Kết quả điều tra cho thấy, ba đối tượng tiêu thụ chính bao gồm người tiêu dùng trực tiếp (mua về ăn), người buôn khác (mua về để bán lại) hoặc cả hai đối tượng trên. Phân tích mối liên hệ giữa chỉ tiêu “đối tượng tiêu thụ” với kết quả xét nghiệm dương tính với virus cúm A cho thấy:
61
Yếu tố nguy cơ Dương tính Âm tính Tổng hàng
Bán cho người tiêu thụ trực tiếp
Có 79 52 131
Không 27 146 173
Tổng cột 106 198 304
Tỷ suất chênh lệch OR (odds ratio) 8.2 (CI 95%: 4.8-14.1)
Chitest (Giá trị P-value) <0.001
Kết quả là không chấp nhận H0 (do P < 0.05), nghĩa là nguy cơ mẫu dương tính cúm A cao hơn 8,2 lần so với việc không bán trực tiếp (ví dụ qua cơ sở giết mổ được cấp phép và có kiểm dịch).
(2)Đối với đối tượng tiêu thụ làngười buôn khác:
Yếu tố nguy cơ Dương tính Âm tính Tổng hàng
Bán cho người buôn bán khác
Có 7 60 67
Không 99 138 237
Tổng cột 106 198 304
Tỷ suất chênh lệch OR (odds ratio) 0.2 (CI 95%: 0.1-0.4)
Chitest (Giá trị P-value) <0.001
Kết quả là không chấp nhận H0 (do P < 0.05), tuy nhiên OR < 1 nghĩa là chưa thấy có sự liên hệ giữa mẫu dương tính virus cúm A và người buôn bán khác.
(3) Đối với đối tượng tiêu thụ làcả hai đối tượng trên:
Yếu tố nguy cơ Dương tính Âm tính Tổng hàng
Bán cho người trực tiếp tiêu thụ và người
buôn bán khác
Có 20 86 106
Không 86 112 198
Tổng cột 106 198 304
Tỷ suất chênh lệch OR (odds ratio) 0.3 (CI 95%: 0.2-0.5 )
Chitest (Giá trị P-value) <0.001
Kết quả là không chấp nhận H0 (do P < 0.05), tuy nhiên OR nhỏ hơn 1 nghĩa là chưa thấy có sự liên hệ giữa mẫu dương tính virus cúm A với người trực tiếp tiêu thụ và người buôn bán khác.