Đánh giá chung, thuận lợi, khó khăn khi huy động nguồn lực của cộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 75 - 78)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng việc huy động nguồn lực xây dựng kcht nông thôn hiện nay ở

4.1.6. Đánh giá chung, thuận lợi, khó khăn khi huy động nguồn lực của cộng

4.1.6.1. Đánh giá chung

Nhìn chung bằng sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền địa phương huyện Kim Sơn và được sự quan tâm của tỉnh, của TW cùng với sự tích cực tham gia của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, tổng nguồn vốn đầu tư vào KCHT nông thôn liên tục tăng lên năm sau cao hơn năm trước tạo động lực cho phát triển kinh tế của huyện; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực; tỷ trọng ngành cơng nghiệp, dịch vụ trong nền kinh tế chiếm tỷ lệ cao, hệ thống KCHT KT-XH nông thôn không ngừng được tăng cường.

Mặc dù có nhiều khó khăn, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay. Tuy nhiên, bằng nỗ lực, cố gắng, tranh thủ huy động nguồn lực từ các nguồn, các tổ chức, cá nhân, vì vậy nguồn vốn huy động cho xây dựng KCHT nông thôn trong 5 năm đã góp phần thực hiện mục tiêu nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2011-2015 đã đề ra.

Tuy nhiên theo điều tra hiện nay nhiều người dân cho rằng việc khai thác các cơng trình là chưa thực sự hiệu quả, nhất là các cơng trình nhà văn hóa thơn, khu thể thao thơn, sân vận động thơn, xã (Có nơi xây dựng nhưng không sử dụng thường xun chỉ sử dụng khi có cuộc họp thơn hay sự kiện quan trọng cịn lại thì khóa cửa để đấy, hoặc một số sân vận động xây dựng nhưng khơng có hoạt động thể dục thể thao mà để cỏ mọc um tùm).

Việc huy động sự đóng góp của cộng đồng trong xây dựng KCHT nông thôn là vấn đề tất yếu phải diễn ra ở các địa phương. Để xây dựng thành cơng mơ hình xây dựng NTM địi hỏi sự tham gia tích cực từ phía người dân và cộng đồng và sự vào cuộc quyết liệt của các ngành, các tổ chức Chính trị - xã hội.

Những kết quả huy động đóng góp nguồn lực của cộng đồng xây dựng KCHT nông thôn trên địa bàn huyện Kim Sơn trong những năm qua là rất lớn, và có ảnh hưởng rất đáng kể đến hệ thống KCHT nông thôn tạo nên diện mạo mới khởi sắc hơn ở các xã trên địa bàn huyện. Điều này chứng minh vai trò, tầm quan trọng của cộng đồng và từng người dân trong quá trình tham gia xây dựng KCHT, phát triển KT-XH ở địa phương.

Việc huy động sự tham gia của người dân đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, nhận được sự đồng thuận cao của nhân dân và không vượt quá sức dân, người dân hăng hái tham gia. Đối với doanh nghiệp: Sự tham gia của các doanh nghiệp trong xây dựng KCHT nông thôn vẫn cịn hạn chế, chủ yếu vẫn là thi cơng theo hợp đồng với các chủ đầu tư là Nhà nước. Việc hỗ trợ của doanh nghiệp chủ yếu là một số ca máy cho các địa phương nơi có cơng trình đang thi cơng, kết quả đóng góp của các doanh nghiệp đóng tại địa phương là chưa nhiều. Một số doanh nghiệp ủng hộ cho địa phương xây dựng một số cơng trình KCHT thì lại là những doanh nghiệp khơng đóng chân trên địa bàn mà lại làm ăn kinh doanh ở những tỉnh khác, địa phương khác, sau khi thành đạt mới quay trở về đầu tư hỗ trợ một phần cho quê hương.

Nguồn lực huy động từ cộng đồng và nhân dân chủ yếu vẫn là tiền, đất đai và công lao động, đối với các tổ chức doanh nghiệp chủ yếu là tiền mặt, vật liệu, thiết bị và ca máy, các đối tượng khác không đáng kể (gần như khơng có).

Bên cạnh việc huy động nguồn lực của cộng đồng và người dân các địa phương cũng cần phải tranh thủ mọi sự ủng hộ từ các nguồn khác (Nhà nước, tín dụng, các tổ chức phi chính phủ, ...) để xây dựng các cơng trình KCHT phục vụ lợi ích của địa phương và nhất là phục vụ lợi ích trực tiếp cho người dân.

