Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.1. Tình hình chăn ni, tiêm phòng và dịch bệnh cúm gia cầm tại Hà Nộ
4.1.1. Tình hình chăn ni gia càm tại Hà Nội và Bắc Ninh giai đoạn 2015-
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi gia cầm được Nhà nước quan tâm và phát triển cả về số lượng và chất lượng. Chăn ni gia cầm nói chung và chăn ni gà nói riêng được coi là điểm mạnh của Việt Nam. Chăn ni gia cầm chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình cung cấp protein động vật cho con người. Gia cầm chiếm 20-25% tổng sản lượng thịt. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2018 cả nước có khoảng 408,97 triệu con gia cầm các loại (riêng đàn gà khoảng 316,91 triệu con = 77,5% tổng đàn gia cầm) trong đó tập trung tại các tỉnh đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long, cung cấp phần lớn sản lượng thịt và trứng phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước. Đàn gia cầm liên tục tăng và phương thức chăn ni cũng có một bước dịch chuyển lớn từ chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ tự cung, tự cấp sang chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp, hàng hóa, tập trung. Nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật đã được áp dụng vào chăn nuôi gia cầm nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của trứng, thịt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu. Cũng khơng nằm ngồi xu thế đó, tại các tỉnh Bắc Ninh và thành phố Hà Nội chăn nuôi gia cầm cũng đang nhận được sự quan tâm của chính quyền các cấp và sự đầu tư của các tập đồn kinh tế. Tình hình chăn ni gia cầm tại các tỉnh này từ 2015 đến 2018 được thể hiện qua bảng 4.1.
Dưới bảng 4.1 cho thấy:
Trong giai đoạn 2015 đến 2018, tổng đàn gia cầm tại thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh có tăng trưởng đều qua các năm do đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và sự ổn định về tình hình dịch bệnh, đó là kết quả của sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành và các nhà khoa học, các doanh nghiệp và sự đầu tư của người chăn. Tuy nhiên ngoài một số trang trại công nghiệp được đầu tư kỹ thuật tốt thì phương thức chăn nuôi tại các địa phương nay đa số vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng thức ăn, phụ phẩm nơng nghiệp. Tình hình chăn ni, phương thức chăn ni tại các tỉnh, thành phố cụ thể như sau:
43
Bảng 4.1. Kết quả thống kê đàn gia cầm tại Hà Nội và Bắc Ninh giai đoạn 2015-2018 (nghìn con)
Năm Tỉnh, thành Gà Vịt Gia cầm khác Tổng 2015 Hà Nội 16.540 4.652 609 21.801 Bắc Ninh 3.682,6 768,8 252,9 4.704,3 2016 Hà Nội 17.191 4.911,5 641,8 22.744,3 Bắc Ninh 3.750,8 786,2 255,9 4.792,9 2017 Hà Nội 18.465 5.358 578 24.401 Bắc Ninh 4.037 803 260 5.100 2018 Hà Nội 19.426 5.579 615 25.620 Bắc Ninh 4.228 811 262 5.301
Tại Hà Nội: Tổng đàn gia cầm trong các năm dao động trong khoảng 21,8- 25,6 triệu con, trong đó đàn gà chiếm tỷ lệ 75,6-76,4%, tiếp đó là đàn vịt với tỷ lệ 20,8-21,9%, các loại gia cầm khác chiếm tỷ lệ 2,4-2,8%. Đến hết năm 2018, trên địa bàn thành phố có 290 cơng ty, xí nghiệp, hợp tác xã, trung tâm, doanh nghiệp chăn nuôi gia cầm chiếm khoảng 8% tổng đàn, còn lại là hình thức ni gia trại, chăn ni nơng hộ, nhỏ lẻ với trên 134.000 hộ, cơ sở chăn nuôi, chiếm 92% tổng đàn gia cầm. Trên địa bàn thành phố có 340 cơ sở ấp nở gia cầm, thủy cầm gồm 116 cơ sở công nghiệp và 224 cơ sở thủ công (Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, 2019).
Tại Bắc Ninh: Tổng đàn gia cầm trong các năm dao động trong khoảng 4,7 - 5,3 triệu con, trong đó đàn gà chiếm tỷ lệ 78,1 - 79,8%, tiếp đó là đàn vịt chiếm tỷ lệ 15,3 - 16,4%, các loại gia cầm khác chiếm tỷ lệ 5,3 - 7,6%. Năm 2018, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 60 trang trại chăn ni gia cầm, 10 cơ sở chuyên sản xuất giống gà với hơn 389.500 con gà bố mẹ (trong đó Cơng ty TNHH MTV gà giống DABACO thuộc Cơng ty CP tập đồn DABACO Việt Nam có 350.000 con). Các cơ sở giống gia cầm trên địa bàn tỉnh đã thường xuyên chọn lọc, nhập mua các giống gia cầm bố mẹ có năng suất, chất lượng cao từ nước ngoài hoặc các Trung tâm giống trong nước về nuôi để sản xuất con giống phục vụ người chăn ni trong, ngồi tỉnh (Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bắc Ninh, 2019).
Thành phố Hà Nội có nhu cầu tiêu dùng thực phẩm có nguồn gốc từ động vật rất lớn, trung bình 600 - 700 tấn/ngày, trong đó tỷ lệ thịt gia cầm chiếm 30%, trong khi thành phố mới tự cung cấp được 60%, còn lại nhập từ các tỉnh khác hoặc nhập khẩu; giết mổ gia cầm chủ yếu nhỏ lẻ trong chợ buôn bán gia cầm hoặc ngay trong khu dân cư. Thành phố Hà Nội có chợ gia cầm Hà Vỹ (huyện Thường Tín), là nơi tập trung và tiêu thụ một lượng lớn gia cầm, hàng ngày cung cấp số lượng lớn thực phẩm cho cả miền Bắc. Ngoài ra một số chợ lớn có bn bán gia cầm sống nhằm phục vụ những địa bàn có dân cư đơng như chợ Băc Thăng Long, chợ Vân Đình, chợ Xuân Khánh, chợ Hữu Văn, chợ Ngũ Hiệp… Gia cầm ở đây khơng chỉ có ở chăn ni của thành phố, các tỉnh mà còn cả số lượng lớn gia cầm nhập khẩu từ các nước khác, mà chủ yếu là Trung Quốc.
Mặc dù có sự kiểm sốt tại các chợ, các điểm giết mổ gia cầm của cơ quan Thú y tại các địa phương nhưng trên thực tế cơng tác kiểm sốt này chưa đạt được kết quả như mong muốn. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát giết mổ chủ yếu là thăm khám kiểm tra lâm sàng là chính cho nên vẫn có khả năng bỏ sót, khơng phát hiện được gia cầm mắc bệnh nhất là bệnh cúm gia cầm.