơn cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để thu hút nguồn vốn này. Trong quy hoạch kế hoạch chỉ rõ tính cấp thiết, xác định đâu là dự án trọng tâm, các hạng mục cần thiết phải ưu tiên, đầu tư trong nước. Từ đó xác định được rõ nhất nguồn vốn và thực hiện đầu tư trong từng giai đoạn cụ thể.
Đối với nguồn hỗ trợ đầu tư từ TW, vận dụng có hiệu quả các cơ chế chính sách của TW để xây dựng các Chương trình, dự án nhằm tranh thủ nguồn
hỗ trợ đầu tư từ ngân sách TW. Tăng cường phối hợp triển khai các cơng trình đang đầu tư dở dang, bổ sung danh mục và vốn đầu tư đối với các công trình mới từ các Chương trình, dự án của Chính phủ. Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ TW như các Chương trình MTQG và các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai trên địa bàn huyện Kim Sơn.
Triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp tăng cường thu ngân sách địa phương. Tập trung khai thác mọi nguồn thu, nhất là thu thường xuyên, xác định tỷ lệ vốn thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất có thu tiền hoặc thê đất và nguồn vượt thu để thực hiện các nội dung xây dựng KCHT nông thôn hạn chế phát sinh nợ XDCB kéo dài. Triệt để tiết kiệm chi để có vốn đầu tư chi cho xây dựng KCHT. Thực hiện tốt thông tư số 28/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn.
Đối với nguồn thu từ doanh nghiệp: việc tham gia xây dựng KCHT nông thôn của các doanh nghiệp chưa thực sự nhiều. Với những quy định hiện hành thì việc đầu tư vào lĩnh vực này khơng mang lại nhiều hiệu quả kinh tế nên không thu hút được các doanh nghiệp tham gia. Các doanh nghiệp thường chỉ tham gia các cơng trình KCHT phục vụ trực tiếp cho lợi ích của họ khi họ đầu tư vào khu vực nào đó. Cịn đối với các doanh nghiệp đã tham gia ủng hộ, đóng góp kinh phí cho xây dựng các cơng trình KCHT chủ yếu là các doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn thì tham gia đóng góp một phần nhỏ cho địa phương và các doanh nghiệp có lãnh đạo doanh nghiệp là con em quê hương tham gia ủng hộ cho quê hương. Vì vậy, để cải thiện tình hình cần có những cơ chế ưu đãi hơn nữa, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Lãnh đạo địa phương phải thực sự quan tâm đến đối tượng này phải có những chính sách kêu gọi, khuyến khích, tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp ủng hộ hoặc làm ăn, sản xuất kinh doanh trên địa bàn trên cơ sở đảm bảo hài hịa lợi ích giữa địa phương và tổ chức, doanh nghiệp
Huy động đóng góp của nhân dân bằng tiền của, vật chất, công lao động thông qua phong trào "Nhà nước và dân dân cùng làm". Biện pháp này giúp giảm bớt gánh nặng về ngân sách, đồng thời cơng trình được nhân dân giam gia giám sát, bảo vệ trong quá trình xây dựng và sử dụng. Để huy động được cần có biện pháp tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia và thực hiện tốt việc công khai, minh bạch trong thu chi, tạo niềm tin đối với nhân dân.
Nội dung huy động đóng góp tự nguyện của cộng đồng và nhân dân phải thực hiện nghiêm chỉnh theo Pháp lệnh về dân chủ ở cơ sở và sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương đặc biệt là phải có sự tham gia bàn bạc, có đồng thuận cao từ chính cộng đồng và nhân dân, các khoản đóng góp của cộng đồng, cá nhân đầu tư xây dựng KCHT nơng thơn bao gồm bằng trí tuệ, cơng lao động, tiền mặt, vật liệu, máy móc, thiết bị, hiến đất... Đa dạng hóa các hình thức thu hút nguồn lực tham gia một cách tự nguyện, và tài trợ từ các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, tổ chức và cá nhân trong và ngồi nước. Thực hiện rà sốt, xây dựng các thể chế chính sách trong huy động nguồn lực, nhất là nguồn lực từ cộng đồng.