4.1.6.2. Thuận lợi

- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền địa phương từ tỉnh đến huyện, đến xã, đã ban hành các chủ trương, chính sách nhất là chính sách về đầu tư xây dựng KCHT nông thôn được nhân dân đồng tình hưởng ứng, thực hiện, thể hiện qua việc đóng góp tiền của, trí tuệ, sức lao động,... trong xây dựng các cơng trình thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh của người dân trên địa bàn như giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch, trường học, trạm y tế, cơ sở vật chất văn hóa, chợ,..

- Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các thành phần kinh tế, doanh nghiệp, tổ chức xã hội: Với quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị từ TW đến địa phương làm cho Chương trình MTQG xây dựng NTM nói chung và xây dựng KCHT nơng thơn nói riêng thu được kết quả bước đầu đáng khích lệ. Các phong trào như: "Cả nước chung sức xây dựng nông thơn mới", "Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", "Thanh niên chung sức xây dựng nông thôn mới", các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp và các

thành phần kinh tế đều có các phong trào, hành động cụ thể, nhiệm vụ trọng tâm xây dựng NTM. Vì vậy đã huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc tham gia xây dựng NTM và đầu tư xây dựng KCHT nông thôn làm cho phong trào phát triển mạnh mẽ, người dân hăng hái tham gia.

-Công tác tuyên truyền, vận động đã được triển khai mạnh mẽ trên diện rộng nâng cao nhận thức, vai trò của nhân dân, tạo ra sự đồng thuận trong nhân dân từ đó tạo ra khí thế mạnh mẽ trong việc huy động sự tham gia và đóng góp của nhân dân và cộng đồng trong xây dựng KCHT nông thôn.

- Sự tham gia hưởng ứng tích cực của người dân: Chương trình MTQG xây dựng NTM và huy động nguồn lực của cộng đồng và của người dân tham gia xây dựng KCHT nông thôn phục vụ cuộc sống sinh hoạt của người dân nông thôn đã nhận được sự đồng thuận hưởng ứng tham gia rất mạnh mẽ từ cộng đồng và người dân từ đó đã làm cho bộ mặt nông thôn từng bước đổi mới, kinh tế phát triển, giao thông đi lại được thuận tiện. Mặt khác, sự quan tâm hỗ trợ cả về cơ chế, chính sách, kinh phí, nguồn lực của nhà nước và các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, con em xa quê hương,... đây cũng chính là động lực, là chất xúc tác quan trọng góp phần thúc đẩy sự tham gia của người dân trong xây dựng KCHT nơng thơn.

4.1.6.3. Khó khăn

- Nhận thức của người dân ảnh hưởng lớn đến việc huy động nguồn lực tham gia xây dựng KCHT nông thơn, nhiều người dân chưa hiểu hết vai trị, trách nhiệm và quyền lợi của mình do vậy có tâm lý so bì, trơng chờ, ỷ lại vào Nhà nước cho rằng chính quyền phải đầu tư cho dân chứ chưa nhận thức được việc tham gia đóng góp là để phục vụ chính người dân và cộng đồng.

- Người dân chưa thực sự tham gia vào tất cả các quá trình xây dựng KCHT mà chủ yếu mới chỉ tham gia đối với 03 loại hoạt động chủ yếu là xây dựng đường giao thơng nơng thơn, nhà văn hóa, khu thể thao thơn và dồn điền đổi thửa, làm giao thông, thủy lợi nội đồng.

- Cơ chế, chính sách, tài chính cịn nhiều bất cập: Cơng tác tham mưu xây dựng chính sách cịn nhiều bất cập dẫn đến tình trạng nhiều chính sách đã ban hành xong lại phải điều chỉnh (VD: Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng NTM phải sửa đổi bổ sung bằng Quyết định số 695/QĐ-TTg và Quyết định số 498/QĐ-TTg

ngày 21/3/2013; Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM phải sửa đổi bổ sung bằng quyết định 342/QĐ-TTg ngày 20/2/2013;...) hoặc một số chính sách của Chính phủ đã ban hành nhưng các Bộ, ngành chậm ban hành hướng dẫn cụ thể... VD quy định một số cơng trình do Nhà nước và nhân dân cùng làm nhưng việc quy định thủ tục thanh toán, quyết toán, quy định việc mua bán nguyên vật liệu của người dân cũng phải yêu cầu hóa đơn giá trị gia tăng là chưa phù hợp...

- Do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế toàn cầu, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, do đó do vậy nguồn lực đầu tư từ các nguồn đều có xu hướng tiết giảm.

- Cá biệt có một số nơi mức độ đồng thuận của người dân còn chưa cao, cơng tác dân vận, tư tưởng cịn chưa tốt dẫn đến khó khăn trong huy động nguồn lực của cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động nguồn lực của cộng đồng trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn trên địa bàn huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 75 - 78)